Xây dựng đội ngũ giảng viên
Với mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên nhà trƣờng có bản lĩnh chính trị vững vàng; có đạo đức phẩm chất nghề nghiệp trong sáng; có trình độ chuyên môn, lý luận giỏi, có kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm; có năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; có tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng toàn diện hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng trong giai đoạn mới, các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên gồm:
- Về tuyển dụng, tiếp nhận thu hút tạo nguồn giảng viên có trình độ cao Việc tuyển dụng, tiếp nhận thu hút tạo nguồn giảng viên có trình độ cao là yếu tố đầu vào có ý nghĩa quan trọng để xây dựng đội ngũ. Ngƣời giảng viên cần có những tiêu chuẩn cần thiết đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, có tố chất để phát triển. Vì vậy, trong tuyển dụng, tiếp nhận cần phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, sức khỏe, ngôn ngữ, ngoại hình, khả năng sƣ phạm. Ƣu tiên tuyển dụng, tiếp nhận những ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi, đã đƣợc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, đã kinh qua công tác giảng dạy hoặc công tác thực tiễn. Trong đó, chú trọng tuyển dụng những ngƣời có chuyên ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
Về hình thức tuyển dụng, tiếp nhận giảng viên nên tiến hành thông báo công khai, rộng rãi trên phƣơng tiện thông tin đại chúng để nhiều ngƣời đƣợc biết và có thể tham gia dự tuyển, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, chống khép kín. Việc tuyển dụng nên thông qua hội đồng của cơ quan tuyển dụng làm tham mƣu, tƣ vấn về chuyên môn và các điều kiện khác để cấp có thẩm quyền quyết định. Nên xây dựng tiêu chí và thang điểm rõ ràng để hội đồng đánh giá và cho điểm. việc tuyển sẽ căn cứ vào nhu cầu, vị trí việc làm; cơ cấu chuyên môn,số lƣợng giảng viên cần tuyển và tổng điểm của các ứng cử viên tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu cần tuyển.
- Quy hoạch đội ngũ, bảo đảm cơ cấu chuyên môn, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên
- Về nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên
Ngƣời giảng viên mặc dù giỏi về lý luận, nhận thức tốt về lý luận nhƣng nếu chƣa đƣợc trải nghiệm, chƣa am hiểu thực tiễn vận động của đời sống xã hội, chƣa nắm bắt đƣợc hoạt động thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các thể chế chính trị nhà nƣớc đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ thì khi giảng dạy khó thực hiện phƣơng châm giáo dục lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Các bài giảng sẽ trở nên khô khan, xơ cứng, thiếu tính thuyết phục và không thành công. Vì vậy, ngƣời giảng viên phải thƣờng xuyên học hỏi, quan sát, đọc, nghe, liên hệ, phân tích, so sánh, tìm hiểu sự vận động của đời sống thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực chuyên môn ngƣời giảng viên giảng dạy và nghiên cứu. Việc học tập nâng cao kiến thức thực tiễn của giảng viên bằng nhiều con đƣờng và suốt cuộc đời làm giảng viên vì thực tiễn luôn vận động không ngừng và con ngƣời luôn phải giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Hằng năm, giảng viên cần đi nghiên cứu, khảo sát thực tế theo chế độ quy định đối với giảng viên. Hoặc để giảng viên có thể tích lũy, tiếp cận đƣợc thực tiễn nhanh hơn đó là đƣợc trải nghiệm
chính trong môi trƣờng thực tiễn thông qua việc giảng viên có thời gian công tác thực tế ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị hoặc trong các đơn vị, doanh nghiệp, từ đó tích lũy đƣợc thực tiễn, nắm bắt thực tiễn phục vụ giảng dạy. Công việc này đòi hỏi có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ giảng viên đi nghiên cứu thực tế theo kế hoạch chung.