danh trên điạ bàn tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Về công tác tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng
Cơ sở đào tạo đã chủ động, linh hoạt trong tham mƣu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, các huyện thị, thành phố trong xây dựng chƣơng trình, tổ chức mở lớp, đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5550/QĐ-UBND, ngày 31/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về “Phê duyệt Đề án cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính cho công chức xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016-2020” bảo đảm đúng tiến độ, quy mô bồi dƣỡng.
Các cơ sở đào tạo đã có sự phối hợp với các sở, ban, ngành, Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các huyện và các đơn vị triệu tập đúng đối tƣợng, đạt chỉ tiêu bồi dƣỡng các lớp công chức xã. Cơ sở đào tạo và các đơn vị cử công chức đi học đã có sự phối hợp quan tâm tạo điều kiện, giao nhiệm vụ cho công chức thực hiện tốt nội dung khóa học, đánh giá vào tiểu luận cuối khóa. Cơ sở đào tạo thực hiện thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học viên về địa phƣơng, cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác làm cơ sở cho việc thực hiện công tác sử dụng, đánh giá cán bộ của địa phƣơng, đơn vị.
2.3.2.Về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng
Công tác xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu bồi dƣỡng đƣợc quan tâm; tổ chức triển khai thực hiện các chƣơng trình bồi dƣỡng đảm bảo tính khoa học, sát đối tƣợng, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khoa học, sát đối tƣợng và phù hợp thực tiễn, theo phƣơng châm rõ hơn về lý luận, sát với đối tƣợng và phù hợp với thực tiễn. Đối với chƣơng trình bồi dƣỡng công chức cấp xã theo Đề án 5550, trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng, các cơ sở đào tạo đã chủ động phân công đội ngũ giảng viên xây dựng
chƣơng trình, biên soạn tài liệu bồi dƣỡng phù hợp với đối tƣợng. Theo đó, chƣơng trình bồi dƣỡng đƣợc thiết kế với 02 nhóm kiến thức: nhóm kiến thức mới (những điểm mới trong các văn kiện của Đảng, một số điểm mới trong văn bản pháp luật); nhóm kiến thức về kỹ năng (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản…). Chƣơng trình đổi mới theo hƣớng làm rõ hơn những quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn; bồi dƣỡng kỹ năng cụ thể phù hợp với từng chức danh.
Tuy nhiên, chất lƣợng công tác bồi dƣỡng có chuyển biến nhƣng chƣa thực sự toàn diện. Phƣơng pháp giảng dạy ở một số chuyên đề chƣa phù hợp đối tƣợng, còn nặng về thuyết trình; một số học viên ý thức, thái độ chƣa thực sự cầu thị, nghiêm túc.
Các chƣơng trình bồi dƣỡng còn chƣa nhiều, tài liệu bồi dƣỡng chƣa phong phú và chƣa mạnh dạn quảng bá sâu rộng trong phạm vi cần thiết để thu hút, đáp ứng yêu cầu ngƣời học. Hiện tại, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng trong tỉnh chủ yếu còn bị hạn chế trong việc mở các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, thƣờng chỉ mở các khóa đào tạo, bồi dƣỡng theo ngân sách đƣợc giao, ít mở hoặc chƣa đƣợc phép mở các khóa học đáp ứng nhu cầu khác của xã hội và các tổ chức có nhu cầu khác.
2.3.3. Về cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên
Cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Có thể nói còn không ít các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đƣợc đầu tƣ nâng cấp, vẫn còn tình trạng khó khăn, lạc hậu, thiếu thốn về cơ sở vật chất, chƣơng trình, giáo trình và cả đội ngũ giảng viên. Cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cùng một thời điểm bồi dƣỡng cho nhiều đối tƣợng, quy mô bồi dƣỡng lớn và yêu cầu tiến độ thực hiện trong thời gian ngắn (3-5 ngày một lớp) nên không tránh khỏi những thiếu sót ở một số khâu trong tổ chức, quản lý bồi dƣỡng.
Đội ngũ giảng viên là một vấn đề lớn có tính quyết định đến hiệu quả các khóa học. Nhìn chung đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng
trong tỉnh còn nhiều bất cập cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đều tuyển những giảng viên trẻ chƣa có kinh nghiệm công tác nên chủ yếu đƣợc bồi dƣỡng để đào tạo lớp trung cấp lý luận chính trị. Các giảng viên có trình độ chuyên môn dần đƣợc nâng cao, vững về kiến thức lý luận, chủ động trong đổi mới phƣơng pháp song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
2.3.4. Kết quả thực hiện
Tính đến năm 2015, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:
- Gần 75% cán bộ cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định.
- Tổ chức đào tạo trình độ trung cấp chuyên môn cho công chức cấp xã: gần 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùng đồng bằng; 85% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.
- Bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm: 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
Sau 5 năm (từ 2011-2015) tỉnh Thanh Hóa đã đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng theo chức danh, vị trí việc làm cho 16.868 lƣợt công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách. Trong đó, đào tào, bồi dƣỡng công chức cấp xã theo chức danh chuyên môn nhƣ sau:
TT Chức danh Đào tạo,
bồi dƣỡng (lƣợt ngƣời)
1 Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng
và Môi trƣờng 1.608
2 Tƣ pháp - hộ tịch 635
3 Tài chính kế toán 635
4 Văn hóa- Xã hội 1.274
5 Văn phòng - thống kê 1378
Nguồn: Tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã giai đoạn 2011-2015- Sở Nội Vụ Thanh Hóa tháng 01/2016
Cụ thể:
Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng năm 2014
Bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã theo Đề án 1956: 03 lớp với 621 học viên. Trong đó:
- Lớp công chức văn phòng- thống kê cấp xã đồng bằng, ven biển: 02 lớp với 429 học viên.
- Lớp công chức văn hóa - xã hội cấp xã thuộc 11 huyện miền núi: 01 lớp với 192 học viên.
Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng năm 2015
- Lớp công chức tƣ pháp - hộ tịch: 03 lớp với 637 học viên
- Lớp công chức tài chính- kế toán: 03 lớp với 637 học viên - Lớp công chức địa chính: 03 lớp với 637 học viên
- Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng năm 2016
+ Về đào tạo:
Năm 2016, tiếp tục triển khai 01 lớp chuyển tiếp (lớp Đại học Luật cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã tại huyện Tĩnh Gia, khóa học 2012- 2016);
- Đào tạo trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 20 ngƣời; trung cấp: 416 ngƣời; bồi dƣỡng lý luận chính trị: 45 ngƣời.
- Đào tạo trình độ quản lý nhà nƣớc: chuyên viên: 100 ngƣời
- Đào tạo trình độ chuyên môn: thạc sỹ: 01 ngƣời; đại học: 337 ngƣời; cao đẳng: 29 ngƣời; trung cấp: 02 ngƣời.
+ Về bồi dưỡng:
- Bồi dƣỡng công chức văn phòng- thống kê: 06 lớp với 699 học viên. - Bồi dƣỡng công chức văn hóa-xã hội: 10 lớp với 986 học viên. - Bồi dƣỡng công chức địa chính: 08 lớp với 748 học viên
- Lớp công chức tƣ pháp-hộ tịch: 08 lớp với 658 học viên - Lớp công chức tài chính- kế toán: 08 lớp với 702 học viên
- Lớp công chức tƣ pháp hộ tịch: 08 lớp với 658 học viên
- Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: kiến thức chuyên ngành: 5216 lƣợt ngƣời; Bồi dƣỡng theo vị trí việc làm: 2058 lƣợt ngƣời.
- Bồi dƣỡng trình độ ngoại ngữ: 39 lƣợt ngƣời; tin học: 50 lƣợt ngƣời; tiếng dân tộc: 01 lƣợt ngƣời.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Tƣ pháp, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Trƣờng Chính trị tỉnh tổ chức: 02 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức xã phụ trách lĩnh vực Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trƣờng thuộc 16 huyện đồng bằng; 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã phụ trách công tác Lao động - Ngƣời có công và xã hội thuộc 16 huyện đồng bằng; 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cải cách hành chính cho cán bộ, công chức cấp xã 09 huyện miền núi (Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh, Bá Thƣớc, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Quan Sơn, Quan Hóa, Mƣờng Lát); 02 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã thuộc 16 huyện đồng bằng; 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã thuộc 11 huyện miền núi.
- Phối hợp với UBND Thành phố và các huyện Thọ Xuân, Thạch Thành, Thƣờng Xuân tổ chức mở 04 lớp bồi dƣỡng tại các huyện cho cán bộ, công chức xã, trong đó: 01 lớp bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức phƣờng, xã mới đƣợc bổ nhiệm; 01 lớp bồi dƣỡng kiến thức Hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức cấp xã; 01 lớp bồi dƣỡng kiến thức Quản lý nhà nƣớc cho cán bộ, công chức cấp xã; 01 lớp bồi dƣỡng hội nhập Quốc tế cho cán bộ, công chức cấp xã.
Trong năm 2017, đã đào tạo bồi dƣỡng cho 8489 lƣợt công chức cấp xã.
- Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng năm 2017
+ Về đào tạo:
- Đào tạo trình độ quản lý nhà nƣớc: Chuyên viên 203 ngƣời; cán sự 5 ngƣời. - Đào tạo trình độ chuyên môn: thạc sỹ 4 ngƣời; đại học 319 ngƣời; cao đẳng 26 ngƣời, trung cấp 7 ngƣời.
