7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Giải quyết khiếu nại nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền
Đề cao trách nhiệm, xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết khiếu nại đất đai; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của chính quyền, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức tốt công tác tiếp dân, triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ Đề án đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND các cấp trong huyện, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, thực sự “gần dân, hiểu dân” để làm tốt chức năng quản lý nhà nước, kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, khiếu nại đất đai của nhân dân.
Tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật; chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Khi phát sinh khiếu nại đất đai, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đồng thời xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp chấn chỉnh những tồn tại trong quản lý nhà nước, xử lý những cán bộ có hành vi vi phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết những bất cập của chính sách, pháp luật.
3.1.2. Giải quyết khiếu nại nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân công dân
Giải quyết khiếu nại qua thực tiễn từ thành phố Quảng ngãi trong thời gian qua về cơ bản đã đảm bảo được quyền khiếu nại, lợi ích hợp pháp của
công dân, đảm bảo được lợi ích Nhà nước - xã hội. Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật khác như đã trình bày ở chương 1. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, việc giải quyết tốt các khiếu nại thực chất là đã đảm bảo được quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Mọi khiếu nại đều được cơ quan Nhà nước tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, mọi hành vi thiếu trách nhiệm hay cản trở, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại đều phải xử lý nghiêm. Cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức gây thiệt hại cho công dân trong khi thực hiện giải quyết khiếu nại phải bồi thường. Các cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết các khiếu nại và thông qua việc giải quyết khiếu nại góp phần thực hiện dân chủ, công bằng xã hội.
Đề cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi bị xâm hại bởi cơ quan Nhà nước, đòi hỏi phải tăng cường vai trò cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại của các cơ quan Nhà nước.