Đặc điểm về lực lượng lao động với các doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TNCN

1.4.2. Đặc điểm về lực lượng lao động với các doanh nghiệp xây dựng

Theo thống kê của cơ quan thuế, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trong những năm gần đây ngày càng tăng về số lượng cũng như đóng góp số thu ngân sách trên địa bàn ngày càng lớn. Ngoài ra, trên địa bàn quận cũng xuất hiện một lực lượng lớn lao động ngoại tỉnh đổ về quận để lao động trong lĩnh vực này ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Quận.

Bảng 1. 1. Tình hình các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn quận Lê Chân

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng DN ngành nghề xây dựng 671 723 780 840 892

DN đang hoạt động 211 239 272 317 365

(Nguồn: Số liệu thống kê trên hệ thống quản lý thuế tập trung TMS)

Quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tại các doanh nghiệp xây dựng là một chuyên đề quan trọng trong công văn chỉ đạo của Tổng cục thuế, Cục thuế về việc rà soát, kiểm tra các vi phạm liên quan tới thuế TNCN từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ 2 nơi trở lên và số tiền còn phải nộp thêm vào NSNN. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng quản lý đối tượng người nộp thuế đa dạng, phản ánh gần như đầy đủ các đối tượng người nộp thuế TNCN trong luật

quản lý thuế TNCN. Ngoài ra, các doanh nghiệp xây dựng cũng thuộc những đơn vị vi phạm về Luật quản lý thuế TNCN nhiều nhất, do các doanh nghiệp xây dựng thường xuyên

- Lực lượng lao động đa dạng theo lứa tuổi, vùng miền và trình độ học vấn - Tỷ lệ đóng Bảo hiểm Xã hội theo quy định thấp

- Lao động thường không ổn định.

- Lao động thời vụ & lao động không ký hợp đồng lao động thường có trình độ học vấn thấp, lao động chân tay.

- Chi phí tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng lớn, ảnh hưởng lớn tới thuế TNDN phải nộp

Theo thống kê của Bộ xây dựng, Tổng số người lao động ngành xây dựng là 204.097 người lao động, trong đó lao động xây dựng chiếm tỷ lệ 40,54%, lao động lắp máy: 13,64%, lao động sản xuất vật liệu xây dựng: 20,27%, lao động cơ khí: 11,72% và lao động phổ thông: 13,82%. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ rất thấp, lao động có tay nghề bậc cao (bậc 5, 6, 7 và vượt khung) chỉ chiếm 16,84% còn lại thợ bậc 1, 2 và lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao. Mặt khác, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện sống của người lao động còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng đến cường độ và năng suất lao động. Ðội ngũ lao động ngành xây dựng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Số lượng lao động có trình độ trung cấp nghề và lao động kỹ thuật được đào tạo có xu hướng giảm, trong khi đội ngũ thợ bậc cao, lành nghề, chuyên biệt tuổi đời ngày càng cao chậm được bổ sung. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn nhiều. Mức độ thành thạo, tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. Do đó, nhiều nơi, nhiều lúc một bộ phận lao động ngành xây dựng chưa đáp ứng với yêu cầu trình độ công nghệ và tốc độ phát triển sản xuất của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng (Trang 29 - 30)