CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TNCN
1.5. Kinh nghiệm một số đơn vị trong công tác quản lý thuế TNCN từ tiền
công, tiền lương
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh là đơn vị có số thu lớn nhất nước, chiếm trên 1/3 tổng số thu của cả nước và là nơi tập trung nhiều người nộp thuế có thu nhập từ tiền công, tiền lương tương đối cao. Hàng năm, Cục thuế đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ NSNN với số thu năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng giữ vững ổn định tài chính vĩ mô, động viên nguồn lực phục vụ phát triển, thiết thực đóng góp tăng trưởng kinh tế, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư nhiều công trình về hạ tầng, tích lũy và thực hiện chế độ lương mới.
Là đơn vị dẫn đầu ngành thuế trong nhiều lĩnh vực quản lý thuế và được chọn làm thí điểm trong việc áp dụng các Luật thuế, các quy trình quản lý thu thuế mới được toàn ngành học tập, trong đó có cả quản lý thuế TNCN.
Đạt được thành quả đó trong tổ chức quản lý thuế Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, về tổ chức công tác quản lý thuế TNCN:
Để quản lý tốt các đối tượng nộp thuế TNCN trước hết phải tuyên truyền tốt đến các doanh nghiệp về Luật quản lý thuế, công tác đăng ký thuế, kê khai thuế & quyết toán thuế TNCN. Rà soát các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ công tác đăng ký thuế, kê khai & quyết toán thuế. Yêu cầu các doanh nghiệp cấp MST cá nhân, người phụ thuộc cho toàn bộ người lao động theo quy định.
Phân công rõ trách nhiệm quản lý thuế TNCN cho từng cá nhân, bộ phận quản lý, đôn đốc kê khai, nộp thuế của các cá nhân thuộc diện phải nộp thuế TNCN trong danh sách được kết xuất từ ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS. Từ đó, phân tích đánh giá, phân loại các cá nhân thuộc diện rủi ro về thuế TNCN, gửi danh sách rủi ro về thuế TNCN thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận để các Đội thuế tiếp tục xử lý.
Kiểm tra hoặc yêu cầu giải trình bổ sung đối với các cá nhân thuộc diện rủi ro cao về thuế TNCN thuộc diện phải quyết toán tại Chi cục thuế. Qua đó, tính lại số thuế TNCN phải nộp yêu cầu cá nhân phải nộp đúng, đủ theo quy định của pháp luật. Nếu có vi phạm sẽ tiến hành truy thu, xử lý đúng theo quy đinh.
Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính về thuế
Tổ chức các trung tâm hỗ trợ, tư vấn miễn phí về Thuế
Thực hiện thành công công tác cải cách hành chính với mục tiêu đơn giản, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ người bạn đồng hành giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nước.
Thứ ba, về ứng dụng công nghệ thông tin
Là đơn vị tiên phong trong ngành thuế ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Các ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng trong công tác đăng ký thuế, Kiểm tra thuế… Kết phối hợp với các đơn vị, ban ngành trong công tác quản lý như Sở kế hoạch đầu tư, bảo hiểm Xã hội. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của đơn vị.
Kinh nghiệm của Thành phố Hạ Long
Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN:
Thành lập bộ phận chuyên trách về công tác tuyền phổ biến chính sách thuế đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố, xây dựng và lập kế hoạch chỉ đạo các bộ phận phối hợp với các đơn vị tổ chức có liên quan đưa pháp luật thuế đi sâu vào đời sống của tổ chức và người dân thành phố.
Hàng năm, Cục Thuế tỉnh xây dựng, lập kế hoạch và chỉ đạo các bộ phận trong đơn vị. Đồng thời phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thống nhất công tác tuyên truyền trong toàn thành phố. Kế hoạch tuyên truyền hàng năm được UBND thành phố, thành ủy phê duyệt trong đó quy định kế hoạch tuyên truyền của ngành thuế, các cơ quan tuyên truyền, tuyên truyền với nội dung trọng tâm, trọng điểm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí.
Tổ chức hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn là một nội dung quan trọng được thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện.
Hoạt động của các tổ chức tư vấn về thuế là cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp như: thông tin kinh tế, chính sách và nghiệp vụ thuế, tình hình kê
khai thuế, làm trung gian giải quyết các vướng mắc giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp; Hướng dẫn và đào tạo cán bộ doanh nghiệp nắm vững chính sách thuế và nghiệp vụ thuế. Phí thu khi thực hiện tư vấn được UBND thành phố quy định và quản lý khống chế theo mức phí tối đa.
Thứ hai, Công tác Kiểm tra thuế TNCN:
Chi cục thuế TP. Hạ Long thực hiện thành lập Kiểm tra thuế chuyên đề về thuế TNCN chuyên sâu, theo từng chuyên đề: Xây dựng, vận tải, ăn uống… hoặc cá nhân thuộc diện quyết toán thuế TNCN phải nộp thêm.
Kinh nghiệm thu được đối với Chi cục thuế Khu vực Lê Chân – Dương Kinh
Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN
Thứ hai, công tác cải cách hành chính trong công tác quản lý thuế Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế
Thứ tư, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế
Thứ năm, công tác kết phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý thuế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THU THUẾ TNCN TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG THUỘC KHU
VỰC LÊ CHÂN