CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TNCN
3.3. Biện pháp tăng cường thu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương tại các
3.3.6. Một vài biện pháp khác
Công tác điều hành & phát triển CBCC thuế
Cán bộ và công tác điều hành và phát triển công chức là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN của Chi cục thuế. Do đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhăm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện hiệu quả phương châm của ngành thuế “Minh bạch - liêm chính - chuyên nghiệp - đổi mới”.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chi cục thuế phải chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức trong ngành.
Xác định công tác đào tạo là cốt lõi của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chi cục Thuế phải triển khai nhiều nội dung chương trình, các khóa đào tạo tập trung vào hai nhóm chính là đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngạch bậc, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo theo quy định và tập trung đào tạo, bồi dưỡng quy trình nghiệp vụ, kiến thức kỹ năng chuyên ngành, đào tạo tin học, ngoại ngữ…
Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch bậc, chức danh, Chi cục Thuế tự thành lập tổ biên soạn chương trình, bài giảng, tài liệu học tập phục vụ cho đào tạo chuyên sâu các chức năng quản lý thuế; đào tạo kỹ năng xử lý tình huống, đào tạo về văn hóa công sở...
Cùng với tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cần triển khai quyết liệt công tác điều động, luân phiên, luân chuyển đối với lãnh đạo các đơn vị, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, thực hiện tốt quy hoạch cán bộ nguồn; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; rà soát thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư duy trong thực thi công vụ.
Bên cạnh việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật lao động, triển khai nhiều biện pháp tăng cường quản lý công chức; đẩy mạnh kiểm tra nội bộ, kiểm tra công vụ đột xuất để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật công chức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở cho đội ngũ công chức.
Việc xây dựng tổ chức, phát triển nguồn nhân lực đã có sự chủ động, có kế hoạch cho từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có chất lượng với trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Đặc biệt, 100% công chức được đào tạo về đạo đức, văn hóa công sở ngành thuế; từ đó, hình thành nên tư duy mới chuyển từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ.
Kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn có tính liên thông, tích hợp, hoạt động hiệu quả; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính”. Trong đó, triển
khai các đề án đã sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo đề án đã xây dựng; đồng thời, tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng đồng bộ các quy chế, quy trình đang triển khai; tiếp tục rà soát lại công tác phân cấp, ủy quyền hợp lý, rành mạch trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của Chi cục Thuế đảm bảo công khai, minh bạch.
Tăng cường giáo dục, quán triệt, nâng cao nhận thức của công chức, thay đổi tư duy, quan điểm là chuyển từ nền hành chính quản lý sang phục vụ người nộp thuế, tạo bước chuyển biến căn bản trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc, trong thái độ, tác phong, ứng xử với người nộp thuế. Xử lý nghiêm đối với công chức vi phạm kỷ cương, kỷ luật, công chức thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, tiêu cực; kiện toàn đội ngũ lãnh đạo quản lý; bố trí sắp xếp công chức theo vị trí việc làm; tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, đào tạo lại công chức về nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng làm việc, văn hóa ứng xử, giao tiếp. Năm 2020, sẽ tập trung đào tạo các kỹ năng chuyên sâu về thanh tra, kiểm tra, đào tạo tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định.
Công tác áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế
Những năm vừa qua, cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật việc đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đã được Bộ Tài chính (đơn vị 06 năm liên tiếp từ năm 2015 đến năm 2020 dẫn đầu về chỉ số ứng dụng CNTT trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ) ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện trong các hoạt động quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
Trong công tác quản lý thuế và công tác Kiểm tra thuế TNCN nói riêng đã thay đổi phương pháp tiếp cận, thay đổi phương pháp Kiểm tra trên máy tính thông qua việc khai thác thông tin trên các ứng dụng CNTT của ngành để xác định nghi vấn sai phạm hoặc khẳng định sai phạm đối với một số nội dung, khoản mục cần phải Kiểm tra đối với các doanh nghiệp, người lao động. Theo đó, Theo đó Chi cục huế đã phát triển được 09 chuyên đề kỹ năng Kiểm tra trên máy tính đối với cá chức năng quản lý thuế và chấp hành thuế của cá nhân,
doanh nghiệp. Với kết quả truy thu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương trong chuyên đề Kiểm tra trên máy tính với các doanh nghiệp xây dựng.
Để triển khai thống nhất và toàn diện những kiến thức, kỹ năng, phương pháp Kiểm tra trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế đến toàn thể công chức làm công tác Kiểm tra tại Chi cục Thuế phục vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác Kiểm tra, Chi cục thuế thực hiện một số nội dung sau:
Chủ động triển khai, tổ chức các lớp đào tạo sử dụng hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành cho các công chức làm công tác Kiểm tra tại Chi cục Thuế theo nội dung các chuyên đề hướng dẫn của Vụ kiểm tra - Tổng cục Thuế. Tài liệu đào tạo kỹ năng, phương pháp Kiểm tra trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế sẽ được phổ biến cho từng cán bộ công chức.
Phân quyền cho các công chức làm công tác Kiểm tra tại Chi cục Thuế được khai thác các chức năng trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế phục vụ công tác chuyên môn; tổ chức Kiểm tra định kỳ về kỹ năng khai thác các ứng dụng của ngành đối với công chức làm công tác Kiểm tra.
Giao cho Đội Kiểm tra chủ trì, phối hợp với Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học để triển khai, tổ chức các lớp đào tạo theo nội dung các chuyên đề hướng dẫn của Vụ kiểm tra - Tổng cục Thuế cho các công chức làm công tác Kiểm tra tại Chi cục thuế.
Công tác kết phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương
Việc quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương ngoài việc là một công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước, nó còn ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp và người lao động. Là một phần của việc quản lý thông tin của người lao động, do đó cần phải có sự kết phối hợp giữa các sở quan ngành có liên quan. Với nguyên tắc thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước để tránh chồng chéo làm ảnh hưởng tới công tác thu ngân sách.
Hoạt động kết phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị; tuân thủ quy định pháp luật trong công tác thu ngân sách Nhà nước.
Tập trung kết phối hợp quản lý thu, chống thất thu và nợ đọng bao gồm cả xử lý vi phạm pháp luật về Thuế.
Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật Thuế & hỗ trợ người nộp thuế. Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế, UBND trong công tác giám sát Chi cục thuế, công chức thuế trong thực thi công vụ trên địa bàn.
Kết phối hợp trong trao đổi thông tin giữa Sở lao động, bảo hiểm Xã hội, thống kê…
Kết phối hợp trong công tác kiểm tra, xác nhận thông tin, xử lý vi phạm pháp luật Thuế.
Phối hợp với cơ quan quản lý thông tin người lao động như Sở lao động, bảo hiểm xã hội để nắm bắt việc kê khai thông tin người lao động. Theo quy định, Từ ngày 01/01/2018, người lao động theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng không tuân thủ việc thực hiện việc đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc kê khai người lao động với sở lao động cũng không trùng khớp với việc kê khai tại cơ quan thuế. Ngành thuế đã ký kết Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31.12.2014 để thực hiện trao đổi thông tin về: tổ chức, cá nhân trả thu nhập; công tác phối hợp và kết quả thanh tra, kiểm tra giữa hai cơ quan.