Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 54 - 59)

Theo Niên giám Thống kê Thanh Hóa năm 2014, tỉnh Thanh Hoá có 3.496.600 ngƣời, là tỉnh có số dân đông thứ ba trong cả nƣớc (sau thành phố

Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội) và là tỉnh đông dân nhất so với sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Dân số tính đến tháng 3/2017: 3.747.819 ngƣời (tăng thêm 251.219 ngƣời so với năm 2014).

Thanh Hoá là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nƣớc với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tƣơng đƣơng, có 579 xã, 30 phƣờng, 28 thị trấn và 6.031 thôn, xóm, bản làng; trong đó có 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi (số liệu năm 2014). Tỉnh có 06 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng. Đặc điểm hành chính thể hiện tiềm năng to lớn về mặt xã hội của tỉnh, song cũng có không ít khó khăn, phức tạp cho việc quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Dân cƣ phân bố không đồng đều theo các đơn vị hành chính và phân bố không đều giữa đồng bằng và miền đồi núi. Dân cƣ chủ yếu tập trung đông ở thành phố, thị xã, thị trấn ven biển, ven sông và thƣa thớt ở các vùng núi. Theo Niên giám Thống kê năm 2014, Thanh Hóa có mật độ dân số là 314 ngƣời/km2. Riêng thành phố Thanh Hoá có mật độ là 2.384 ngƣời/km2, các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xƣơng có mật độ trên 1.100 ngƣời/km2. Trong khi đó tại các huyện miền núi nhƣ Mƣờng Lát, Quan Sơn, Quan Hoá có mật độ thấp, chỉ từ 39 ngƣời đến 46 ngƣời/km2. Những nguyên nhân chính của sự phân bố dân cƣ chênh lệch trên đây phải kể đến sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, hệ thống các cơ sở kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và cả lịch sử cƣ trú. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 ƣớc tính 0,53%. Thanh Hóa là tỉnh có dân số trẻ, số ngƣời từ 15 tuổi trở lên chiếm 2.209,5 ngƣời (năm 2014). So với mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ và của toàn quốc thì tỷ lệ số dân là nữ giới chiếm cao hơn nam giới (51,05% nữ và 49,85% nam). Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động cũng cao hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.

Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), ngƣời Mƣờng (8,7%), ngƣời Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác nhƣ Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%). Tính đa dạng về thành phần dân tộc là lợi thế cho sự phát triển văn hóa, du lịch song cũng là những khó khăn cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh.

Do dân số tăng nhanh trong các thập kỷ trƣớc, nên hàng năm Thanh Hoá vẫn có thêm gần ba vạn ngƣời bƣớc vào tuổi lao động. Đây là một vấn đề lớn của xã hội và để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, cần phải có sự chuyển dịch nhanh và đa dạng hoá cơ cấu nền kinh tế. Việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đặc biệt là khu vực kinh kế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm thị phần ngày càng cao tại Thanh Hóa đã phần nào giảm đƣợc lực lƣợng lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nƣớc và lực lƣợng lao động nông nghiệp khu vực nông thôn, tăng nguồn lao động làm việc trong các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh diễn ra với tốc độ chậm; tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế truyền thống (nông, lâm, ngƣ nghiệp) vẫn rất lớn (71,83%). Về mức thu nhập, năm 1995, GDP bình quân đầu ngƣời chỉ 212 USD, năm 2000 chỉ 293 USD và năm 2001 là 319 USD, đến năm 2005 đạt 430 USD (so với bình quân cả nƣớc là 543 USD), tốc độ tăng đạt 8,5% (cả nƣớc là 7,6%). Sự phân bố giàu nghèo cũng rất không đồng đều giữa các vùng, trong đó, các huyện vùng ven biển nhƣ Nga Sơn, Hậu Lộc và đặc biệt là các huyện vùng núi phía Tây thì tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm rất cao (Ngọc Lặc: 21,8%, Mƣờng Lát: 25,8%), đây là vấn đề bức xúc và khó khăn cần giải quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Sau nhiều đổi mới, cải cách trong thủ tục hành chính cũng nhƣ kêu gọi đầu tƣ; đến năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bƣớc tăng trƣởng khá.

