tạo, bồi dưỡng
Chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng công chức chịu sự tác động lớn từ cơ sở vật chất của cơ sở dào tạo, vì đây là điều kiện quan trọng để tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng. Do đó, cần chú trọng quan tâm đầu tƣ về cả quy mô trƣờng lớp, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy, cũng nhƣ điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nơi vui chơi giải trí cho học viên.
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
Công tác phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các ban, ngành cấp tỉnh, với các địa phƣơng trong tỉnh trong đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng. Công tác phối hợp đƣợc thực hiện trong các khâu của quy trình đào tạo, bồi dƣỡng: từ tuyển sinh, tổ chức đào tạo đến đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng. Nếu phối hợp tốt: không những nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng với sử dụng cán bộ, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác cán bộ hiện nay. Sự phối hợp đó đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện:
Thứ nhất, phối hợp trong xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch, cũng chính là bƣớc cần thiết để gắn công tác đào tạo, bồi dƣỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ.
Nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng phải xuất phát từ nhu cầu của tổ chức, cơ quan, đơn vị và của chính bản thân ngƣời học; nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng còn xuất phát từ công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ. Do vậy, việc xác định nhu cầu không chỉ dừng lại ở số lƣợng mà quan trọng hơn là nhu cầu về nội dung kiến thức cần cho ngƣời học, cần cho cơ quan, đơn vị để sau đào tạo, bồi dƣỡng, ngƣời học bù đắp, lấy đƣợc chỗ trống trong thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao hơn. Theo đó:
- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn với việc sử dụng. Tức là đào tạo theo chức danh, vị trí việc làm, tránh đào tạo, bồi dƣỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, tràn lan, thiếu định hƣớng rõ ràng. Do đó, cơ sở đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ban của Tỉnh ủy, các ngành, các địa phƣơng xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng. Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng; đánh giá thực trạng đội ngũ công chức cấp xã. Bởi vì, đánh giá đúng “thực trạng”, mới xác định đúng “nhu cầu” đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng theo nhu cầu đã đƣợc xác định: việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã hàng năm và dài hạn phải đảm bảo tính cụ thể và thiết thực. Kế hoạch đào tạo đào tạo, bồi dƣỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tƣợng, tránh lãng phí trong đào tạo, phải gắn với việc bố trí, sử dụng. Bên cạnh đó, tiến tới mở rộng việc xác định nhu cầu xã hội để để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc đáp ứng nhu cầu xã hội góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
- Các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, cơ sở phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, khắc phục hiện tƣợng cục bộ, khép kín trong quy hoạch, phải bảo đảm dân chủ, công khai trong quy hoạch. Từ đó, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo từng thời gian, hệ đào tạo, chuyên ngành đào tạo,
nội dung cần bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức; việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn chức danh, đúng đối tƣợng. Ngƣợc lại, công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ phải căn cứ vào kết quả đào tạo, bồi dƣỡng; đồng thời phải có phƣơng án bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, hiệu quả sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng.
- Trong tuyển dụng, cơ sở đào tạo và Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện nghiêm túc việc xét tuyển theo nguyên tắc “đúng - đủ - rõ” (tức là đúng về tiêu chuẩn, rõ về nguồn quy hoạch và đủ về số lƣợng). Để đảm bảo công tác tuyển sinh có chất lƣợng, nên có quy định rõ về độ tuổi đào tạo tập trung, tại chức, kiên quyết yêu cầu những cán bộ trẻ phải học tập trung. Đồng thời, trong tuyển sinh cần chú trọng gắn trình độ chuyên môn với đào tạo lý luận chính trị.
Thứ hai, phối hợp trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Một trong những yêu cầu quan trọng hiện nay là đào tạo phải gắn với chức danh và vị trí việc làm. Tức là trong đào tạo, bồi dƣỡng phải thực hiện tốt phƣơng châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Giảng viên phải thực sự là nhà tổ chức, quản lý, định hƣớng quá trình học tập; học viên là chủ và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức; học viên chủ động học tập, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng theo chức danh và vị trí việc làm. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức thực tiễn, kỹ năng cho học viên.
