Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại từ thực tiễn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu

nại đã có hiệu lực pháp luật

UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 31/12/2015; Công văn số 577/UBND ngày 07/3/2016 chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường nghiêm túc triển khai thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thuộc trách nhiệm của UBND thành phố. Định kỳ, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì tổ chức Hội nghị trực báo các cơ quan để kiểm tra tiến độ, xử lý vướng mắc và chỉ đạo thực hiện các bước tiếp theo. Chủ tịch UBND thành phố xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, UBND các xã,

phường nghiêm túc triển khai thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thuộc trách nhiệm của UBND thành phố, để thực hiện dứt điểm các vụ việc khiếu nại đã có hiệu lực.

3.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Nâng cao nhận thức về quyền khiếu nại và trách nhiệm của Nhà nước trong giải quyết khiếu nại

Qua thực tiễn về khiếu nại, giải quyết khiếu nại tại thành phố Quảng Ngãi, vấn đề đặt ra đối với cơ quan Nhà nước cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức về quyền khiếu nại, bảo đảm về quyền khiếu nại và trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại phải đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như sau:

Quyền khiếu nại là quyền tối thiếu mà con người có để tự vệ, là hình thức quan hệ bình đẳng giữa công dân với Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền là một trong những biểu hiện quyền cơ bản của công dân, thể hiện khả năng công dân yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét các quyết định, hành vi trong các trường hợp mà họ cho rằng đã bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước xâm hại quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khiếu nại gắn liền với bản chất của nhà nước và pháp luật. Quyền khiếu nại là quyền dân chủ. Thực tế, không có công cụ phương tiện nào có được các lợi thế như pháp luật trong việc tổ chức, quản lý xã hội cũng như trong vấn đề thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Quyền khiếu nại của công dân gắn liền với mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước trong thực thi quyền lực nhà nước, chỉ được thừa nhận và bảo đảm thực hiện khi có sự hiện diện của chế độ dân chủ. Vì vậy, quyền khiếu nại thường được ghi nhận trong Hiến pháp.

Ngày nay, tính chính trị của quyền khiếu nại không chỉ thể hiện trong phạm vi quốc gia mà còn được ghi nhận và bảo đảm trong quan hệ quốc tế. Với đặc điểm nói trên, ý nghĩa của quyền khiếu nại được thể hiện trên hai phương diện:

Thứ nhất, thực hiện quyền khiếu nại là phương thức để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là nguyên tắc quan trọng nhất trong bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Thực hiện quyền khiếu nại là việc công dân yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các quyết định, hành vi của họ.

Thứ hai, thực hiện quyền khiếu nại là phương thức công dân tham gia vào quản lý nhà nước, giám sát việc thực thi pháp luật. Để quyền lực nhà nước vận hành đúng quỹ đạo phục vụ nhân dân thì đòi hỏi phải được đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ. Trong hệ thống kiểm soát đó, giám sát của công dân thông qua thực hiện quyền khiếu nại là một hình thức giám sát rất quan trọng bởi lẽ sự chế ngự quyền lực cũng có thể được thực hiện bởi nhân dân mà biểu hiện ở nhiều hình thức như nhân dân tham gia giám sát các cơ quan nhà nước và bãi miễn các quan chức lạm quyền, khởi kiện cơ quan nhà nước.

Trên bình diện khác, tình hình khiếu nại, khiếu kiện còn phản ánh một phần thực trạng hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của các cơ quan thi hành pháp luật. Khiếu nại là kênh thông tin phản hồi của nhân dân về những vấn đề khiếm khuyết của cơ chế, chính sách để Nhà nước xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, giúp cho công tác quản lý Nhà nước hiệu quả hơn. Ngoài ra, thông qua hoạt động giải quyết các khiếu nại các cơ quan cấp trên có điều kiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan cấp dưới nhằm quản lý, kịp thời khắc phục

những yếu kém và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế XHCN.

Cần phải tăng cường nhận thức như đã nêu ở trên và cần tạo ra các bảo đảm cho quyền khiếu nại như sau:

- Bảo đảm kinh tế nói chung là tổng thể các yếu tố vật chất để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Kinh tế là nền tảng quyết định sự phát triển và tác động mạnh đến sự ổn định chính trị, xã hội và điều kiện thụ hưởng của mỗi con người, vì vậy bảo đảm kinh tế là một trong những bảo đảm quan trọng để công dân thực hiện quyền khiếu nại.

