Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng (Trang 89 - 96)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TNCN

3.4. Kiến nghị

3.4.4. Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan

Chi cục Thuế cần có sự kết phối hợp với các sở ban ngành thực hiện về công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin người nộp thuế, Kiểm tra thuế. Tham

mưu với UBDN quận để ký quy chế kết phối hợp, trao đổi thông tin với các sở ban ngành liên quan.

Các đơn vị truyền hình, báo đài địa phương, văn văn hóa thông tin quận thực hiện tốt công tác tuyên truyền

Kết phối hợp với phòng Thông tin của quận, phường, Phòng giáo dục đào tạo, đài phát thanh truyền hình thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật Thuế cũng như các văn bản pháp luật Thuế mới được ban hành, bổ sung, sửa đổi tới các tổ chức, cá nhân.

Đối với lực lượng công an địa phương

Công an các cấp có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xử lý các trường hợp vi phạm có hành vi chống đối lại cơ quan thuế, không chịu thực hiện các thông báo xử phạt của cơ quan thuế... Việc này không chỉ giảm bớt gắng nặng cho cơ quan thuế mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế TNCN.

Trao đổi thông tin:

Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp đồng bộ với các đơn vị liên quan trong việc quản lý đối tượng lao động cũng như kết hợp trong công tác xử lý vi phạm là điều hết sức cần thiết. Các đơn vị cần có nghĩa vụ chỉ đạo các đơn vị thuộc quản lý mình thực hiện nghiêm túc khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả. Bảo hiểm Xã hội, Sở lao động thương binh Xã hội, Sở kế hoạch đầu tư có trách nhiệm thông báo chính xác số lao động ở các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện...

Đối với cơ quan thuế khác

Cần xây dựng cơ chế kết phối hợp giữa các cơ quan thuế liên quan tới việc xác minh thông tin người lao động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác trao đổi thông tin, quản lý văn bản đi đến liên thông trong nội bộ ngành, ứng dụng ký số trên văn bản đi đến trên hệ thống quản lý văn bản Edoc để giảm thời gian xác minh thông tin trong công tác quản lý thuế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình làm việc, nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn quận, tác giả nhận thấy rằng tình hình quản lý thuế TNCN tại các doanh nghiệp này gặp hầu hết các tình huống cần xử lý, các bất câp trong việc quản lý thuế TNCN từ tiền công tiền lương tại Chi cục thuế Khu vực Lê Chân – Dương Kinh (địa bàn quận Lê Chân). Qua đây, tác giả đưa ra một số ý kiến kết luận vể tình hình quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương trên địa bàn quận như sau:

Đây là một sắc thuế trực thu, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương (TNCN từ tiền công tiền lương) vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các khoản giảm trừ. Do đó, việc thực hiện là tương đối phức tạp, khó có sự đồng thuận từ cá nhân cũng như các doanh nghiệp sử dụng lao động.

Công tác quản lý thuế TNCN cũng gặp rất nhiều khó khăn về việc cơ chế chính sách liên quan đến Luật thuế TNCN cũng như sự phát triển về kinh tế Xã hội. Do chính sách thuế TNCN thường xuyên thay đổi, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống Xã hội, chưa có được sự đồng thuận của các tầng lớp người lao động trong Xã hội và chưa có được những giải pháp xử lý đủ mạnh để răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

Việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng những kẽ hở của văn bản pháp luật về thuế, thuế TNCN cũng như công tác quản lý thuế của cơ quan thuế thực hiện những hành vi trốn thuế TNCN cũng như thuế TNCN.

Qua phân tích đánh giá tình hình thực trạng công tác quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tại các doanh nghiệp xây dựng tại địa bàn quận Lê Chân do Chi cục thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh quản lý, cho ta thấy:

Mặc dù sau khi có chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Thuế, Cục thuế TP Hải Phòng trong công tác quản lý thuế TNCN, đặc biệt là công tác quản lý thuế TNCN đối với các nhân có nhiều nguồn trên địa bàn quận, Chi cục thuế Khu

vực Lê Chân – Dương Kinh, đặc biệt tại địa bàn quận Lê Chân đã nghiên cứu các phương án thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục thuế TP. Hải Phòng cùng với các bài học kinh nghiệm của các đơn vị khác trong việc triển khai thu và quản lý thuế TNCN từ tiền công tiền lương đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng đột biến đồng thời cũng tăng thu vào NSNN thuế ngoài quốc doanh ( ở đây là thuế TNDN) tại các doanh nghiệp, làm trong sạch, tạo môi trường công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục đó là:

Thứ nhất: Mặc dù luật Quản lý thuế đã qui định các tổ chức, cá nhân chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm, đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt trong điều kiện phát triển và hội nhập nhưng trên thực tế, cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện nhất định chứ không phải là cho toàn bộ các đối tượng nộp thuế. Trong thực tế lại áp dụng chung cho tất cả mọi đối tượng người nộp thuế.

