Công tác Kiểm tra thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TNCN

3.3. Biện pháp tăng cường thu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tại các

3.3.4. Công tác Kiểm tra thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương

Thứ nhất, Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ và kiểm tra chuyên đề hoặc đột xuất đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế TNCN từ tiền công, tiền lương

Hàng năm, Chi cục thuế lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các doanh nghiệp. Trong quyết định kiểm tra thuế tại doanh nghiệp thường kết phối hợp kiểm tra thuế TNCN từ tiền công, tiền lương với các sắc thuế khác.

Xây dựng các chuyên đề kiểm tra chuyên sâu về thuế TNCN từ tiền công, tiền lương, đặc biệt là đối với ngành nghề xây dựng với đặc điểm nhiều nhân công lao động, chi phí nhân công cao, thuế TNDN phải nộp thấp để đưa vào kế hoạch kiểm tra của Chi cục.

Đưa các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế TNCN từ tiêng công, tiền lương vào danh sách kiểm tra đột xuất

Thứ hai, Thường xuyên phân tích rủi ro cao về thuế TNCN từ tiền công, tiền lương để đưa vào danh sách kiểm tra

Các doanh nghiệp rủi ro cao về thuế TNCN từ tiền công, tiền lương: - Không đăng ký MST cho người lao động, người phụ thuộc.

- Không tạm khấu trừ đối với các cá nhân không có hợp đồng lao động, hợp đồng thời vụ, thu nhập bán thời gian, cộng tác viên… - Nhiều cá nhân có nhiều nguồn thu nhập chưa khấu trừ thuế theo

đúng quy định.

- Doạnh nghiệp có lao động không thường xuyên

- Nhiều lao động là học sinh, sinh viên hoặc người đã nghỉ hưu

Công tác phân tích rủi ro về thuế TNCN từ tiền công, tiền lương đóng góp một phần rất quan trọng trong công tác kiểm tra, giúp cơ quan thuế phân loại doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu, trọng tâm từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả đồng thời không ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh

Thứ ba, Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế và báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Kiểm tra hồ sơ lao động:

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thời vụ đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng thì việc kiểm tra hồ sơ lao động là rất cần thiết.

- Kiểm tra việc khấu trừ thuế TNCN từ tiền công, tiền lương; - Kiểm tra cá nhân có nhiều nguồn thu nhập:

Riêng với ngành nghề xây dưng đặc biệt là kiểm soát đối với cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, đặc biệt là các cá nhân là kiến trúc sư, giám đốc điều hành và những lao động bán thời gian:

Về công tác kiểm soát thu nhập từ nhiều nguồn, hiện nay Tổng cục thuế đã hỗ trợ Kiểm tra được cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như: Chưa xác định được tiền lương các đơn vị khác chi trả như thế nào nếu mã số thuế cá nhân không thuộc đơn vị quản lý mã số thuế, chưa liên thông với bảo hiểm Xã hội… Do đó, việc xác minh nhiều nguồn thu nhập cần có sự phối hợp với các cơ quan thuế khác nhau và đơn vị bảo hiểm Xã hội để xác minh chính xác nguồn thu nhập của cá nhân người lao động.

- Kiểm tra cam kết thu nhập;

- Kiểm tra thông báo thu nhập của NLĐ; - Kiểm tra ủy quyền quyết toán của NLĐ; - Kiểm tra tính xác thực của NLĐ:

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc chi trả tiền lương cho người lao động tính làm chi phí phải trả cho người lao động, làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Do đó, doanh nghiệp đã cố tình sử dụng mã số thuế của người lao động không có ký hợp đồng lao động hoặc ký giả hợp đồng lao động. Khi cơ quan thuế qua rà soát, phát hiện thì thấy rất nhiều lao động thuộc diện là người phụ thuộc, học sinh, sinh viên, người lao động quá tuổi lao động, lao động nông nghiệp ở vùng quê… không có trực tiếp lao động tại các đơn vị.

- Kiểm tra thời gian ký HĐLĐ;

- Kiểm tra giảm trừ người phụ thuộc của NLĐ; - Kiểm tra các khoản giảm trừ:

Hồ sơ của người phụ thuộc có nhiều người cùng kê khai, ví dụ: bố, mẹ, con cái…khi kê khai người phụ thuộc chỉ được 1 cá nhân kê khai. Tuy nhiên, trên hệ thống Kiểm tra quản lý thuế. Cùng 1 mã số thuế người phụ thuộc có cùng một lúc nhiều cá nhân đăng ký được giảm trừ.

