Các yếu tố tác động đến chất lượng công việc của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 71)

2.2. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Hương Trà,

2.2.5. Các yếu tố tác động đến chất lượng công việc của công chức cấp xã

Để có thể đánh giá thực trạng chất lượng công chức cấp xã, tác giả tiến hành gởi 177 phiếu khảo sát đến tổng số công chức của 16/16 xã, phường

về những yếu tố tác động đến chất lượng công việc chuyên môn của công chức cấp xã, số phiếu thu lại 165/177 phiếu cho thấy kết quả như sau:

- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Mức độ đáp ứng yêu cầu đối với kỹ năng này lần lượt là rất tốt 41,82% (69 người), tốt 46,67% (77 người) và chưa tốt 11,52% (19 người). Soạn thảo văn bản là một kỹ năng hết sức cơ bản của công chức. Số lượng công chức xã chưa có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ tương đối cao đối với công chức xã của thị xã là một ưu điểm rất lớn trong hoạt động công vụ hàng ngày của công chức cấp xã. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công chức chưa có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt.

- Giao tiếp hành chính: Nhìn chung công chức cấp xã được đánh giá có kỹ năng giao tiếp hành chính rất tốt và tốt chiếm 83,03% (137 người). Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng không nhỏ công chức cấp xã được đánh giá là có kỹ năng giao tiếp hành chính chưa tốt chiếm 16,97% (28 người).

- Tiếp nhận và xử lý thông tin: Công chức cấp xã được đánh giá có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin rất tốt và tốt chiếm 80,61% (133 người). Tuy nhiên, vẫn còn 19,39% (32 người) công chức được đánh giá chưa tốt trong kỹ năng này.

- Kỹ năng phối hợp trong công tác: Có 29,09% công chức (48 người) được đánh giá là rất tốt; có 53,33% (88 người) được đánh giá tốt và có 17,58% (29 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng phối hợp trong công tác.

- Kỹ năng phân tích và giải quyết công việc: Có 13,33% công chức (22 người) được đánh giá là rất tốt, có 60,00% (99 người) được đánh giá tốt và có 26,27% (11 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng phân tích và giải quyết công việc. Đây là một trong những kỹ năng khá quan trọng của công chức liên quan trực tiếp đến kết quả công việc của công chức. Số người được đánh giá có kỹ năng phân tích và giải quyết công việc được

đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ còn cao (26,67% tổng số công chức) phản ánh năng lực thực hành ở góc độ này còn khá hạn chế.

- Kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo: Có 21,82% (36 người) công chức được đánh giá là rất tốt; có 40,61% (67 người) được đánh giá tốt và có 37,58% (67 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo. Về lĩnh vực chuyên môn đây là một kỹ năng quan trọng, một trong những nội dung cụ thể chỉ khả năng tham mưu của công chức. Như vậy, bên cạnh đa phần công chức được đánh giá tốt và rất tốt trong kỹ năng này, thì vẫn còn đến 37,58% còn hạn chế về kỹ năng tham mưu quan trọng này.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Chỉ có 17,58% công chức (29 người) được đánh giá là rất tốt; có 49,09% (81 người) được đánh giá tốt và có đến 33,33% (55 người) được đánh giá là chưa tốt trong kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm giúp cho mỗi công chức vừa có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình được giao, qua đó hoàn thành tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Tuy nhiên, tỷ lệ chưa tốt trong kỹ năng làm việc nhóm chiếm còn cao, mặc dù đây là một kỹ năng không phức tạp, do đó trong thời gian tới cần phải phải thay đổi tâm lý, thói quen, phong cách làm việc của công chức để thực hiện tốt hơn kỹ năng này.

- Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân: Có 33,94% công chức (56 người) được đánh giá là rất tốt; có 50,91% (84 người) được đánh giá tốt và có 15,15% (25 người) chưa tốt trong kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân. Lập kế hoạch công tác cá nhân là quá trình sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc để đạt được mục tiêu trong thời gian cho trước, qua đó xác định các biện pháp và nguồn lực cho từng công việc. Đối với công chức xã thì đây đơn giản được hiểu là lịch công tác ngày, tuần, tháng, quý và năm của mỗi người trên cơ sở lịch công tác của HĐND, UBND xã, thị trấn. Về cơ bản, phần lớn công chức đã được đánh giá là tốt và rất tốt trong kỹ năng này chiếm 84,85%. Tuy nhiên vẫn còn 15,15% chưa thực hiện tốt kỹ năng này; đây đồng thời cũng

là yếu tố thuộc về vấn đề ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy quy chế làm việc của cơ quan, cần được chấn chỉnh kịp thời.

- Kỹ năng sử dụng Internet: Có đến 79,78% công chức (131 người) được đánh giá là rất tốt; có 15,15% (25 người) được đánh giá tốt, và 5,45% (09 người) được đánh giá chưa tốt về kỹ năng sử dụng Internet.

- Kỹ năng nghe, gọi điện thoại: Có 50,91 % công chức (84 người) được đánh giá là rất tốt về kỹ năng nghe và gọi điện thoại; có 37,58% (62 người) được đánh giá tốt; có 11,52% (19 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng cơ bản này. Điện thoại là một phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của mỗi người chúng ta. Khả năng giao tiếp qua điện thoại không chỉ nói lên tính cách cá nhân của mỗi công chức mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của công sở. Vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ công chức không thực hiện tốt kỹ năng này là một vấn đề đặt ra cho các UBND xã trong thời gian tới.

- Kỹ năng tiếp công dân: Có 43,64% công chức (72 người) được đánh giá là có kỹ năng tiếp công dân rất tốt; có 45,45% (75 người) được đánh giá tốt nhưng cũng có 10,91% (18 người) được đánh giá là chưa tốt trong kỹ năng tiếp công dân. Thực hiện tốt việc tiếp công dân là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với Nhân dân, sẽ tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của Nhân dân, xây dựng niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan Nhà nước. Cũng thông qua việc tiếp công dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, giải quyết tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hàng năm tỉnh đều có tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng tiếp công dân cho đội ngũ cán bộ, công chức thị xã, xã, nhất là bộ phận phụ trách một cửa. Các khóa tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng tiếp dân cho đội ngũ công chức cấp xã.

Bảng 2.8. Mức độ đáp ứng kỹ năng để làm được công việc STT Kỹ năng Mức độ và tỷ lệ lựa chọn Rất tốt Tốt Chưa tốt Yếu SN % SN % SN % SN %

1 Soạn thảo văn bản 69 41.82 77 46.67 19 11.52 2 Giao tiếp hành chính 66 40.00 71 43.03 28 16.97 3 Tiếp nhận và xử lý

TT 33 20.00 100 60.61 32 19.39 4 Phối hợp trong

công tác 48 29.09 88 53.33 29 17.58 5 Phân tích và giải quyết công việc

22 13.33 99 60.00 44 26.67 6 Tổng hợp, viết báo

cáo 36 21.82 67 40.61 62 37.58 7 Làm việc nhóm 29 17.58 81 49.09 55 33.33 8 Lập kế hoạch Công tác cá nhân 56 33.94 84 50.91 25 15.15 9 Sử dụng Internet 131 79.39 25 15.15 9 5.45 10 Nghe, gọi điện

thoại 84 50.91 62 37.58 19 11.52 11 Tiếp công dân 72 43.64 75 45.45 18 10.91

Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 71)