Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại từ thực tiễn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Quảng Ngãi

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, địa giới hành chính thành phố: Phía Đông giáp Biển đông; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tư Nghĩa; Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn; thành phố vừa có núi, sông, biển, xen lẫn giữa nông thôn và thành thị. Thành phố có 23 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường, 14 xã). Đến năm 2015, thành phố Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 16.015,34 ha, dân số 263.440 người, trong đó thành thị là 123.158 người (chiếm 46,75%), nông thôn là 140.282 người (chiếm 53,25%). Mật độ dân số năm 2015 là 1.645 người/km2 (mật độ dân số toàn tỉnh là 240 người/km2). Với vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, liên kết thành phố với các huyện trong tỉnh và thành phố khác trong cả nước là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến … tạo nền tảng vững chắc theo giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo để xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, hòa nhập chung với sự phát triển của khu vực miền Trung và cả nước.

Thành phố Quảng Ngãi là một trong những trung tâm kinh tế khu vực miền Trung về công nghiệp chế biến, gia công, thương mại, dịch vụ, du lịch và đặc biệt là hậu phương quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển

Khu kinh tế Dung Quất. Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Dự kiến đến năm 2030, thành phố sẽ đạt chuẩn đô thị loại I với dân số toàn thành phố là 357.100 người, trong đó dân số đô thị là 299.400 người. Kinh tế của thành phố luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 14,09%/năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: thương mại-dịch vụ chiếm 48,71%; công nghiệp – xây dựng chiếm 37,08%; nông nghiệp chiếm 14,21%. Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn đạt 18.728 tỷ đồng, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 9.640 tỷ đồng, nông nghiệp đạt 3.453 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, năm 2015 thu ngân sách đạt 1.475 tỷ đồng (năm 2016 gần 2.000 tỷ đồng).

Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu phát triển thành phố theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, đến nay đã có 18.065 cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ (trong đó có 1.231 doanh nghiệp), thu hút 44.694 lao động; dịch vụ du lịch có bước phát triển, hang năm có trên 132.814 lượt khách đến thành phố, trong đó có 5.458 lượt khách quốc tế. Thành phố cũng xác định đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ đột phá, trọng tâm là hạ tầng giao thông, Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện mạo của Thành phố từng bước được khang trang. Trong quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường, thành phố luôn thực hiện đúng quy trình, đúng chính sách, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của nhân dân nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Chính vì vậy, hầu hết các dự án trên địa bàn đều được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ. Bên cạnh phát triển thương mại – dịch vụ, thành phố cũng tập trung phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư

hoạt động, các mặt hang truyền thống ngày càng phát triển và tạo được thương hiệu như cá bống sông Trà, kẹo gương, đường phèn. Sản xuất nông nghiệp của thành phố tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển toàn diện; đã xây dựng và triển khai thực hiện vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap tại xã Nghĩa Dũng, hình thành và mở rộng các mô hình trồng hoa, cây kiểng, các loại hình chăn nuôi đạt giá trị kinh tế cao. Công tác quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới được quan tâm, đến năm 2015 trên địa bàn thành phố đã có 6/14 xã đạt xã nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục có bước phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng- an ninh được củng cố, tăng cường. Chính quyền các cấp được kiện toàn, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên. [14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại từ thực tiễn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)