Xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

Số liệu thu thập đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 26. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc cần đƣợc xử lý sơ bộ trƣớc khi đƣa vào phân tích thông qua các bƣớc sau:

Mã hoá dữ liệu: dữ liệu đã thu thập sẽ đƣợc chuyển đổi thành dạng mã số để nhập vào máy tính.

Thiết lập ma trận dữ liệu: sau khi mã hoá dữ liệu sẽ đƣợc nhập vào chƣơng trình Excel và đặt tên từng thang đo theo đúng thứ tự thang đo của các nhân tố cần khảo sát.

Làm sạch dữ liệu: trƣớc khi thực hiện xử lý dữ liệu, cần thiết phải thực hiện làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện sai sót (ô trống, các trả lời không hợp lệ ).

Dữ liệu sau khi xử lý, tác giả sẽ tiến hành phân tích dữ liệu, kiểm định dữ liệu và đánh giá thang đo của mô hình giả định. Cụ thể:

42

Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Crobach’s Alpha

Đánh giá độ tin cậy của thang đo là đánh giá sự tƣơng quan giữa các biến quan sát đƣợc sử dụng để đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu, nhằm biết đƣợc rằng liệu các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo hay không. Các biến quan sát cùng đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tƣơng quan giữa chúng phải cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ở nghiên cứu này, mô hình thang đo mà tác giả sử dụng là mô hình thang đo kết quả - một mô hình thang đo đòi hỏi các biến quan sát phải có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011), vì vậy việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha. Phƣơng pháp Cronbach Alpha dùng để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach‟s Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết, Cronbach‟s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, hệ số Crobach‟s alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều câu hỏi trong thang đo không có sự khác biệt nhau, nghĩa là chúng cùng đo lƣờng một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là trùng lắp trong đo lƣờng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Mặt khác, hệ số Cronbach‟s Alpha chỉ cho biết các biến quan sát có liên kết với nhau hay không, nhƣng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo.

Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo đƣợc đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: (1) Hệ số Cronbach‟s Alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và (2) Hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Với 2 điều kiện trên thang đo đƣợc đánh

43 giá chấp nhận là đạt độ tin cậy.

Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để xác định số lƣợng các nhân tố của thang đo và giá trị của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau:

Chỉ số KMO (Kaiser –Mayer –Olkin) là chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA. KMO có giá trị từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp và ngƣợc lại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 )

Các trọng số nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích hồi quy

Sau khi rút trích đƣợc các nhân tố từ phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Việc xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc đƣợc thực hiện

44 bằng phƣơng pháp hồi quy đa bội.

Trƣớc hết hệ số tƣơng quan giữa quyết định lựa chọn và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ đƣợc xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng (Ordinary Least Square - OLS) đƣợc thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và qua đó xác định cƣờng độ tác động của từng nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến nhƣ sau:

QD = β0 + β1NV + β2GT + β3CM + β4DU + β5GP +β6CN+ β7HA

Trong đó:

QD: Biến phụ thuộc (Quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên)

Các biến độc lập: NV, GT, CM, DU, GP, CN, HA. Trong đó: NV: Đội ngũ nhân viên

GT: Sự giới thiệu

CM: Trình độ chuyên môn DU: Khả năng đáp ứng GP: Giá phí

CN: Lợi ích cảm nhận

HA: Hình ảnh đối tƣợng cung cấp dịch vụ

β0, β1, β7: Các tham số của mô hình

45

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình thực hiện nghiên cứu, từ quy trình nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lƣợng. Cụ thể, tác giả thiết kế các thang đo của các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra phƣơng pháp chọn mẫu, kích thƣớc mẫu, phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu cho mô hình nghiên cứu. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, chƣơng tiếp theo sẽ tiếp tục phần nghiên cứu chính thức và trình bày kết quả nghiên cứu cụ thể.

46

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Sau khi thu thập dữ liệu từ việc khảo sát sẽ đƣợc đƣa vào phần mềm SPSS 26 để xử lý. Để đảm bảo chất lƣợng dữ liệu, các dữ liệu sẽ đƣợc xử lý làm sạch nhằm phát hiện và xử lý các sai sót có thể xảy ra. Các sai sót thƣờng gặp đối với dữ liệu nhƣ các ô trống (không chứa dữ liệu) hoặc dữ liệu không hợp lý (dữ liệu không nằm trong thang đo đã đƣợc thiết kế). Các ô trống có thể do nguyên nhân sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu (đối tƣợng khảo sát trả lời thiếu), hoặc trong quá trình nhập dữ liệu bị bỏ sót dữ liệu. Các sai sót sau khi đƣợc phát hiện sẽ đƣợc điều chỉnh cho chính xác.

Số mẫu của nghiên cứu dự kiến là 200 mẫu. Để đạt đƣợc cỡ mẫu này, 300 bảng câu hỏi đã đƣợc gửi đi để khảo sát. Số bảng câu hỏi thu về là 275 phiếu, trong đó có 197 phiếu hợp lệ, đạt yêu cầu. Vậy số lƣợng mẫu đủ điều kiện đƣa vào phân tích là 197 phiếu. Kết quả thống kê mẫu theo giới tính, độ tuổi, trình độ, vị trí công việc đƣợc thể hiện lần lƣợt tại bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3, bảng 3.4.

Bảng 3.1 Thống kê theo giới tính của đối tƣợng đƣợc khảo sát Đo lƣờng Tổng số Tỷ lệ (%) Nam 91 46,2 Nữ 106 53,8 Cộng 197 100

47

Bảng 3.2 Thống kê theo độ tuổi của đối tƣợng đƣợc khảo sát Đo lƣờng Tổng số Tỷ lệ (%) Từ 19 đến 30 55 27,9 Từ 31 đến 40 62 31,5 Từ 41 đến 50 40 20,3 Trên 50 40 20,3 Cộng 197 100

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích bằng SPSS)

Bảng 3.3 Thống kê theo trình độ của đối tƣợng đƣợc khảo sát Đo lƣờng Tổng số Tỷ lệ (%) Trung cấp 8 4,1 Cao đẳng 85 43,1 Đại học 95 48,2 Trên đại học 9 4,6 Cộng 197 100

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích bằng SPSS)

Bảng 3.4 Thống kê theo vị trí việc làm của đối tƣợng đƣợc khảo sát

Đo lƣờng Tổng số Tỷ lệ (%)

Nhân viên 16 8,1

Kế toán trƣởng 75 38,1

Giám đốc/Chủ doanh nghiệp 40 20,3

Phó giám đốc 66 33,5

Cộng 197 100

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích bằng SPSS)

3.1.2. Kết quả thống kê mô tả thang đo

Các thang đo đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên với mức độ từ mức 1 “ Không hoàn toàn đồng ý” đến mức 5 “ Hoàn toàn đồng ý”. Giá trị của thang đo đƣợc tính bằng cách lấy trung bình giá trị của các biến quan sát. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.5 nhƣ sau:

48

Bảng 3.5 Thống kê mô tả thang đo Biến quan sát Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn NV11 197 1 5 2.90 1.003 NV12 197 1 5 3.81 .865 NV13 197 1 5 4.34 .926 NV14 197 1 5 4.27 .861 NV15 197 1 5 3.89 .817 NV16 197 1 5 3.87 .916 GT21 197 1 5 3.82 .873 GT22 197 1 5 3.82 .843 GT23 197 1 5 3.77 .883 GT24 197 1 4 2.39 .610 GT25 197 1 5 4.32 .837 CM31 197 1 5 3.61 .872 CM32 197 1 5 4.27 .865 CM33 197 2 5 3.72 .845 DU41 197 1 5 4.27 .896 DU42 197 1 5 3.58 .886 DU43 197 1 5 3.61 .860 DU44 197 1 5 3.63 .914 GP51 197 1 5 4.19 .898 GP52 197 1 5 3.72 .844 GP53 197 1 5 3.65 .859 GP54 197 1 5 3.68 .812 GP55 197 1 5 3.64 .895 CN61 197 1 5 3.50 .793 CN62 197 1 5 3.57 .790 CN63 197 1 5 3.56 .744 CN64 197 1 5 3.56 .803 CN65 197 2 5 3.53 .766 HA71 197 2 5 4.04 .853 HA72 197 1 4 2.41 .630 HA73 197 2 5 4.03 .880 HA74 197 1 5 4.04 .900 HA75 197 1 5 4.00 .948 QD1 197 2 5 3.64 .611 QD2 197 2 5 3.67 .604 QD3 197 2 5 3.73 .603 QD4 197 2 5 3.62 .572

49

Nhìn chung, các thang đo đều có giá trị trung bình từ 2,39 trở lên, điều này chứng tỏ các đối tƣợng khảo sát cho rằng các thành phần của thang đo là cơ sở để ra các quyết định. Cụ thể, có những thang đo có giá trị trung bình từ 4.0 trở lên gồm thang đo về nhân tố đội ngũ nhân viên có NV13,NV14; Thang đo về nhân tố sự giới thiệu gồm GT25; Thang đo về trình độ chuyên môn gồm CM32; Thang đo về khả năng đáp ứng gồm DU41; Thang đo về giá phí có GP51; Thang đo về hình ảnh của nhà cung cấp gồm HA71, HA73, HA74, HA75. Điều này chứng tỏ ngƣời trả lời rất đồng ý về mức độ ảnh hƣởng các biến quan sát đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Ngƣợc lại với kết quả thống kê của những thang đo trên, thang đo NV11 có giá trị trung bình bằng 2,9; GT24 bằng 2,39; HA72 bằng 2,41 nhỏ hơn 3.0. Điều này chứng tỏ đa phần ngƣời trả lời không đƣa ra ý kiến về thang đo này.

