Nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

1.2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.3. Nguyên tắc hoạt động

Về cơ bản hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của các công sở nói chung, cụ thể là:

Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Đây là nguyên tắc có tính tiên quyết, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Theo đó, mọi hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện những điều pháp luật cho phép và không được thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

Thứ hai, nguyên tắc công khai. Với tính cách là cơ quan nhà nước, hoạt động nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích nhà nước, lợi ích Nhân dân nên mọi hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND cũng phải đảm bảo công khai, minh bạch để Nhân dân nắm được và thực hiện giám sát một cách chặt chẽ; đồng thời, cũng là cơ sở để huy động sự tham gia của nhân dân vào hoạt động QLNN nói chung, hoạt động của Văn phòng HĐND &UBND cấp huyện nói riêng.

Thứ ba, nguyên tắc liên tục, ổn định. Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện là cơ quan HCNN nên mang đặc tính của cơ quan HCNN với tính liên tục, thường xuyên của nó. Đồng thời, hoạt động này cũng phải đảm bảo tính ổn định tương đối.

Thứ tư, nguyên tắc có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong văn phòng. Nguyên tắc này đảm bảo cho tính khoa học trong phân công, bố trí phù hợp giữa con người với công việc, tránh trường hợp bỏ sót công việc hoặc chồng chéo công việc. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi có sai phạm xảy ra.

Thứ năm, nguyên tắc dân chủ hóa trong quá trình điều hành. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu cần huy động sự tham gia ý kiến của các bộ phận, các cá nhân trong Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện nhằm phát huy trí tuệ tập thể. Bên cạnh đó, việc ban hành các quyết định đảm bảo sự tham gia một cách dân chủ sẽ có tính khả thi cao, tạo được sự đồng thuận, nhất trí trong toàn cơ quan, dễ dàng thực hiện và đạt được các mục tiêu đề ra.

Ngoài ra hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND còn phải tuân thủ một số nguyên tắc khác:

Thứ nhất, nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện, thực hiện lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện về toàn bộ hoạt động của Văn phòng.

Thứ hai, nguyên tắc làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Theo đó, Chánh Văn phòng và các Phó chánh Văn phòng phải tiến hành bàn bạc và quyết định tập thể những loại công việc như: Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và quy chế làm việc của Văn phòng HĐND&UBND; Chương trình, kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm của Văn phòng; Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm hoạt động Văn phòng; Các vấn đề thực hiện chính sách đối với CCVC Văn phòng; Các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan chính quyền cấp huyện.

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm kỷ luật lao động. Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu của Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật CBCC năm 2008, cùng với hệ thống các VBQPPL dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. CBCC làm việc tại Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện phải bảo đảm kỷ luật lao động; tự giác, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế, nội quy, chế độ hoạt động .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)