Do đó, công tác quản lý thu để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại đối tượng NNT, các sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý thuế và có lộ trình quản lý phù hợp.

Thứ hai: CQT cần phải tiếp tục củng cố và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện Luật Quản lý thuế một cách hiệu quả, như điều kiện pháp lý, nâng cao ý thức tự giác của NNT, trình độ CBCC, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ ... mặt khác thường xuyên đánh giá kịp thời để đúc rút các kinh nghiệm quản lý phù hợp.

Thứ ba: CQT cần chuyển đổi có hiệu quả cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại toàn bộ bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ CBCC theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ tư: Thực hiện phân loại đối tượng NNT thành các nhóm có cùng đặc điểm giống nhau để tìm ra biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, tăng cường quản lý theo theo danh sách rủi ro.

Thứ năm: Tăng cường công tác TT – HT – NNT và đẩy mạnh công tác Kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác thuế mang tính quyết định và quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế. Công tác Kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch trước, thông báo thời gian thanh tra cho cá nhân NNT được biết để NNT chủ động hơn khi bị Kiểm tra nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.

Thứ sáu: Tăng cường sự phối kết hợp giữa CQT với các đơn vị chức năng nhà nước khác có liên quan để nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý thuế, tăng tính răn đe đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.

Thứ bảy: Cơ quan thuế đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát lại các quy trình thực hiện trong nội bộ ngành Thuế, để loại bỏ các khâu công việc trùng lắp, quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc Kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết các thủ tục hành chính về thuế cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ thuế.

Trên cơ sở đã phân tích, luận văn đã đề xuất nhiều giải pháp đề hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương. Trong đó giải pháp trước mắt cần thực hiện là tăng cường công tác Kiểm tra để từ đó hướng dẫn trực tiếp cho người nộp thuế, hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện. Giải pháp lâu dài cần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và nâng cao công tác tuyên truyền để các chính sách sớm được người dân biết đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A/ Tài liệu Tiếng việt

[1] Bộ Tài chính (2015), 92/2015/TT-BTCHướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

[2] Bộ Tài chính (2015), Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành; [3] Bộ Tài chính (2015), Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành;

[4] Bộ Tài chính (2015), Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

[5] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

[6] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định

quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

[7] Bộ Tài chính (2013), Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

[8] Bộ Tài chính (2010), Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ Tài chính ban hành;

[9] Bộ Tài chính (2010), Thông tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành;

[10] Chính Phủ (2015), Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

[11] Chính Phủ (2013), Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;

[12] Chi cục thuế Khu vực Lê Chân – Dương Kinh (2020), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2020;

[13] Chi cục thuế Quận Lê Chân (2019), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2019;

[14] Chi cục thuế Quận Lê Chân (2018), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2018;

[15] Chi cục thuế Quận Lê Chân (2017), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2017;

[16] Chi cục thuế Quận Lê Chân (2016), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2016;

[17] Quốc Hội 14 (2020), Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân;

[18] Quốc Hội 14 (2019), Luật quản lý thuế, Luật số 38/2019/QH14;

[20] Quốc Hội 12 (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

[21] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế;

[22] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế;

[23] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 879/QĐ-TCT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế;

[24] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế;

[25] Tổng cục thuế (2014), Quyết định 329/QĐ-TCT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý đăng ký thuế;

[26] Tổng cục thuế (2015), Quyết định 745/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế;

[27] Tổng cục thuế (2013), Chuyên đề 13, Chuyên đề thuế TNCN, giáo trình quản lý thuế;

[28] Đặng Thủy (2011), Giáo trình nghiệp vụ thuế, Nhà xuất bản Tài Chính. B/ Các Webside [29] Website:www.gdt.gov.vn [30] Website:www.tapchithue.com.vn/ [31] Website:http://tapchitaichinh.vn/ [32] Website:http://thoibaotaichinhvietnam.vn/ [33] Website:http://voer.edu.vn/

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các doanh nghiệp xây dựng (Trang 89 - 96)