+ Về bồi dưỡng:
- Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành 5530 ngƣời - Bồi dƣỡng theo vị trí việc làm 1016 ngƣời
- Bồi dƣỡng tin học: 15 ngƣời
- Bồi dƣỡng tiếng dân tộc: 46 ngƣời
Trong năm 2017, đã đào tạo bồi dƣỡng cho 8489 lƣợt công chức cấp xã.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực về nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng. Về nội dung đào tạo, đã chú trọng tập trung vào việc bồi dƣỡng theo vị trí việc làm, bồi dƣỡng kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ; đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đƣợc mời tham gia giảng dạy, phần lớn là những cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm thực tiễn của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các giảng viên có uy tín tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nên nội dung truyền đạt sát với tình hình thực tế của địa phƣơng. Các bài giảng đƣợc minh họa, hƣớng dẫn bằng hình ảnh trực quan sinh động, phát huy tính chủ động của học viên trong việc học tâp, nghiên cứu, thời gian để học viên trao đổi, thảo luận nhóm chiếm phần lớn thời lƣợng, gây hứng thú cho ngƣời học. Chính vì vậy đã tạo đƣợc những bƣớc tiến đáng kể, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tăng nhanh về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, từng bƣớc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị từ tỉnh đến cơ sở, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, so sánh với số lƣợt cán bộ, công chức cấp xã đƣợc cử đi học trong những năm vừa qua với tổng số cán bộ,
công chức cấp xã thì tỷ lệ cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đạt tỷ lệ thấp. Hơn nữa, nếu phân tích kỹ và chia theo các lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng thì số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc, tin học, là rất hạn chế, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có bằng cấp đƣợc tiêu chuẩn hóa đối chiếu theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa IX và các quyết định đƣợc nêu, đối với mỗi loại công chức và với từng vùng miền cho đến nay vẫn chƣa đạt.
Tỷ lệ cán bộ, công chức có bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc, tin học, những nội dung kiến thức rất cần đối với công chức cấp xã trong việc thực thi nhiệm vụ trong tình hình hiện nay là không cao. Số có trình độ sơ cấp hoặc chƣa qua đào tạo vẫn còn khá nhiều.
Bên cạnh số lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đạt tỷ lệ theo yêu cầu, những kiến thức trang bị cho ngƣời đi học cũng còn hạn chế chƣa sát với đối tƣợng, nhiều thông tin kiến thức cũ, lạc hậu. Do vậy hiệu quả, chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã không cao. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới.
- Về tạo nguồn công chức cấp xã theo chức danh
Số lƣợng công chức đƣợc tuyển dụng để bổ sung cho huyện, thị xã, thành phố trong những năm qua chủ yếu thông qua bằng hình thức xét tuyển; UBND tỉnh thực hiện việc tuyển dụng theo “Đề án chính sách thu hút ngƣời có trình độ đại học chính quy trở lên có hộ khẩu tại Thanh Hóa về xã, phƣờng, thị trấn công tác” (Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 của UBND tỉnh); kết quả thực hiện đề án đã tuyển đƣợc 1.610 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy trở lên có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm 5 chức danh chuyên môn của xã, phƣờng, thị trấn, tạo nguồn cán bộ trẻ, kế cận nguồn quy hoạch từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cơ sở.
Thực hiện Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 Chính phủ về công chức xã, phƣờng, thị trấn; Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV ngày 30/12/2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, hiên nay UBND tỉnh tạm dừng việc tuyển dụng công chức cấp xã để thực hiện thí điểm thi tuyển công chức cấp xã theo hình thức thi tập trung trên địa bàn tỉnh (Công văn số 8529/VPCP-TCCV ngày 19/5/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đồng ý cho UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức thí điểm thi tuyển công chức xã theo hình thức tập trung trên địa bàn tỉnh). Hiện nay Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đang lãnh đạo UBND tỉnh, chỉ đạo Sở Nội vụ hoàn thiện dự thảo Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện. Việc thi tuyển công chức xã góp phần từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ công chức xã, giúp chọn đƣợc những ngƣời có trình độ cao (đại học trở lên đúng chuyên ngành phù hợp với chức danh thi tuyển) tham gia vào bộ máy cấp xã.
2.4. Đánh giá chung về đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã theo chức danh ở tỉnh Thanh Hóa chức danh ở tỉnh Thanh Hóa
2.4.1. Những mặt đạt được
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2017 bƣớc đầu đạt đƣợc kết quả tích cực; đội ngũ công chức cấp xã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng đƣợc nâng lên, từng bƣớc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị từ tỉnh đến cơ sở, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý