Điều kiện Lịch sử xã hội chi phối đến cảm thức thời gian trong thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 25 - 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Điều kiện Lịch sử xã hội chi phối đến cảm thức thời gian trong thơ

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không thể phủ nhận vai trò đóng góp và những thành tựu to lớn mà Nguyễn Trãi gửi lại cho hậu thế. Riêng lĩnh vực văn chương, Nguyễn Trãi là một tên tuổi lớn của nền văn chương trung đại Việt Nam. Không chỉ viết thư, thảo hịch tài giỏi, Nguyễn Trãi còn là một thi sĩ có tâm hồn rộng mở, dồi dào xúc cảm. Ông đã để lại cho chúng ta những tác phẩm văn thơ vô cùng quý giá, phản ánh những quan điểm tiến bộ trong nền văn học nước nhà. Có thể nói, cả quãng đời từ thuở thiếu niên “lừng lẫy tiếng Nho”của chàng thanh niên từng “múa bút vung gươm” làm mềm gan tướng giặc cho đến khi về già với lời “tự bạch”: “Xềnh xoàng” làm “kẻ thôn nhân”, Nguyễn Trãi không quên ghi lại từng thời khắc của cuộc đời mình bằng nhiều cảm nhận khác nhau về hành trình “cỏ bồng cánh bèo” theo từng chặng đường cuộc đời nhà thơ đã đi qua.

Sáng tác thơ của Nguyễn Trãi không thể không chịu những chi phối, ảnh hưởng nhất định từ những yếu tố lịch sử, văn hóa xã hội thời đại ông đang sống. Hẳn nhiên, trong suốt trên 300 bài thơ ở hai thi tập, từng mốc thời gian, từng chặng cuộc đời dù rơi vào hoàn cảnh “bi thời” hay “đắc thế” trong mỗi tâm trạng của nhà thơ đều được in nét trên từng thi phẩm.

Nguyễn Trãi sống và hoạt động trong thời đại có nhiều biến động của lịch sử Việt Nam. Chính trong bối cảnh lịch sử - xã hội này đã tác động mạnh đến cảm quan sáng tác nghệ thuật của ông. Sáu mươi hai năm cuộc đời, lớn lên, sống và làm việc dưới các triều đại, chứng kiến xã hội trải qua mọi biến thiên, đổi

21

thay, người nghệ sĩ Nguyễn Trãi đã ghi lại quảng đường đời đã qua bằng những vần thơ tâm trạng.

Khoảng thời gian sống 20 năm ở triều đại nhà Trần, chứng kiến cảnh quan triều cuối đời Trần sa đọa; 7 năm dưới triều nhà Hồ quyền lực, dốc sức cùng triều Hồ xây dựng đất nước lại dở dang; 20 năm tiếp theo bản thân ông phải chứng kiến cảnh điêu linh của bao “dân đen con đỏ” nằm trong tay giặc; 15 năm đầu triều nhà Lê, buổi đầu cùng bắt tay xây dựng với những “lộn xộn”, nghi kỵ gièm pha..., cuộc đời Nguyễn Trãi đi qua những thời đoạn, những chặng đường có cả vinh quang có cả những đắng cay chua chát.

Chính thời cuộc với những biến đổi lớn lao, tàn khốc như vậy đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về thời gian của nhà thơ. Bởi, thời gian gắn liền với những khoảnh khắc này không chỉ đọng lại với những chiến công vang dội của thời đại vàng son, thời gian còn được cảm nhận qua những nỗi niềm ưu tư trước sự suy vi của thời đại. Đó không những là nỗi niềm nhớ tiếc qua khứ vàng son, là nỗi trăn trở đau đáu của chính tác giả phải bất lực trước sự suy thoái của lịch sử.

Nguyễn Trãi không chỉ chịu tác động từ điều kiện lịch sử - xã hội thời đại ông đang sống, mạch nguồn truyền thống văn hóa của gia đình mà ông hấp thụ từ bé cũng chính là sự ảnh hưởng không hề nhỏ trong mọi cảm thức của ông về không gian, thời gian, từ đó đã chi phối nhiều trong sáng tác thơ ông.

Nguyễn Trãi từng mơ nhiều về một xã hội “Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn”, nhắc nhiều đến “Ngày Nghiêu Tháng Thuấn” là có lý. Vì ông từng tiếp thu một nền giáo dục có hệ thống và uyên bác cùng tư tưởng thân dân của ông ngoại và cha. Ông cũng từng sống một đời sống thanh bạch, giản dị, gần gũi nhân dân, thấu hiểu dân tình. Và hơn thế, ông được thừa hưởng, hấp thụ những truyền thống quý giá và cao đẹp của lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nếu tính từ ngày đất nước giành lại độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc, thì Nguyễn Trãi là sự kết tinh những tinh hoa văn hóa thời đại, mà hai triều Lý và Trần là tiêu biểu... Hai triều

đại này đã tạo nên một nền văn hoá Thăng Long rực rỡ, với hai mạch tư tưởng: tư

22

đẹp đẽ, tinh túy, tinh hoa nhất của văn hóa thời đại, có sự kết hợp với thực tiễn đất nước hồi đầu thế kỷ XV.

