Vị trí, vai trò của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 27 - 29)

1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã

1.1.4. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã

Công chức xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với Nhân dân, thực hiện hoạt động quản lí nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai

thực hiện trong cuộc sống; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư và huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội.

Công chức xã là nguồn nhân lực quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở, là bộ phận cấu thành của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Do tính chất và nhiệm vụ được giao, đội ngũ công chức chuyên môn xã phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, mọi việc mà công chức chuyên môn làm đều có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân.

Chính vì vậy, đội ngũ công chức chuyên môn đó có một vai trò hết sức quan trọng. Họ là người hiểu rõ chính sách, pháp luật của Nhà nước, họ tham mưu nhưng cũng có thể chi phối được Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch UBND, nâng cao hoặc hạn chế vai trò, uy tín lãnh đạo của lãnh đạo UBND xã. Do điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết ở địa phương bị hạn chế, các công chức chuyên môn đôi khi còn là “bộ nhớ” về các số liệu, dữ kiện trong thời gian phụ trách công việc. Vì vậy, họ có tác động rất lớn đến đội ngũ những người kế thừa sau đó.

Trong công việc, công chức chuyên môn là người đóng nhiều vai trò khác nhau: vừa là người đại diện cho Nhà nước thực hiện công vụ trong lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, vừa là người thừa hành, tham mưu cho lãnh đạo UBND trong quan hệ trực tiếp hàng ngày với nhân dân. Công chức xã phải có nghĩa vụ thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước với thẩm quyền được giao. Với những đối tượng trong phạm vi quyền hạn mình quản lý, mỗi khi có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc có những quyết định của cấp trên, với cương vị công tác của mình, công chức chuyên môn có nhiệm vụ kết hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương tổ chức tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và hướng dẫn Nhân dân thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Như vậy, ngoài vai trò là người quản lý, họ còn

đóng vai trò như một tuyên truyền viên tích cực. Ở đâu công tác tuyên truyền tốt thì ở đó việc giải quyết các vấn đề của địa phương đó luôn luôn hiệu quả và được lòng Nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có được Nhân dân ủng hộ hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vận động, tuyên truyền, thuyết phục của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói chung và không thể thiếu vai trò, trách nhiệm của đội ngũ công chức cấp xã - những người có trình độ chuyên môn nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...

Ở vị trí công chức xã, ngoài việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống thì họ còn phải giải quyết những mặt trái, những tình huống nảy sinh khi thực hiện công việc; là người kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp trong những quyết định của cấp trên và phát hiện, kiến nghị giải quyết những vấn đề nảy sinh đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)