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Trong nghiên cứu này, mô hình thang đo mà tác giả sử dụng là mô hình thang đo kết quả - một mô hình thang đo đòi hỏi các biến quan sát phải có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011), vì vậy việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng.

Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo đƣợc đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: (1) Hệ số Cronbach‟s Alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và (2) Hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Với 2 điều kiện trên thang đo đƣợc đánh giá chấp nhận là đạt độ tin cậy.

3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với biến đội ngũ nhân viên

Kết quả phân tích hệ số Crobach‟s Alpha cho thang đo biến đội ngũ nhân viên đƣợc thể hiện trong bảng sau:

50

Bảng 3.6. Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo đội ngũ nhân viên (lần thứ nhất)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach'sAl pha nếu loại biến

Hệ số Cronbach‟s Alpha=0,816, Số biến N=6

NV11 20.18 12.303 .269 .858 NV12 19.28 10.641 .676 .767 NV13 18.75 10.466 .647 .772 NV14 18.81 11.061 .594 .785 NV15 19.19 10.850 .685 .767 NV16 19.22 10.345 .682 .764

(Nguồn Kết quả phân tích bằng SPSS)

Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát NV11 có hệ số tƣơng quan tổng biến là 0,269 nhỏ hơn 0,3. Tác giả quyết định loại biến NV11 nhằm tăng độ tin cậy cho thang đo. Đồng thời chạy lại kiểm định lần thứ 2, ta có kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.7. Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo đội ngũ nhân viên (lần thứ hai) Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến Tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh Cronbach'sA lpha nếu loại biến

Hệ số Cronbach‟s Alpha=0,858, Số biến N=5

NV12 16.38 8.164 .686 .826

NV13 15.84 8.001 .657 .834

NV14 15.91 8.441 .624 .842

NV15 16.29 8.329 .701 .823

NV16 16.31 7.829 .709 .820

(Nguồn Kết quả phân tích bằng SPSS)

Kết quả kiểm định thang đo đội ngũ nhân viên (sau khi chạy lại lần thứ hai) cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha = 0,858 > 0,6, điều đó cho phép khẳng

51

định rằng lúc này mức độ nhất quán bên trong giữa các biến quan sát đội ngũ nhân viên là cao. Hệ số tƣơng quan biến tổng thể hiện sự tƣơng quan giữa mỗi biến với các biến còn lại. Điều kiện để có một biến đƣợc giữ lại nếu hệ số tƣơng quan biến tổng của biến đó phải lớn hơn 0,3. Dựa vào tiêu chuẩn này hệ số tƣơng quan biến tổng phân tích đƣợc đạt từ 0,624 đến 0,709, tất cả đều lớn hơn 0,3. Đồng thời, hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến có giá trị từ 0,820 đến 0,842 đều nhỏ hơn hệ số Cronbach‟ Alpha 0,858. Từ kết quả trên có thể kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, độ tin cậy, không có trƣờng hợp loại biến quan sát.

3.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với biến sự giới thiệu

Kết quả phân tích hệ số Crobach‟s Alpha cho thang đo với biến sự giới thiệu đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.8 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến sự giới thiệu Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach'sA lpha nếu loại biến

Hệ số Cronbach‟s Alpha=0,826, Số biến N=5

GT21 14.30 6.162 .664 .779

GT22 14.30 6.172 .696 .769

GT23 14.35 5.933 .718 .761

GT24 15.73 7.514 .573 .809

GT25 13.80 6.948 .488 .830

(Nguồn: Kết quả phân tích SPS)

Thang đo thành phần nhân tố Sự giới thiệu gồm 5 biến quan sát, hệ số Cronbach‟s Alpha của tổng thể là 0,826 > 0,6, điều đó cho phép khẳng định mức độ nhất quán bên trong giữa các biến quan sát sự giới thiệu là cao. Hệ số tƣơng quan biến tổng thể hiện sự tƣơng quan giữa mỗi biến với các biến còn lại. Điều kiện để có một biến đƣợc giữ lại nếu hệ số tƣơng quan biến tổng của biến đó phải lớn hơn 0,3. Dựa vào tiêu chuẩn này hệ số tƣơng quan biến tổng

52

phân tích đƣợc đạt từ 0,488 đến 0,718, tất cả đều lớn hơn 0.3. Hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến của GT25 có giá trị là 0,830 lại lớn hơn hệ số Cronbach‟ Alpha 0,826. Vì sự chênh lệch giá trị Cronbach‟s Alpha là không nhiều (0,004) nên tác giả quyết định giữ lại biến GT25 và sẽ kiểm định tiếp ở bƣớc EFA để đánh giá chất lƣợng biến, sau đó sẽ quyết định giữ biến hay loại biến. Với kết quả nhƣ trên, có thể kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, độ tin cậy, không có trƣờng hợp loại biến quan sát.

3.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với biến trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)