Trong mỗi bước ngoặt của lịch sử, Nguyễn Trãi đã tỉnh táo tìm ra lẽ phải, tìm ra hướng đi đúng, lẽ sống đúng. Lịch sử luôn đặt Nguyễn Trãi trước ngã ba đường lựa chọn. Lần thứ nhất, chàng thanh niên với cả “rừng Nho” hăm hở vào đời: “Thanh niên phương dự ái Nho lâm” có dòng dõi với triều Trần đã quyết chọn con đường ra làm quan với triều Hồ để mong có cơ hội trỗ tài kinh bang tế thế. Đó là một sự lựa chọn rất khó khăn, nhiều thử thách nhưng cũng rất quyết liệt đầy mạnh mẽ của ông. Lần thứ hai, nên theo cha để bảo toàn chữ hiếu hay về lại quê nhà để gạt nước mắt “rửa hờn cho nước trả thù cho cha. Và ông cũng đã lựa chọn trong sự khó khăn. Từ biệt cha nơi ải Nam Quan trở về trong tâm niệm “rửa hờn”, Nguyễn Trãi ẩn mình mười năm ở thành Đông Quan trong những hoàn cảnh rủi ro, nghiệt

ngã: “No nước uống, thiếu cơm ăn” (QÂTT). Lần thứ ba, ẩn nhẫn chờ thời, Nguyễn

Trãi “hững hờ” với các cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của các lãnh tụ nhà Trần để đi tìm minh chủ Lê Lợi cũng là một sự lựa chọn đầy cân não. Hình ảnh vị minh chủ Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà Nguyễn Trãi chọn lựa dấn thân đã trở

thành hình ảnh đẹp thể hiện khá rõ trong bài thơ Hạ Quy Lam Sơn trong Ức Trai thi

tập. Quãng thời gian nơi núi rừng Lam Sơn cùng minh chủ “nếm mật nằm gai há

phải một hai sớm tối”, “múa bút vung gươm” được xem là quãng thời gian mà Nguyễn Trãi thể hiện rất nhiều tâm đắc.Sáu mươi hai năm trọn một cuộc đời vẫn không ngừng đặt ông trong nhiều thời điểm phải chọn lựa. Lần thứ tư, Nguyễn Trãi đau đớn nhận ra lòng người trước “cửa quyền hiểm hóc”: “Bể hiểm nhân gian ai kẻ

biết/ Ghê thay biến bạc thành đen” (QÂTT). Lại đặt ông trong sự lựa chọn mới: Về

hay ở? xuất thế hay nhập thế?... Tưởng chừng đơn giản, nhưng không, đó lại là cả một vấn đề không dễ để chọn lựa.

Nguyễn Trãi từng ví mình như chim Phượng, chim Bằng với đường bay chín vạn dặm, với cả tấc lòng tận hiến: “Say hết tấc lòng Hồng Hộc” (QÂTT), tinh thần nhập thế của ông luôn khẳng định “hừng hực như lò luyện đơn”, làm sao ông có thể dễ dàng xuất thế về cố lý Côn Sơn để vui với “hạc rừng vượn núi”

23

một cách thanh thản! Lựa chọn này đã trở thành niềm đau đớn trong lòng ông:

“Lấy đâu xuất xử trọn hai bề” (QÂTT). Quyết định lựa chọn về Côn Sơn ca khúc

“Quy khứ lai từ” của Nguyễn Trãi lần này cũng là một sự lựa chọn giằng xé đầy giông bão trong lòng ông.

Dường như những giá trị tinh túy nhất của thời đại lịch sử đã hội tụ nơi Nguyễn Trãi. Bản thân ông đã hiểu rõ và nắm chắc quy luật vận động của lịch sử, kết hợp sự tự vận động bản thân mình trong cuộc sống trong từng thời điểm lịch sử hợp lý, biết đi tìm lẽ sống đúng, biết tự đổi mới theo hướng đi lên để thực hiện ước muốn xây dựng một đất nước theo kiểu “Ngày Nghiêu tháng Thuấn”. Tuy nhiên, khát vọng giữa lý tưởng và hiện thực hóa lý tưởng là điều không dễ và không bao giờ như ý. Bi kịch xảy ra với nhà Nho Nguyễn Trãi là điều không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)