Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 82 - 83)

3.1. Một số giải pháp chung

3.1.2. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và

và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định UBND cấp tỉnh, huyện có quyền: Quy định tổ chức, bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp. Nhưng Luật quy định tại Khoản 2 Điều 19, Điều 104, Khoản 1 Điều 106, HĐND cấp tỉnh, huyện: Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; Thường trực HĐND: Thảo luận và quyết định từng vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra UBND, các cơ quan nhà nước thực hiện nghị quyết của HĐND. Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, giải quyết các công việc của HĐND giữa hai kỳ họp. Ban HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị những vấn đề thuộc lĩnh vực ban phụ trách. Trong khi đó, Thường trực HĐND, các ban HĐND cấp huyện chỉ có từ 01 đến 03 thành viên hoạt động chuyên trách; bộ máy giúp việc các cơ quan HĐND cấp huyện chỉ có: Văn phòng HĐND&UBND tham mưu, giúp việc phục vụ vừa cho HĐND, vừa cho UBND cấp huyện.

Đối với UBND cấp huyện còn có nhiều cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND. Do vậy, về lý thuyết, Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc phục vụ HĐND phải là chính; tham mưu, giúp việc UBND xem xét, quyết định theo thẩm quyền thì đồng thời đó là hình thức tham mưu, giúp việc, phục vụ các cơ quan HĐND cấp huyện để quyết định và giám sát kịp thời, có hiệu quả. Thực tế những năm qua, Văn phòng HĐND&UBND huyện Hưng Hà nói riêng, Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện ở nhiều nơi nói chung đã bố trí bộ máy tham mưu, giúp việc và phục vụ HĐND nhưng số lượng ít, một số công chức chưa nhiệt tình, tâm huyết với công việc vì làm

việc cho HĐND, nhưng lại hưởng lương từ kinh phí hoạt động của UBND và do UBND quyết định bổ nhiệm và tuyển dụng.

Từ cơ sở và thực tế trên, cần thiết phải có văn bản cụ thể quy định chức năng nhiệm vụ riêng biệt cho cán bộ công chức viên chức làm công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng HĐND&UBND. Khi nào thì thực hiện tham mưu tổng hợp cho HĐND, khi nào thực hiện tham mưu tổng hợp cho UBND. Huyện Hưng Hà cần phải quy định những nhiệm vụ cụ thể trong việc tham mưu tổng hợp của mỗi bộ phận sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại HĐND&UBND huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tham mưu tổng hợp tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)