Về chất lƣợng môi trƣờng sống, đến nay đã đƣợc cải thiện nhiều ở quy mô rộng trong toàn tỉnh, song còn ở mức trung bình. Số liệu thống kê tới năm 2014, cho thấy số lƣợng bác sĩ bình quân cho 1 vạn dân là 7,30 ngƣời; số giƣờng bệnh tính bình quân trên 1 vạn dân là 21,15 giƣờng; tỷ lệ trạm y tế cấp xã, phƣờng, thị trấn có bác sỹ chiếm 71,43%. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng năm 2005 là 32,3%, đến 2014 đã giảm xuống còn 18,20%.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động, Thanh Hóa đã có sự chú trọng trong việc đào tạo nguồn lao động. Đến năm 2015, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đã phát triển khá mạnh mẽ, bao gồm 02 trƣờng Đại học, 01 Phân viện Đại học, 01 cơ sở Đại học của trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 01 trƣờng Dự bị Đại học Dân tộc, 01 trƣờng Chính trị, 11 trƣờng Cao đẳng và nhiều hệ thống trƣờng Trung cấp hệ trung ƣơng, địa phƣơng, trƣờng dạy nghề; các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm khuyến nông - khuyến ngƣ; các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên - dạy nghề cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ sở dạy nghề khác và gần 1000 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phƣờng, thị trấn. Kết quả đào tạo đã từng bƣớc tiếp cận với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, dần nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực.

Những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh Thanh Hóa cũng đã tác động đến hoạt động quản lý Nhà nƣớc và cấp cơ sở. Những đặc điểm đó vừa tạo ra thuận lợi, khó khăn cho hệ thống chính trị cơ sở trong vấn đề quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Chẳng hạn những địa phƣơng tập trung các khu công nghiệp, trƣờng đại học, cao đẳng thì công tác quản lý nhân khẩu rất phức tạp, những nơi có khu du lịch, lễ hội đòi hỏi việc quản lý an ninh trật tự cao hơn. Tóm lại, những đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã ảnh hƣởng sâu sắc tới công tác quản lý công chức nói chung và công chức cơ sở nói riêng. Tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lƣu kinh tế, văn hóa, cã hội. Đây là điều kiện để Thanh

Hóa học hỏi kinh nghiệm các tỉnh khu vực và cả nƣớc, qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của đội ngũ công chức về tình hình địa phƣơng cũng nhƣ bình diện cả nƣớc và khu vực, từ đó học tập những kinh nghiệm để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào địa phƣơng mình đang hoạt động.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh, bao gồm:

- Tỷ lệ cơ cấu dân số vàng (trong độ tuổi lao động) chiếm tỷ lệ cao, tạo cho tỉnh một nguồn nhân lực dồi dào và đây sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ công chức cấp xã.

- Tình hình an ninh- chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo môi trƣờng thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế, từ đó tỉnh có điều kiện đầu tƣ kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã. Đồng thời, các chế độ chính sách đối với công chức cấp xã đƣợc thực hiện tốt hơn, nhất là chính sách đào tạo, bồi dƣỡng.

- Đặc điểm, tình hình về văn hóa-xã hội, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn công chức cấp xã, thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc.

Bên cạnh những ƣu điểm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức xã thì còn có những mặt tồn tại ảnh hƣởng không nhỏ tới công chức cấp xã đó là:

- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, các huyện miền núi chiếm tỷ lệ khá lớn (11 huyện chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh), nhiệm vụ, hoạt động của công chức ngày càng đòi hỏi chất lƣợng cao. Tuy nhiên, chất lƣợng công chức cấp xã ở một số huyện hiện nay chƣa đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vậy, từ thực trạng đặt ra yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng của tỉnh.

- Tỉnh đang trong quá trình phát triển, từ một tỉnh thuần nông sang phát triển theo hƣớng công nghiệp, thƣơng mai, dịch vụ và du lịch, nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm,

thị trƣờng vốn, công nghệ, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, trong khi đó những kiến thức về các mặt công tác này đa số công chức còn hạn chế, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)