Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị xã Hương Trà,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53 - 57)

Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Hương Trà là một trong chín huyện, thị, thành của tỉnh Thừa Thiên Huế; có toạ độ địa lý từ 16,31 đến 16,51 độ vĩ bắc, 107,27 đến 107,45 độ kinh đông, trung tâm thị xã Hương Trà cách thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 15 km đường bộ.

Địa giới hành chính được xác định như sau: phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang; phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới; phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới; phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông.

Sau năm 1975, huyện Hương Trà có 13 xã: Hương Bằng, Hương Chữ, Hương Hải, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Phú, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Toàn, Hương Văn, Hương Vinh, Hương Xuân. Ngày 11- 3-1977, huyện Hương Trà hợp nhất với các huyện Phong Điền, Quảng Điền thành huyện Hương Điền. Ngày 13-3-1979, thành lập ở vùng kinh tế mới Bình Điền, Khe Điêng một xã mới lấy tên là xã Hương Bình. Ngày 18-5- 1981, chuyển xã Hồng Tiến thuộc huyện A Lưới về huyện Hương Điền quản lý. Ngày 11-9-1981, các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hòa sáp nhập về huyện Hương Phú), một phần xã Hương Chữ (các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu) được sáp nhập vào thành phố Huế. Ngày 12-1-1984, tách thôn Tân Lập và thôn Phú Ốc của xã Hương Phú để thành lập thị trấn Tứ Hạ; tách thôn Lại Thành của xã Hương Phú để nhập vào

xã Hương Bằng thành một xã lấy tên là xã Hương Vân. Năm 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập, tách từ tỉnh Bình Trị Thiên. Tỉnh Thừa Thiên-Huế lúc đó có thành phố Huế và các huyện Hương Phú, Hương Điền, Phú Lộc và A Lưới. Hương Trà là một phần huyện Hương Điền. Tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương Điền thành ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà; đồng thời chuyển các xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh, Hương An, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ về huyện Hương Trà quản lý. Hương Trà trở về đơn vị hành chính cũ gồm 16 xã và 01 thị trấn. Đó là các xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương, Hương Phú và Thị trấn Tứ Hạ. Ngày 22-11-1995, sáp nhập xã Hương Phú vào thị trấn Tứ Hạ. Từ đó, huyện Hương Trà có 15 xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương và 1 thị trấn Tứ Hạ. Năm 2010, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương Trà được công nhận là đô thị loại IV. Ngày 15/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP thành lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Trà; đồng thời chuyển thị trấn Tứ Hạ và 6 xã: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân thành 7 phường có tên tương ứng.

Hiện nay toàn thị xã có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 phường: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Tứ Hạ và 9 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hồng Tiến, Hương Bình, Hương Phong, Hương Thọ, Hương Toàn, Hương Vinh. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 517,10 km2 (theo niên giám thống kê năm 2015. Địa hình đa dạng bao gồm 03 vùng là vùng miền núi và gò đồi có 05 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương Thọ; vùng

đồng bằng và bán sơn địa có 09 xã, phường: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Vinh, Tứ Hạ; vùng đầm phá và ven biển có 02 xã: Hương Phong và Hải Dương. Dân số của thị xã là 116.147 người (theo niên giám thống kê năm 2015).

Trên địa bàn thị xã có bờ biển dài 7 km, có quốc lộ 1A chạy ngang dài 12 km song song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có 2 con sông lớn của Tỉnh chảy qua: sông Bồ dài 25 km, sông Hương dài 20 km, có phá Tam Giang rộng 700 ha. Thị xã Hương Trà có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh và tiềm năng về phát triển kinh tế cùng với thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của tỉnh.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế 2.1.2.1. Về kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự suy thoái của nền kinh tế chung và sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng không ít đến tình hình phát triển kinh tế của thị xã, song kinh tế thị xã vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2017 là 14,35%/năm, năm 2018 ước 15,2% và bình quân tăng 14,6%/năm; quy mô nền kinh tế tăng 1,5 lần; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 40 triệu đồng/người/năm, tăng 1,20 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đến năm 2017 là 45,6% - 44,6% - 9,8%.

2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội

Mạng lưới trường lớp các cấp học, bậc học được sắp xếp đúngtheo quy hoạch; huy động và duy trì số lượng cơ bản đạt kế hoạch đề ra và chỉ tiêu phấn đấu của Nghị quyết Đại hội; chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên. Tiếp tục giữ vững thành quả phổ cập giáo dục ở các bậc học trên địa bàn; công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều tiến bộ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” dần đi vào nề nếp gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động triển khai trên địa bàn từng bước đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; có 16/16 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” được quan tâm. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội được quan tâm; làm tốt công tác vận động thực hiện bình đẳng giới.

2.1.2.3. Về an ninh - quốc phòng, cải cách hành chính

Công tác quốc phòng và quân sự địa phương được tăng cường; lực lượng dân quân, tự vệ đủ về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Thực hiện có kết quả công tác xây dựng phường, xã, đơn vị cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu gắn với công tác phòng, chống bão lụt và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện và diễn tập khu vực phòng thủ thị xã, diễn tập cụm phường, xã. Công an thị xã luôn chủ động nắm tình hình, triển khai nhiều kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm; không để hình thành tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, không để tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được thực hiện có hiệu quả trên cả diện và điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)