Kinh nghiệm từ thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 81 - 84)

xã theo chức danh tại tỉnh Thanh Hóa

Một là, Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ, thống nhất của các cấp ủy Đảng và chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã.

Hai là, để đảm bảo hiệu quả thực tế của công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã nhất thiết phải có sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng với công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thƣởng, kỷ luật công chức; đào tạo, bồi dƣỡng công chức phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết, thực thi nhiệm vụ trong tình hình mới, trƣớc yêu cầu của hiện thực khách quan.

Ba là, để đạt hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng thì cần chú ý những vấn đề sau:

- Lựa chọn, chiêu sinh đúng đối tƣợng, theo từng chức danh

- Cần đánh giá phân loại học viên khi nhập học, có thể phân chia lớp theo từng bậc trình độ đầu vào khác nhau để áp dụng phƣơng pháp, thời gian đào tạo khác nhau.

- Đào tạo, bồi dƣỡng “cái mà học viên cần” chứ không đào tạo “cái mà nhà trƣờng có”.

- Tích cực đổi mới phƣơng pháp quản lý, phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá học viên.

- Tăng cƣờng vai trò quản lý công chức của cơ quan chủ quan trong việc phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở học viên; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, cơ quan quản lý và sử dụng công chức, cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và trách nhiệm của công chức đi học.

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách (hỗ trợ kinh phí, sắp xếp bố trí công việc, thực hiện chế độ khen thƣởng, kỷ luật…) đối với học viên.

Bốn là, tăng cƣờng đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị đồng bộ phục vụ dạy và học và điều kiện cần thiết để nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung nghiên cứu chính trong chƣơng này là đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa theo chức danh kết hợp với khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa. Qua phân tích chất lƣợng công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa so với tiêu chuẩn công chức cấp xã tìm ra những điểm manh, những hạn chế bất cập về trình độ chuyên môn, kỹ năng thực thi công vụ.

Trong thời gian qua, mặc dù công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã đã đƣợc các cơ quan chuyên môn quan tâm, tuy nhiên chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã vẫn còn một số công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công việc. Những tồn tại, hạn chế của công chức cấp xã và hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã theo chức danh là cơ sở cho những giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã tỉnh Thanh Hóa theo chức danh trong thời gian tới.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THANH HÓA THEO CHỨC DANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa theo chức danh (Trang 81 - 84)