1.3. Công tác tham mƣu tổng hợp của Văn phòng
1.3.4. Nguyên tắc trong công tác tham mưu tổng hợp
1.3.4.1. Nguyên tắc đảm bảo cơ sở khoa học, khách quan
Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu phải đảm bảo chất lượng và tính khả thi của công tác tham mưu tổng hợp. Nói cách khác, thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp cho hoạt động tham mưu tổng hợp đạt chất lượng, hiệu quả và có tính khả thi cao. Trên cơ sở phân tích các luận cứ khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn của nhiệm vụ, công việc được giao mới có thể tham mưu, đề xuất được chương trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện tối ưu. Trên cơ sở các phương pháp luận khoa học và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mới có thể xem xét, phân tích thấu đáo tình hình nhiệm vụ, hoạt động mà văn phòng đang được giao thực hiện, hay tham mưu giúp lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành công việc.
Nguyên tắc khách quan trong tham mưu tổng hợp yêu cầu phải xuất phát từ thực tế, từ yêu cầu khách quan của công việc, nhiệm vụ đang đảm
chất để thực hiện. Nguồn lực, điều kiện của cơ quan, đơn vị có đến đâu thì tham mưu, tổng hợp nhiệm vụ, chương trình kế hoạch và giải pháp thực hiện đến đó. Thực hiện nguyên tắc này sẽ loại bỏ được yếu tố chủ quan duy ý chí, hay đưa các ý muốn, tham vọng cá nhân trong tham mưu tổng hợp công việc, nhiệm vụ chung của cơ quan.
1.3.4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính trung thực
Công tác tham mưu tổng hợp cho lãnh đạo trong quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN của cơ quan phải đảm bảo nguyên tắc trung thực. Đây là nguyên tắc quan trọng trong công tác tham mưu tổng hợp, nó đảm bảo cho công tác tham mưu cho lãnh đạo được đúng và chính xác. Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp phải có đủ tri thức, đạo đức, tính trung thực trong thực thi công vụ. Nguyên tắc này đảm bảo cho các quyết định, các giải pháp, kết luận của lãnh đạo chính xác, tránh sai sót. Nếu tham mưu tổng hợp không chính xác sẽ dẫn đến những sai sót trong quyết định, kết luận của lãnh đạo và ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý, đến kết quả chỉ đạo, điều hành công việc và các hoạt động của cơ quan, đơn vị, của ngành. Tham mưu tổng hợp không trung thực sẽ dẫn đến các đề xuất lệch lạc, không đủ độ tin cậy để lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý. Nếu lãnh đạo vẫn dựa trên ý kiến tham mưu không trung thực đó sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Đặc biệt, CBCC làm công tác tham mưu tổng hợp về tổ chức phải trung thực, thẳng thắn, có thái độ nghiêm túc trong công việc, cần cù, tỉ mỉ, thận trọng, có tính nguyên tắc cao, nhưng xem xét giải quyết công việc cụ thể với thái độ khách quan, biện chứng, không định kiến, hẹp hòi, không bảo thủ, phải căn cứ vào kết quả công việc mà người CBCC đang làm, phải thấy sự biến đổi của họ trong thực tiễn. Vì vậy, cách xem xét CBCC không nên chấp nhất, vì tư tưởng, nhân cách con người cũng phải biến hoá. Một người CBCC khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Quá khứ, hiện tại và
tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau. Không thiên về cảm tính, không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả quá trình, toàn cả công việc của họ. Tuyệt đối không có đầu óc vụ lợi, thiên vị, xen động cơ cá nhân (cánh hầu, phe phái, bạn hữu, dòng tộc) vào xem xét, đề xuất, tham mưu giải quyết hoạt động nhân sự. Trung thành với lợi ích của Nhân dân, của đất nước là nguyên tắc cao nhất và là lẽ sống của người làm hoạt động tham mưu.
1.3.4.3. Nguyên tắc đề cao trách nhiệm
Cơ quan hay cá nhân làm công tác tham mưu tổng hợp đều phải có bản lĩnh, biết chịu trách nhiệm trước vấn đề mình tham mưu. Trong việc tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công việc của cơ quan cần đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức làm hoạt động tham mưu tổng hợp. Nguyên tắc này nhằm làm cho việc tham mưu tổng hợp đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm tính khoa học, khách quan và trung thực. Khi tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo quyết định một vấn đề hệ trọng, CBCC tham mưu cần phải thận trọng, cân nhắc, tính toán các tình huống có thể xảy ra. Nếu đề xuất, tham mưu không đúng, từng cá nhân và tập thể phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo, trước cơ quan, trước pháp luật. Đề cao trách nhiệm cá nhân chính là đề cao tư chất và bản lĩnh của CBCC tham mưu tổng hợp đòi hỏi CBCC tham mưu, tổng hợp phải cam kết trước lãnh đạo về tính chính xác của các vấn đề do mình tham mưu, tổng hợp. Đề cao trách nhiệm là bổn phận của của cá nhân trước sự tin cậy, tín nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã giao cho cá nhân đó. Đề cao trách nhiệm cá nhân trong tham mưu tổng hợp cũng là để hạn chế những sai lầm, rủi ro không cần thiết có thể xảy ra.
Tham mưu phải có quyền bảo lưu ý kiến và được trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể cơ quan. Nó đòi hỏi cả hai phía lãnh đạo, quản lý
và tham mưu đều phải có bản lĩnh, có tri thức và ý thức trách nhiệm cao. Cần có một thiết chế và quy chế rõ ràng, minh bạch để ràng buộc, không thể chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức và tư tưởng.
1.3.4.4. Nguyên tắc toàn diện, tổng hợp
Nguyên tắc này yêu cầu trong tham mưu tổng hợp cho lãnh đạo trong quản lý, điều hành phải xuất phát và dựa trên quan điểm toàn diện, tổng hợp. Nghĩa là, khi tham mưu tổng hợp quyết định một vấn đề nào đó phải xem xét một cách toàn diện, vấn đề đó trong quá khứ đã được giải quyết như thế nào, hiện tại đang được thực hiện như thế nào và tương lai sẽ ra sao, để triển khai thực hiện, cần những điều kiện gì về lao động, vật chất, kỹ thuật, thời gian, giải quyết tốt vấn đề đó sẽ có tác động như thế nào, không giải quyết tốt sẽ gây hậu quả ra sao; giải quyết vấn đề đó có liên quan và ảnh hưởng gì đến các vấn đề, lĩnh vực khác trong cơ quan, trong ngành. Đồng thời, phải tính đến các khía cạnh pháp lý, tổ chức, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và các yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính đang đặt ra cho bộ, ngành. Thực hiện nguyên tắc toàn diện, tổng hợp trong tham mưu sẽ khắc phục được các yếu tố chủ quan, phiến diện, đảm bảo chất lượng các ý tưởng, kiến nghị, đề xuất.