- Bảo đảm xã hội là các yếu tố xã hội, bao gồm cả những yếu tố văn hóa, đạo đức và tư tưởng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Biểu hiện ra bên ngoài của bảo đảm về xã hội rất phong phú, đa dạng. Đó là tinh thần đoàn kết trong xã hội, mối quan hệ về lợi ích trong cộng đồng, ý thức pháp luật, trình độ dân trí, thói quen, phong tục, tập quán, sự hỗ trợ, chia sẻ của các thành viên trong xã hội...Những yếu tố này vừa là những tiền đề xác lập quyền công dân, trong đó có quyền khiếu nại vừa tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện các quyền đó.

- Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại của công dân. Công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại thể hiện quyền tiếp cận, quyền được biết và quyền giám sát các công việc cơ quan nhà nước thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại theo quy định. Khi phát hiện ra những việc mà cơ quan nhà nước thực hiện không đúng thì công dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà

nước có thẩm quyền để yêu cầu người đó phải chấm dứt hành vi sai phạm hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

- Quy trình giải quyết khiếu nại phải thuận tiện cho người khiếu nại: Quy trình giải quyết khiếu nại không chỉ là cách thức để các cơ quan nhà

nước giải quyết khiếu nại mà còn là con đường để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Do vậy, quy trình giải quyết khiếu nại phải được diễn đạt một cách rõ ràng, phổ thông để mọi cơ quan nhà nước, mọi công dân đều có thể hiểu và thực hiện giống nhau. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho người dân tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu; phải có hình thức giáo dục, tuyên truyền để cho công dân biết và thực hiện theo; cần tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện các quyền trong quá trình các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại của họ. Giúp người dân giám sát được các tiến độ cũng như các hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, từ đó tránh tình trạng công dân khiếu kiện vượt cấp, trùng lắp, kéo dài.

3.2.2. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Cần nhận thức rằng biểu hiện rõ nét nhất thẩm quyền của các cơ quan bảo hiến trên thế giới là quy định về thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hiến pháp của công dân khi họ cho rằng quyền cơ bản, quyền hiến định của mình bị xâm phạm bởi quyết định hoặc hành vi của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước. Hoàn thiện thủ tục xem xét lại quyết định, hành vi đó cần tập trung vào các nội dung:

Thứ nhất, thống nhất xác định rằng thủ tục giải quyết khiếu nại chỉ là thủ tục xem xét lại các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước. Thủ tục cần được thiết lập đơn giản hơn, có thể được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Luật Khiếu nại không nên quy định các thời hạn thụ lý, thời hạn giải quyết dài như hiện nay mà cần phải rút gọn lại để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của công dân, bởi lẽ thời hiệu khởi kiện đã được giới hạn trong Luật Tố tụng hành chính. Bên cạnh đó, cần phân loại các khiếu nại đối với các quyết định, hành vi trong các lĩnh vực khác nhau để xác định thời hạn thụ lý và giải quyết phù hợp với đặc điểm,

tính chất của từng lĩnh vực. Ví dụ, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường... phải được quy định ngắn hơn so với thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Thứ hai, quyết định và hành vi có rất nhiều điểm khác biệt, vì vậy, cần phân biệt rõ hơn trình tự, thủ tục và thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại đối với hành vi và giải quyết khiếu nại đối với quyết định. Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với quyết định nên được quy định như hiện nay nhưng thời hạn giải quyết khiếu nại đối với hành vi nên rút ngắn hơn, chỉ khoảng 10 đến 15 ngày là phù hợp. Mặt khác, trong thủ tục giải quyết khiếu nại đối với hành vi cần tăng cường đối thoại giữa người khiếu nại và người thực hiện hành vi. Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải bảo đảm giải thích rõ nội dung khiếu nại và quan điểm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Thứ ba, Có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm các quy định về hình thức giải quyết khiếu nại, thủ tục thụ lý đơn khiếu nại,...tránh tình trạng người giải quyết khiếu nại nhận đơn khiếu nại nhưng không ghi vào sổ nhận đơn, cố tình không thụ lý đơn khiếu nại khi đã đủ điều kiện, thụ lý nhưng không thông báo bằng văn bản cho đương sự hoặc có thông báo nhưng không đúng thời hạn luật định, người giải quyết khiếu nại không ra quyết định bằng văn bản mà chỉ ra thông báo, công văn để giải quyết khiếu nại làm cho văn bản giải quyết khiếu nại không mang tính pháp lý bắt buộc các đối tượng phải thi hành...

Để hạn chế tình trạng người khiếu nại gửi đơn đến nhiều cấp, nhiều ngành hoặc cố tình khiếu nại dai dẳng, không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, đề nghị bổ sung thêm nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại đó là: người khiếu nại phải có nghĩa vụ nộp tạm

ứng phí khiếu nại, nếu khiếu nại đúng thì được hoàn trả lại phí và người ban hành quyết định hành chính sai, có hành vi hành chính sai phải chịu phí và ngược lại nếu khiếu nại sai thì phải chịu lệ phí (áp dụng như với lệ phí Toà án). Cần quy định chặt chẽ hơn về biện pháp đảm bảo thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cụ thể là có thời hạn tự nguyện chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại; sau thời hạn đó, nếu không thực hiện sẽ áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật với các lý do không chấp hành các quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ tư, bổ sung nội dung quy định về quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan, tổ chức khác trong thực hiện quyền trong Luật Khiếu nại. Hiện nay, việc giao cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại trong các cơ quan, tổ chức như quy định tại Điều 3 Luật Khiếu nại 2011 là chưa thống nhất với Luật Tố tụng hành chính. Đồng thời, trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết các khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Tòa án nhân dân tốỉ cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan khác của Nhà nước cần được quy định đơn giản hơn, thời hạn giải quyết ngắn hơn so với giải quyết khiếu nại hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về cùng một nội dung. Luật Khiếu nại năm 2011 mới chỉ quy định hình thức khiếu nại trong trường hợp nhiều người khiếu nại về một nội dung (Điều 8) và không có quy định việc thụ lý, giải quyết trong trường hợp này. Do đó, trong thời gian tới cần bổ sung trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc khiếu nại nhiều người về cùng một nội dung và áp dụng thủ tục nhập vụ việc khiếu nại, quy định việc áp dụng viện dẫn kết quả giải quyết khiếu nại trước đó để giải quyết các vụ việc khiếu

nại có nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung nhưng thực hiện việc khiếu nại trong những thời điểm khác nhau.

Thứ sáu, bảo đảm sự thông suốt giữa công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư với hoạt động giải quyết khiếu nại, về tổ chức, chỉ nên thành lập mô hình tổ chức tiếp công dân phi tập trung, không thành lập Trụ sở tiếp công dân chung của các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương như hiện nay. Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư được cần xác định rõ là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và thủ trưởng phải thực hiện trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ.

Thứ bảy, hoàn thiện thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo hướng nếu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức nhà nước không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì công dân có quyền khởi kiện ra tòa án. Người nào bị thiệt hại do quyết định giải quyết khiếu nại không được thi hành sẽ được bồi thường. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại ngoài việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu còn có thể bị xử phạt.

Thứ tám, tăng cường thẩm quyền cho cơ quan thanh tra trong giải quyết các khiếu nại hành chính. Hiện nay, việc tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại hành chính chủ yếu do cơ quan thanh tra thực hiện. Tuy nhiên, do cơ quan thanh tra chỉ là cơ quan tham mưu, vì vậy, kết luận thanh tra và kết quả đôn đốc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật của cơ quan thanh tra phụ thuộc rất lớn vào thủ trưởng cơ quan hành chính. Để bảo đảm việc xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khách quan, chính xác và kịp thời, cần tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính, có cơ chế giải trình sự khác biệt giữa quyết định giải quyết khiếu nại

hành chính với kết luận thanh tra trên cơ sở quy định rõ giá trị của kết luận thanh tra về nội dung khiếu nại hành chính.

Ngoài ra, để bảo đảm thực hiện giải quyết khiếu nại, cần có trình tự,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại từ thực tiễn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)