Khen thưởng, kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 50 - 53)

1.4. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

1.4.8. Khen thưởng, kỷ luật công chức

Khen thưởng đối với công chức cấp xã là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với công chức có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỷ luật công chức cấp xã là những quy định để cho đội ngũ ngày làm việc có kết quả; tính chất của kỷ luật là bắt buộc, nếu vi phạm thì sẽ bị thi hành kỷ luật bằng các hình thức thích hợp.

Khen thưởng và kỷ luật là hai hoạt động luôn song hành với nhau. Một bên là để động viên những người làm tốt, có thành tích xuất sắc, một bên là để răn đe, chấn chỉnh đối với người làm không tốt, làm sai. Để phát huy đúng vai trò, ý nghĩa của nó, việc khen thưởng, thi hành kỷ luật phải đúng người, đúng việc, đúng tính chất, mức độ.

Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, không được xem nhẹ các hoạt động như khen thưởng, kỷ luật vì đây là hai hoạt động hướng đến điều chỉnh tâm lý của công chức, là yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi của công chức.

Nói tóm lại, Để có thể đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương nhân tố hàng đầu phải chú trọng đó là chất lượng đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng. Dưới góc độ lý luận, việc đặt ra nghiên cứu những vấn đề như quan niệm về chất lượng công chức cấp xã, việc xác định các nhân tố và tiêu chí đánh giá chất lượng

công chức cấp xã là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về công chức cấp xã và chất lượng công chức cấp xã là nền tảng để đánh giá đúng thực trạng chất lượng công chức cấp xã thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay; từ đó đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tiểu kết chương 1

Chính quyền cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống các cấp chính quyền của nước ta, là cấp cơ sở, là nền tảng của hệ thống chính trị, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Công chức xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với Nhân dân, thực hiện hoạt động quản lí nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư và huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Công chức xã là nguồn nhân lực quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở, là bộ phận cấu thành của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Do tính chất và nhiệm vụ được giao, đội ngũ công chức chuyên môn xã phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, mọi việc mà công chức chuyên môn làm đều có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân

Để làm cơ sở khoa học nghiên cứu chương 2, trong chương 1 tác giả đã trình bày và khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và cải cách nền hành chính nhà nước.

Kết quả nghiên cứu Chương 1 làm căn cứ khoa học để tác giả nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC cấp xã, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)