Thời gian được giảm trừ: hằng năm không đăng ký lại thời gian giảm trừ thuế TNCN cho người phụ thuộc. Do đó, khi người phụ thuộc không thuộc diện được giảm trừ vẫn kê khai giảm trừ. Ví dụ: Bố mẹ đã mất, con cái hết tuổi được giảm trừ…

Đối tượng được giảm trừ: Nhiều cá nhân kê khai sai đối tượng được giảm trừ, hoặc các đối tượng được giảm trừ vẫn có thu nhập…

- Kiểm tra các khoản chi ngoài định mức:

Chưa kê khai đầy đủ các lợi ích cá nhân để xác định vào thu nhập chịu thuế TNCN như: tiền ăn, tiền nhà, tiền thuê xe riêng, thẻ tạm trú, dịch vụ sức khỏe, phí tập thể dục, phí golf, vé máy bay về nước vượt quy định… Ví dụ: Tiền ăn ca không vuợt quá 730.000 Đ….

Thứ tư, Áp dụng kiểm tra thuế TNCN từ tiền công, tiền lương qua máy tính

Để đảm bảo việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN của các tổ chức, đơn vị đúng theo quy định, góp phần chống thất thu NSNN, Việc rà soát thông tin trên ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS nhằm đưa ra danh sách các tổ chức, đơn vị và cá nhân có rủi ro trong việc thực hiện kê khai, khấu trừ thuế TNCN. Theo đó, Chi cục Thuế tiến hành Kiểm tra, rà soát việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn quản lý theo các chuyên đề chuyên sâu đối với các tổ chức, đơn vị chưa thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định.

Cần kết hợp kiểm tra chi phí tiền lương tính thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập chịu thuế từ lương của NLĐ;

Việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, cũng như cố tình kê khai sai thuế TNCN từ tiền công, tiền lương làm tăng chi phí tiền lương của doanh nghiệp, giảm số thuế TNDN phải nộp. Do đó, trong quá trình kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các bước xác minh, tính thuế đầy đủ các khoản thuế phải nộp đồng thời truy thu thuế TNDN, kê khai sai cũng như chậm nộp tiền thuế theo đunga quy định. Ngoài ra còn liên quan tới việc thu nhập từ nhiều nơi, khấu trừ thuế của người lao động.

Phương pháp tổ chức triển khai Kiểm tra

Đội Kê khai – kế toán thuế & tin học khai thác thông tin trên hệ thống ứng dụng của ngành (Tờ khai quyết toán thuế TNCN, Báo cáo Tài chính của NNT) để Kiểm tra, rà soát việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với những đơn vị, tổ chức. Lập danh sách các đơn vị, tổ chức có rủi ro trong việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN.

Trên cơ sở danh sách các đơn vị, tổ chức có rủi ro trong việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN, Đội Kê Khai – Kế toán thuế & tin học trình lãnh đạo Chi cục Thuế giao cho các Đội Kiểm tra thuế kết hợp với Đội KK-KTT&TH tiến hành Kiểm tra các đơn vị, tổ chức này. Cơ quan Thuế lựa chọn phương pháp Kiểm tra phù hợp, tránh chồng chéo trong quá trình Kiểm tra (có thể Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế hoặc kết hợp Kiểm tra việc chấp hành pháp

luật luật thuế tại trụ sở NNT) để Kiểm tra việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với các tổ chức, đơn vị và cá nhân có rủi ro.

Định kỳ hàng quý (hoặc 6 tháng) các Đội Kiểm tra thuế, Đội KK- KTT&TH, Chi cục Thuế báo cáo kết quả thực hiện Kiểm tra việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN của các đơn vị, tổ chức có rủi ro trong việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN.

Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra tiếp cận với các thông lệ quốc tế tốt thông qua việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử; Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro; Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế như là một biện pháp hiệu quả để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế. Giảm khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế. Hiệu quả và hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế được nâng cao, phù hợp với quy định pháp luật và sát với thực tiễn của ngành, đơn giản, công khai, minh bạch và tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng (Trang 78 - 82)