Thứ ba, phối hợp trong đổi mới mô hình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Đổi mới mô hình đào tạo, bồi dƣỡng cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng và đối tƣợng học viên. Để thực hiện tốt phƣơng châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”, mô hình đào tạo đƣợc bố trí theo cách thức: học viên học 02 tuần tại cơ sở đào tạo theo các chuyên đề, 02 tuần nghiên cứu thực tế ở địa phƣơng, cơ sở. Sau mỗi phần học hƣớng dẫn các nội dung nghiên cứu theo hƣớng vận dụng lý luận vào thực tiễn lĩnh vực công tác,
gắn với chức danh, vị trí việc làm. Các lớp bồi dƣỡng đƣợc tổ chức theo mô hình: ba mục tiêu (nâng cao nhận thức, niềm tin, thái độ; nâng cao kiến thức theo chức danh công chức; hoàn thiện phƣơng pháp làm việc); ba nội dung (cập nhật kiến thức mới; bồi dƣỡng kỹ năng; trao đổi kinh nghiệm), ba hoạt động (học các chuyên đề, tọa đàm; hội thảo; đi nghiên cứu thực tế). Đây là mô hình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với yêu cầu phát triển và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho học viên.
Theo đó, để học viên vận dụng kiến thức học tập sau mỗi phần học và toàn khóa học thì rất cần sự quan tâm của địa phƣơng trong việc định hƣớng giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức đi học nghiên cứu một hoặc một số vấn đề đang đặt ra ở địa phƣơng, đơn vị và phù hợp với vị trí công tác của ngƣời đi học để trong quá trình học, học viên phải trăn trở, nghiên cứu vận dụng kiến thức đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn đó. Công việc này phải đƣợc thực hiện ngay từ đầu khóa học, các cấp ủy đảng cử cán bộ đi học thì có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho ngƣời đi học thực hiện. Với cách làm này, sau khi kết thúc khóa học, ngƣời học đạt đƣợc nhiều mục tiêu: nhận thức, kiến thức đƣợc nâng lên, hoàn thiện kỹ năng, phƣơng pháp làm việc, đặc biệt là nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của bản thân.
Thứ tư, phối hợp trong cải tiến nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Cải tiến, đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo phƣơng châm rõ hơn về lý luận, sát với đối tƣợng và phù hợp với thực tiễn; bổ sung các chuyên đề thực tiễn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, về công tác xây dựng đảng; các chuyên đề về kỹ năng, thái độ, đạo đức công vụ. Đổi mới cách thức tổ chức nghiên cứu thực tế cho học viên: trên cơ sở định hƣớng nghiên cứu thực tế của giảng viên, học viên về địa phƣơng, vận dụng kiến thức lý luận vào các hoạt động thực tiễn để viết chuyên đề đề ra giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác. Thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo,
hội nghị chuyên đề tạo diễn đàn hco học viên trao đổi kinh nghiệm công tác. Theo đó, việc phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các ban, ngành, địa phƣơng đƣợc đặt ra ở các nội dung: mời các đồng chí lãnh đạo ban, ngành, địa phƣơng làm giảng viên thỉnh giảng dể trao đổi các chuyên đề thực tiễn, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề giải quyết những vấn đề thực tiễn đạng đặt ra.
Thứ năm, các cơ sở đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các lớp tại địa phương.
