Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 59)

2.2.1. Số lượng

Số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc bố trí theo phân loại đơn vị hành chính, cụ thể xã loại 1: không quá 25 ngƣời; xã loại 2: không quá 23 ngƣời; xã loại 3: không quá 21 ngƣời; hiện nay tỉnh Thanh Hóa có 13.530 cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó số lƣợng công chức cấp xã là 7.084 ngƣời.

Trong đó:

2.2.1.1. Giới tính, dân tộc

Bảng 2.1. Cơ cấu giới tính, dân tộc công chức cấp xã

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2016 Chức danh Tổng số Trong đó Giới tính Dân tộc thiểu số Nam Nữ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Văn phòng- Thống kê 1307 664 50,8% 643 49,2% 328 25,1% Địa chính- NN-XD-MT 1340 965 72% 375 28% 274 20,4% Tài chính-Kế hoạch 1106 546 49,4% 560 50,6% 182 13,6% Tƣ pháp- Hộ tịch 891 542 60,8% 349 39,2% 198 22,2% Văn hóa-Xã hội 1257 661 52,6% 596 47,4% 254 20,2% Tổng cộng 5.901 3378 57,2% 2523 42,8 1236 21%

Từ bảng 2.1 có thể thấy, cơ cấu giới tính không đồng đều, đội ngũ công chức là nam chiếm ƣu thế hơn nhiều (57,2%) so với đội ngũ công chức là nữ (42,8&%). Chức danh công chức có tỷ lệ nữ cao nhất là Tài chính-Kế hoạch (50,6%), Văn Phòng-Thống Kê (49,2%), Văn hóa-Xã hội (47,4%); chức danh công chức có tỷ lệ nữ thấp nhất là Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng-Môi trƣờng (28%). Nhìn chung đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh còn có sự chênh lệch lớn về cơ cấu giới tính, chƣa đảm bảo đƣợc bình đẳng về giới tính. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo các ngành cần phải có chính sách chăm lo, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ công chức nữ ở cơ sở. Đặc biệt là việc quy hoạch cán bộ nữ.

Tỷ lệ công chức là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 21%, đây là một điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng. Tỷ lệ công chức là ngƣời dân tộc thiểu số cao nhất đối với chức danh Văn Phòng-Thống kê với 328 ngƣời (25,1%), thấp nhất là ở chức danh Tài chính-Kế hoạch với 182 ngƣời (13,6).

2.2.1.2. Cơ cấu độ tuổi

Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi công chức cấp xã

Chức danh chuyên môn

Chia theo độ tuổi Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 50 tuổi trở lên Văn phòng - Thống kê 278 654 189 186 Địa chính - NN-XD-MT 258 647 293 142 Tài chính - Kế hoạch 341 449 198 118 Tƣ pháp - Hộ tịch 143 441 202 105

Văn hoá - Xã hội 316 558 241 142

Tổng: 5901 1336 22,7% 2749 46,6% 1123 19% 693 11,7%

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2016

Từ bảng số liệu 2.2, tỷ lệ công chức cấp xã từ 30 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao với 4085 ngƣời (69,2%), độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 693 ngƣời (11,7%). Nhƣ vậy, cơ cấu độ tuổi tƣơng đối hợp lý, cân đối giữa các độ tuổi, đảm bảo phát huy đƣợc mặt mạnh của cơ cấu độ tuổi. Nhƣ vậy, ta có thể thấy cơ cấu độ tuổi công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa có xu hƣớng trẻ hóa. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với nguồn nhân lực của tỉnh. Đội ngũ cán bộ trẻ kế thừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, năng động, dám nghĩ, biết làm, có năng lực công tác, hiểu biết pháp luật, biết ứng dụng hiệu quả khoa học - công nghệ vào thực tế giải quyết công việc; khắc phục tình trạng hụt hẫng, chƣa đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ, thiếu cơ cấu cán bộ trẻ. Tuy nhiên, đội ngũ công chức trẻ chiếm số lƣợng lớn, trong hoạt động thực thi công vụ còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng. Chính vì vậy, cần quan tâm đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác để tiếp thêm sức mạnh ở cơ sở, khắc phục tình trạng hẫng hụt đội ngũ công chức xã trong tƣơng lai, tạo nên sự kế cận chuyển tiếp công chức trong tƣơng lai một cách hợp lý.

