Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại từ thực tiễn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính là vấn đề trọng tâm của Luật khiếu nại, đươc ̣ quy đinḥ taị muc ̣ 1 Chương III LuâṭKhiếu naị2011, riêng thẩm quyền Chủticḥ UBND cấp huyêṇ đươc ̣ quy đinḥ taịĐiều 18 LuâṭKhiếu naị2011. Một mặt, nó thể hiện quan điểm của Nhà nước khi xử lý vấn đề này; mặt khác, nó tạo ra cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại của công dân.

Về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính:

Mặc dù trong Luật khiếu nại không nêu ra một nguyên tắc khái quát vấn đề thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng từ những quy định cụ thể của Luật, chúng ta có thể thấy rõ rằng: thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước mà trước hết là thuộc người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa một bên là người bị quản lý (mà chủ yếu là công dân) và bên kia là cơ quan quản lý nhà nước: nếu một quyết định hành chính hay một hành vi hành chính bị khiếu nại và bị coi là trái pháp luật thì có thể chính cơ quan hành chính nhà nước ấy sẽ thay đổi quyết định về hành vi bị khiếu nại, trả lại các quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức đã bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước từng cấp, từng ngành trong giải quyết khiếu nại hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

+ Giải quyết các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình.

+ Giải guyết các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

+ Giải quyết các khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

Tuy nhiên trong từng cấp thì thẩm quyền đó có những nét đặc biệt riêng và được các điều luật quyết định cụ thể:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

- Giám đốc sở và cấp tương đương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã

hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

- Bộ trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại từ thực tiễn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)