CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TNCN
2.2. Thực trạng quản lý thuế TNCN tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa
2.2.5. Công tác Quản lý nợ thuế
Công tác quản lý nợ thuế TNCN là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương. Tuy nhiên, thuế TNCN khác với các loại thuế khác trong cơ cấu thu của Chi cục thuế. Các loại thuế khác thu trực tiếp người nộp thuế được quản lý tại Chi cục thuế (các doanh nghiệp và hộ kinh doanh) hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Lê Chân. Tuy nhiên, Thuế TNCN từ tiền công, tiền lương phát sinh chủ yếu là việc khấu trừ của người lao động. Do đó việc khấu trừ tiền thuế đối với các nhân của người lao động là hết sức khó khăn.
Một là, từ các doanh nghiệp có khấu trừ thuế TNCN hoặc có ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Việc đôn đốc nợ thuế TNCN tại doanh nghiệp được thực hiện giống các loại thuế khác phát sinh tại các doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý nợ các đối tượng này thực hiện tương đối tốt, số nợ thuế TNCN hàng năm ngày càng được giảm dưới 2% tổng thuế phát sinh.
Hai là, từ các cá nhân thuộc diện quyết toán thuế TNCN tại Chi cục thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh (quận Lê Chân). Các đối tượng này quản lý tương đối khó khăn, người lao động không có địa chỉ rõ ràng, thường xuyên thay đổi nơi làm việc, nơi ở. Do đó, việc thông báo tới người nộp thuế về nghĩa vụ nộp thuế tương đối khó khăn. Các cá nhân lợi dụng Luật thuế TNCN được tự quyết toán, cam kết thu nhập trong năm dẫn tới việc không khấu trừ taị nguồn tại nơi chi trả. Do đó cố tình không kê khai, quyết toán & nộp thuế
TNCN dẫn tới thuế TNCN còn tồn đọng trên hệ thống quản lý thuế tập trung TMS là tương đối lớn.
Bảng 2.4. Tình hình quản lý nợ thuế
Năm Tổng thu thuế TNCN/ Triệu đồng Tổng nợ/ Triệu đồng Tỷ lệ nợ đọng(%) 2016 1.384 993 72 2017 2.149 771 36 2018 4.059 1.403 35 2019 5.085 672 13 2020 6.020 117 2
( Nguồn:Số liệu báo cáo Đội Quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế)
Thực hiện tốt công tác quản lý & thu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương. Số nợ thuế từ TNCN từ tiền công, tiền lương nói chung và đối với các xây dựng nói riêng ngày càng giảm đối với tổng số thuế TNCN từ tiền công, tiền lương đã thu. Những năm đầu thực hiện công tác quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương, nợ đọng năm 2016 lên tới 72% và giảm dần qua các năm và đến năm 2020 đã giảm xuống dưới 2% trên tổng số thu thuế TNCN.
Việc nợ đọng Thuế TNCN từ tiền công, tiền lương từ năm 2016-2020 có xu hướng giảm mạnh. Có được thành quả đó trước hết 1 phần phản ánh việc tuân thủ kê khai nộp thuế TNCN ngày càng tốt. Những năm đầu triển khai công tác quản lý thuế đối với các đối tượng có thu nhập có thu nhập từ 2 nơi trở lên phải nộp thêm vào NSNN. Việc triển khai phân loại rủi ro và thực hiện kiểm tra chuyên đề đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Quận dẫn tới phát hiện một loạt sai xót trong quá trình thực hiện kê khai, nộp thuế và cả những vi phạm pháp luật Thuế. Từ đó việc nợ đọng thuế TNCN từ tiền công, tiền lương giảm và dần vào ổn định.
Để đạt được kết quả đó, việc đảm bảo kê khai & truy thu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương được nộp đúng hạn vào NSNN, đồng thời đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế TNCN của NNT trước hết phải nói là Chi cục thuế đã
chú trọng triển khai nhiều biện pháp phù hợp, thường xuyên và quyết liệt trong công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Để đảm bảo chỉ tiêu thu nợ, giảm số tiện nợ đọng thuế TNCN từ tiền công, tiền lương Chi cục thuế đã yêu cầu kết phối hợp giữa các đội có liên quan thực hiện thường xuyên đôn đốc nợ đọng, giao chỉ tiêu nợ đọng cho từng Đội thuế. Đề xuất, tham mưu với UBND quận về công tác chống thất thu & nợ đọng thuế trên địa bàn để kết phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý thuế. Ví dụ như với phòng thông tin, công an, ngân hàng… vừa để tuyên truyền, xác định thông tin cũng như cưỡng chế tài khoản ngân hàng khi cần thiết.
Tiến hàng rà soát, đối chiếu và phân loại nợ để có những biện pháp phù hợp để đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về pháp luật thuế TNCN, cam kết nộp thuế theo lộ trình. Xây dựng kế hoạch theo quy trình quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế. Thực hiện các bước trong quy trình quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế theo quy định.
Nguyên nhân của việc nợ đọng thuế TNCN từ tiền công, tiền lương
Về phía người nộp thuế:
Do việc tuân thủ pháp luật thuế TNCN của NNT, thuế TNCN từ tiền công, tiền lương đánh trực tiếp vào thu nhập người lao động. Trình độ hiểu biết cũng như việc tuân thủ pháp luật thuế đối với các đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân còn thấp.
Do tính chất phức tạp của thuế TNCN từ tiền công, tiền lương đôi lúc NNT không nắm rõ các quy định liên quan đến thuế TNCN, Doanh nghiệp tận dụng kẻ hở của pháp luật thuế cố tình trốn thuế.
Về phía cơ quan thuế:
Chưa thực sự quyết liệt trong công tác quản lý thuế.
Chưa lập, hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế để có sự kết phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan để thu hồi nợ đọng thuế kịp thời, thường xuyên.
Là một sắc thuế tương đối nhạy cảm, phụ thuộc nhiều vào tình hình tự khai, tự nộp của NNT.
Chưa có cơ chế cưỡng chế phù hợp, đủ sức răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật thuế TNCN.