2.2.2. Chất lượng

2.2.2.1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Chức danh Trình độ Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Văn phòng - Thống kê 0 11 878 35 372 0 Địa chính - NN-XD-MT 0 10 912 66 349 1 Tài chính - Kế hoạch 0 2 849 37 217 1 Tƣ pháp - Hộ tịch 0 0 629 16 241 3

Văn hoá - Xã hội 0 6 870 132 241 1

Tổng cộng: 5897 0 47 0,8% 4138 70,1% 286 4,8% 1420 24,1% 6 0,1%

Nguồn: Báo cáo thống kê chất lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2016

Nhìn vào bảng 2.3, tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao với 4185 ngƣời (70,9%), công chức có trình độ trung cấp chiếm 1420 ngƣời (24,1%). Từ những dữ liệu trên ta có thể thấy công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa có trình độ chuyên môn tƣơng đối cao. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của công chức cấp xã đã đƣợc nâng lên một cách rõ rệt.. Đứng trƣớc đòi hỏi của thực tiễn công tác và quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi công chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn tƣơng xứng cũng nhƣ thái độ chuẩn mực trong công việc.

Ngày 26/5/2017 Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó quy định về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã khi đƣợc tuyển dụng là:

Đối với 05 chức danh công chức cấp xã là: văn phòng- thống kê; địa chính-xây dựng-môi trƣờng (đối với phƣờng, thị trấn) hoặc địa chính- nông nghiệp-xây dựng-môi trƣờng (đối với xã); tài chính - kế toán; tƣ pháp-hộ tich; văn hóa-xã hội thì phải có trình độ đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Đối với chức danh Trƣởng công an xã, thị trấn: có trình độ đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên các chuyên ngành về cảnh sát, an ninh.

Có thể nhận thấy từ quy định tuyển dụng công chức cấp xã thì việc chuẩn hóa đầu vào theo tiêu chuẩn chức danh đang đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó yêu cầu trình độ chuyên môn của công chức cấp xã ngày một cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi những nhiệm vụ ngày càng phức tạp, đòi hỏi hiệu quả cao, thỏa mãn sự hài lòng của công dân sử dụng dịch vụ công.

2.2.2.2. Trình độ lý luận chính trị Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị Chức danh Trình độ Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Văn phòng - Thống kê 2 9 605 200 Địa chính - NN-XD-MT 0 2 472 199 Tài chính - Kế hoạch 0 0 338 149 Tƣ pháp - Hộ tịch 0 2 445 108

Văn hoá - Xã hội 1 0 519 142

Tổng cộng: 3193 3 13 2379 798

Nguồn: Báo cáo thống kê chất lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2016

Theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNVV của Bộ Nội vụ ngày 16/01/2004 quy định công chức cấp xã sau khi đƣợc tuyển dụng chỉ cần bồi dƣỡng để có trình độ tƣơng đƣơng sơ cấp chính trị là đảm bảo tiêu chuẩn, song số công chức đã qua đào tạo là 3193 ngƣời. Trong đó: Cử nhân 3 ngƣời (0,1%), cao cấp 13 ngƣời (0,4%); trung cấp 2379 ngƣời (74,5%) , sơ cấp 798 ngƣời (25%);

Số công chức chƣa qua đào tạo là 2708 ngƣời (chiếm 45,9%), đây là một tỷ lệ khá lớn, có ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của công chức cấp xã. Bởi trang bị lý luận chính trị cho công chức là một việc làm rất quan trọng. Đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị, giúp công chức trang bị đầy đủ, toàn diện hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn tri thức lý luận chính trị, giữ vững bản lĩnh chính trị; củng cố, tăng cƣờng niềm tin vào tƣơng lai của dân tộc, của cách mạng, lý tƣởng cộng sản; làm công chức tự tin hơn trong công tác, là cơ sở để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

2.2.2.3. Trình độ quản lý hành chính nhà nước

Bảng 2.5. Trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc

Chức danh Trình độ

Sơ cấp Trung cấp Đại học

Văn phòng - Thống kê 108 384 27

Địa chính - NN-XD-MT 154 120 0

Tài chính - Kế hoạch 117 105 2

Tƣ pháp - Hộ tịch 95 159 7

Văn hoá - Xã hội 138 156 5

Tổng cộng 612 924 41

Nguồn: Báo cáo thống kê chất lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2013

Từ bảng 2.5 có thể thấy công chức cấp xã của tỉnh đã đào tạo trình độ quản lý hành chính chƣa cao với 1577 ngƣời (chiếm 26,7%), chủ yếu trình độ trung cấp do đó kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc, quản lý kinh tế trong đội ngũ công chức cấp xã còn yếu, thiếu. Ở nhiều nơi, đạo đức công chức, trách nhiệm công vụ, ý thức kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa cao. Vai trò, trách nhiệm của ngƣời công chức, đặc trƣng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong

nền kinh tế hành chính, trong công sở chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, rõ ràng. Lề lối tác phong làm việc chậm đƣợc cải tiến. Công tác soạn thảo văn bản ở

các xã vùng cao rất yếu kém làm ảnh hƣởng đến công việc nói chung. Trong giai đoạn hiện nay, vị trí vai trò của ngƣời công chức càng quan trọng trong việc xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nƣớc phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, năng lực công tác tốt. Và để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, tại các đơn vị cơ quan đang chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên và chuyên viên chính sao cho phù

hợp với vị trí làm việc và thời gian công tác theo quy định của Bộ Nội vụ. Đào tạo bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc là một trong những khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu đó, khóa học sẽ giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công vụ, góp phần triển khai các văn bản quản lý nhà nƣớc một cách hiệu quả, đồng thời giúp học viên nâng cao năng lực kỹ năng, phong cách làm việc chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đội ngũ công chức cấp xã chƣa đƣợc đào tạo trình độ quản lý nhà nƣớc gây ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã. Tình trạng này đòi hỏi cần chú ý khi xây dựng kế hoạch đào tạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2.4. Trình độ ngoại ngữ

Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ và tiếng dân tộc

Chức danh Trình độ Ngoại ngữ Chứng chỉ tiềng dân tộc Văn phòng - Thống kê 450 9 Địa chính - NN-XD-MT 374 8 Tài chính - Kế hoạch 367 4 Tƣ pháp - Hộ tịch 219 9

Văn hoá - Xã hội 375 13

Tổng cộng 1785 43

Nguồn: Báo cáo thống kê chất lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2016

Số lƣợng công chức cấp xã có trình độ ngoại ngữ là 1785 ngƣời (30,2%), tỷ lệ công chức cấp xã chƣa qua đào tạo trình độ ngoại ngữ khá cao với 4116 ngƣời (69,8%). Trong những năm qua, việc sử dụng ngoại ngữ trong giải quyết công việc hàng ngày là hầu nhƣ không xảy ra. Nếu công việc có

yêu cầu sử dụng đến ngoại ngữ thì việc sử dụng để giao tiếp cơ bản là điều hết sức khó khăn. Xuất phát từ thực trạng Thanh Hóa là một tỉnh có sức hút đầu tƣ khá lớn, các khu công nghiệp nhƣ Nghi Sơn (dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn có mức vốn đầu tƣ lớn nhất cả nƣớc vởi 9 tỷ USD kéo theo hàng loạt chuyên gia nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài đến sinh sống trên địa bàn huyện Tĩnh Gia) đòi hỏi công chức cấp xã cần có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu giao tiếp cơ bản để xử lý công việc trong hoạt động công vụ.

Các huyện miền núi Thanh Hóa bao gồm 11 huyện, chiếm 2/3 diện tích của cả tỉnh, với số lƣợng công chức cấp xã là: Nhƣ Xuân( 228 ngƣời), Nhƣ Thanh (191 ngƣời), Thƣờng Xuân (214 ngƣời), Lang Chánh (147 ngƣời), Bá Thƣớc (262 ngƣời), Quan Hóa (203 ngƣời), Quan Sơn (176 ngƣời), Mƣờng Lát (82 ngƣời), Cẩm Thủy (219 ngƣời), Thạch Thành (308 ngƣời), Ngọc Lặc (251 ngƣời). Với tỷ lệ công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc là 43 ngƣời (chiếm tỷ lệ 0,7%). Đây là một tỷ lệ thấp so với quy mô công chức và dân số các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

2.2.2.5. Trình độ tin học Bảng 2.7. Trình độ tin học công chức cấp xã Chức danh Có trình độ tin học Văn phòng - Thống kê 870 Địa chính - NN-XD-MT 787 Tài chính - Kế hoạch 780 Tƣ pháp - Hộ tịch 463

Văn hoá - Xã hội 749

Tổng cộng 3649

Nguồn: Báo cáo thống kê chất lượng công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2016

trang bị khá đầy đủ về máy móc, thiết bị công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế, công chức chỉ khai thác, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin với mức độ cầm chừng nhƣ soạn thảo văn bản, lƣu hành tài liệu… còn về kỹ thuật chuyên sâu, khai thác thông tin trên mạng internet thì vẫn còn rất hạn chế. Thậm chí đến nay, vẫn còn một bộ phận công chức (chủ yếu ở độ tuổi cao, ở miền núi) chƣa biết sử dụng phần mềm cơ bản nhất là word hoặc không biết sử dụng thƣ điện tử email để gửi thƣ, tài liệu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mặt bằng trình độ tin học cuả đội ngũ công chức còn yếu, không đồng đều (nhất là khu vực đồng bằng so với miền núi, đô thị với miền quê). Bằng cấp nhiều khi không phản ánh đúng chất lƣợng.

Công chức có trình độ tin học chƣa cao đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý hành chính cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ nhân dân. Bởi vì hiện nay, yêu cầu về quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ nhu cầu công việc của ngƣời dân rất đa dạng, trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Do đó, khi giải quyết công việc cho dân, đòi hỏi ngƣời công chức phải thƣờng xuyên tra cứu, cập nhật các quy định của pháp luật, nghiên cứu thêm tài liệu mới có thể kịp thời nắm bắt đƣợc đầy đủ về thông tin. Chính vì vậy, nếu cán bộ, công chức không có trình độ về tin học, không biết sử dụng tài nguyên máy tính thì việc tra cứu thông tin, cập nhật quy định mới sẽ gặp nhiều khó khăn, mất thời gian và có khi còn dẫn đến việc thực hiện sai quy định trong quá trình giải quyết công việc cho dân. Để khắc phục tình trạng yếu kém về công nghệ thông tin thì trƣớc hết các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị hành chính cần quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ nói chung và kiến thức về tin học nói riêng cho đội ngũ công chức. Ngoài ra, chính mỗi công chức cũng cần phải biết trau dồi kiến thức về tin học bằng cách tự học tập, nghiên cứu để qua đó dần nâng cao kỹ năng trong tác nghiệp và phục vụ ngƣời dân.

2.3. Phân tích thực trạng bồi dƣỡng công chức cấp xã theo chức danh trên điạ bàn tỉnh Thanh Hóa danh trên điạ bàn tỉnh Thanh Hóa

2.3.1. Về công tác tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng

Cơ sở đào tạo đã chủ động, linh hoạt trong tham mƣu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, các huyện thị, thành phố trong xây dựng chƣơng trình, tổ chức mở lớp, đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5550/QĐ-UBND, ngày 31/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về “Phê duyệt Đề án cập nhật kiến thức pháp luật và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)