Công tác phối hợp này đƣợc thực hiện từ khâu chuẩn bị các thủ tục mở lớp, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho cả khóa học; phối hợp trong việc đấu mối, sắp xếp kế hoạch giảng dạy, học tập và quan trọng hơn nữa là khâu cùng tham gia quản lý dạy và học. Đây là kênh thông tin quan trọng để cơ sở đào tạo điều chỉnh, tăng cƣờng, bổ sung các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Thứ bảy, phối hợp trong quản lý, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Thực tế đang có quan niệm việc đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng là của cơ sở đào tạo. Nhƣng không hoàn toàn nhƣ vậy, ngoài việc đào tạo đánh giá chất lƣợng trong quá trình đào tạo thông qua hình thức thi, kiểm tra, viết báo cáo, thu hoạch, chấm tiểu luận cuối khóa; mà việc đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng cần phải có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị cử đi học, đó là phối hợp đánh giá trong quá trình đào tạo và đánh giá việc vận dụng kiến thức của học viên vào thực tiễn công tác để có thông tin phản hồi với cơ sở đào tạo. Do đó, ở khâu này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với các địa phƣơng, cơ sở.
Các cơ sở đào tạo cần quyết liệt trong việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. Coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế ngay từ việc xét điều kiện thi hết môn, coi thi, chấm thi. Cuối khóa học, học
viên báo cáo tiểu luận; thƣờng xuyên lấy ý kiến của học viên về nội dung chƣơng trình, chất lƣợng giảng dạy, công tác tổ chức, quản lý lớp học; cuối khóa kịp thời gửi nhận xét, đánh giá kết quả học tập về cơ quan, đơn vị cử học viên tham gia lớp bồi dƣỡng.
Quá trình thực hiện các khóa đào tạo, bồi dƣỡng phải tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý học viên giữa cơ quan đào tạo, bồi dƣỡng và cơ quan quản lý cán bộ, công chức. Tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng với cơ quan quản lý công chức về: những khó khăn, bất cập; kết quả học tập và rèn luyện của học viên; năng lực vận dụng kiến thức đã học vào quá trình công tác; các kỹ năng, kiến thức cần đƣợc bồi dƣỡng, cập nhật; kết quả phát huy kiến thức đã học; việc bố trí, sử dụng và đƣa vào quy hoạch cán bộ sau đào tạo, bồi dƣỡng. Đặc biệt trong quá trình sử dụng cán bộ cũng nhƣ từ hoạt động thực tiễn cần phát hiện những vấn đề bất cập giữa lý luận và thực tiễn; về kỹ năng công tác để đề xuất, kiến nghị các cơ quan, tổ chức bổ sung vào nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng; phản ánh với cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng về tinh thần trách nhiệm, chất lƣợng giảng viên, báo cáo viên để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch, cuối mỗi khóa đào tạo, bồi dƣỡng có tổng kết đánh giá, nhận xét kết quả học tập để rút kinh nghiệm chung cho cả cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng, cơ quan quản lý cán bộ, học viên.
Tiểu kết chƣơng 3
Nội dung chƣơng 3 làm rõ những định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong vấn đề nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức trong phạm vi cả nƣớc. Đồng thời cũng nêu rõ phƣơng hƣớng, mục tiêu bồi dƣỡng công chức cấp xã của tỉnh Thanh Hóa trong việc nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã theo chức danh.
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã tại tỉnh Thanh Hóa, đánh giá những điểm mạnh, hạn chế đƣợc trình bày tại chƣơng 2, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Cấp xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền các cấp của nƣớc ta, là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội thu nhỏ, các hoạt động của đời sống xã hội đều diễn ra ở đó. Vì vậy, cấp xã có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, là cấp trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào cuộc sống. Đội ngũ công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động công vụ, phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc.
Đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã đƣợc xác định là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ, năng lực công tác, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của công chức; hƣớng tới mục tiêu thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ, năng lực của đôi ngũ công chức cấp xã. Việc bố trí đội ngũ cán bộ cấp xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quan tâm theo hƣớng đúng đối tƣợng, gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ. Qua đó, chất lƣợng công chức cấp xã từng bƣớc đƣợc nâng lên, cơ bản đã phát huy đƣợc vai trò của mình, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.
Tóm lại, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hƣơng, đất nƣớc và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu đổi mới là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Đòi hỏi trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Đặc biệt, tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về quan
điểm và quyết tâm chính trị trong việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ- nhân tốt quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hƣơng, đất nƣớc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2012), Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 13/02/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020”.
2. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức