Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 50 - 52)

Đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh chuyên môn trƣớc hết đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có bằng cấp và phải đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành theo chiều sâu. Thực tiễn đã khẳng định, một trong những năng lực có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong nghề dạy học là nắm vững (làm chủ) những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc nấy... cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy”. Tuy nhiên, không phải chỉ có bằng cấp và kiến thức nền tảng, mà ngƣời giảng viên cần phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung kiến thức một cách liên tục, thƣờng xuyên, để không chỉ trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành mà còn phải có những kiến thức thực tiễn, kiến thức liên ngành để có tầm hiểu biết sâu, rộng, đủ sức luận giải đƣợc những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra.

Năng lực chuyên môn của ngƣời giảng viên còn đƣợc thể hiện bởi kỹ năng sƣ phạm. Ngƣời giảng viên cần phải đƣợc trang bị một cách có hệ thống những kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cách tiếp cận thực tiễn để có thể thu hút đƣợc sự quan tâm của học viên đối với vấn đề mình truyền đạt. Mặt khác, ngƣời giảng viên còn phải có tƣ duy phát hiện những vấn đề mới; và không ngừng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp; phải thực sự tâm huyết trong việc nghiên cứu, giảng dạy và phải tự khẳng định đƣợc vị thế của mình, khắc phục mọi biểu hiện thoả mãn, tự kiêu.

Có năng lực chuyên môn phải có phẩm chất đạo đức trong sáng thì năng lực mới đƣợc phát huy theo hƣớng tích cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; ngƣời cách mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì không lãnh đạo đƣợc nhân dân”. Các yếu tố thuộc về năng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ giảng viên cấu thành một chỉnh thể, không tách rời. Hơn ai hết, ngƣời giảng viên không thể có yếu tố này mà thiếu yếu tố kia. Không thể chấp nhận đƣợc đối với một giảng viên chính trị có kiến thức chuyên môn sâu, khả năng truyền đạt tốt mà thiếu nhân cách. Phải ra sức học tập rèn luyện, tu dƣỡng, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, kiến thức thực tiễn, kỹ năng, nghiệp vụ sƣ phạm, ngoại ngữ, tin học...

Do đối tƣợng ngƣời học ở các trƣờng chính trị đa số là đảng viên, những ngƣời đã kinh qua thực tiễn công tác, nên rất “nhạy cảm” và “khó tính”. Họ có chính kiến, có nhận xét, thậm chí phê phán về bài giảng của giảng viên, về trình độ nhận thức, về năng lực thực tiễn của ngƣời dạy một cách khách quan, nghiêm khắc và sát thực. Điều đó, đòi hỏi ngƣời giảng viên ở các trƣờng chính trị phải là một nhà khoa học luôn chủ động nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc khoa học chuyên ngành mà mình giảng dạy, những vấn đề trong quá trình giảng dạy đặt ra cần giải quyết, đồng thời phải là một ngƣời tự học và học tập suốt đời để

theo kịp với thực tiễn luôn biến đổi không ngừng trên quan điểm “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải đƣợc giáo dục” và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngƣời huấn luyện phải là học tập mãi thì mới làm tốt đƣợc công việc của mình - Ngƣời huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì ngƣời đó là dốt nhất”.

Bên cạnh đó, ngƣời giảng viên các trƣờng chính trị cũng phải không ngừng rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình để xứng đáng là ngƣời thầy mẫu mực. Bởi vì nếu ngƣời giảng viên không có đạo đức cách mạng thì không thể tạo đƣợc uy tín trƣớc học viên và những lời giáo huấn của thầy trở nên giả dối, không có sức thuyết phục đối với họ bởi lẽ thầy giáo phải là ngƣời “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cho nên, giảng viên phải là “tấm gƣơng sáng cho học viên noi theo”, cần phải nghiêm túc khắc phục trƣờng hợp giảng hay nhƣng làm thì ngƣợc lại, điều đó sẽ tạo ra sự thiếu tin tƣởng cho ngƣời học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)