Thời gian sinh hoạt đời người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 45 - 50)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Thời gian sinh hoạt đời người

Viết về thiên nhiên địa danh, với Nguyễn Trãi là viết về cái đẹp của non sông đất nước (giang sơn tín mỹ). Trong niềm kiêu hãnh, tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dành nhiều cảm hứng về đất nước, về lịch sử, về thiên nhiên tươi đẹp trong tập thơ chữ Hán. Không khí hào hùng của một thời oanh liệt, thế núi hình sông hoành tráng, oai nghiêm được gợi lại bằng những liên tưởng thơ vừa xác thực, vừa hư ảo. Thi nhân vẽ những bức tranh thiên nhiên kì vĩ bằng cảm quan vũ trụ rộng lớn. Hoà đồng trong thiên nhiên, Ức Trai đã tìm thấy ở đó cái đẹp tạo hoá và cái đẹp gắn với xã hội, gắn với lịch sử. Ở tập thơ chữ Nôm, có lẽ bằng tiếng Việt và trong cảm hứng suy tư sâu lắng, Nguyễn Trãi muốn dành mỹ cảm vào một khía cạnh khác nên cái đẹp hào hùng, kỳ vỹ gần như vắng bóng. Thay vào đó là những cảm hứng về dòng thời gian sinh hoạt đời thường với những thú vui cuộc sống hàng ngày của dật dân Nguyễn Trãi.

Thời gian vẫn luôn trôi chảy, thời gian cũng ít nhiều xóa nhòa đi nhiều thứ trong cuộc đời. Không chỉ là kiểu thời gian vũ trụ bất biến tĩnh tại trước không gian hùng vỹ trong thế núi hình sông gắn với những chiến công hiển hách của lịch sử dân tộc, hai thi tập của Nguyễn Trãi còn gắn với kiểu thời gian mang đậm hương vị say mê hào hứng với tinh thần nhập thế tích cực. Đó chính là kiểu thời gian đời người với những sinh hoạt đời thường trong từng khoảnh khắc với những thú vui tao nhã của con người.

Nguyễn Trãi không quên ghi lại những khoảng thời gian sinh hoạt đời thường qua nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm nhận của Nguyễn Trãi về dòng thời gian sinh hoạt là những cảm xúc nhẹ nhàng thanh thoát gắn với những cảm hứng thẩm mỹ cao nhã của từng khoảnh khắc an yên tự tại:

- Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén, Ngày vắng xem hoa bợ cây.

( Ngôn chí, bài 10) - Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch Đêm vắng tìm mai bạn lão Bô.

( Ngôn chí, bài 19)

Tư tưởng Trung dung của đạo Khổng đòi hỏi nhà Nho phải đạt đến lối sống chừng mực, không thái quá, biết tiết chế để tránh những bất cập không cần thiết. Tư

41

tưởng này có chỗ gặp gỡ với triết lý vô vi của Lão – Trang, đó là thái độ sống thuận theo tự nhiên, phủ nhận “nhân vi”. Nhà nho xem nhàn là tự nhiên, nhi nhiên ứng thuận với vạn vật. Các học thuyết của Lão - Trang và Phật giáo làm cho chữ “nhàn” được hiểu là nhàn tâm, thanh tĩnh trong lòng, không vướng dục. Nguyễn Trãi tiếp thu và giữ tinh thần “lạc tại kỳ trung”, hướng đến với “vô vi” theo đại đạo tự nhiên của Đạo gia, để sống thuận theo quy luật tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Đó là cái cốt lõi, cái bản chất nhất: thuận theo tự nhiên, không làm trái với tự nhiên, sống theo tự nhiên là hạnh phúc: Tiêu sái tự nhiên nhẹ hết mình(Tự thán - bài 8).

Kết hợp, thanh lọc mọi tư tưởng của thời đại, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình một quan niệm sống hài hoà, chừng mực.

Nguyễn Trãi trước sau vẫn là nhà Nho nhập thế cho dù ông chủ động cáo quan tìm về Côn Sơn để ẩn dật. Nơi Côn Sơn với cuộc sống một dật dân, không có nghĩa Nguyễn Trãi lánh đời và vô vọng. Nơi đây, ông tạo lập cho mình cuộc sống có suy tư, nhiều chiêm nghiệm, an yên trong không gian thanh sạch và thời gian nhàn hạ với những thú vui sinh hoạt đời thường.

Có thể thấy Nguyễn Trãi luôn tự cân bằng cuộc sống của mình trong mọi trường hợp, được biểu hiện qua mọi phương cách ứng xử rất hài hoà, hợp tình, hợp lý. Thể hiện rõ trong hai tập thơ là hình ảnh một nhà nho Nguyễn Trãi mang lý tưởng cao đẹp, hăm hở dấn thân, thực hiện hài hoà các bổn phận, hành xử đúng đắn chuẩn mực trong các mối quan hệ... Nơi triều quan Thăng Long, nhà Nho Nguyễn Trãi hết mình với việc nước trong phận sự công bộc; Chốn Côn Sơn, nhà thơ nghiêng về đời sống thanh đạm với tháng ngày ẩn dật.

Về với cuộc sống ẩn dật, Nguyễn Trãi lại tiếp tục đặt mình trong cuộc sống tự cân bằng với cuộc sống, hướng đến sự thanh cao. Thuận theo lẽ sống tự nhiên,

như nhiên, ngẫm ngợi cuộc đời: Ngẫm câu danh lợi bất như nhàn (Bảo kính cảnh

giới - bài 33), Nguyễn Trãi xem danh lợi là một cái gì hư ảo, tạm bợ chóng tàn. Bởi

vậy, Nguyễn Trãi luôn bộc lộ thái độ lãnh đạm, bình thản, vô tâm, vô cầu trước mọi danh lợi quyền quý.

Với Nguyễn Trãi, khát vọng, lý tưởng hành đạo của ông là dấn thân, là nhập cuộc. Nhưng, những gì xảy ra trong thực tế và bản thân ông phải chứng nghiệm, đã buộc ông lựa chọn và quyết định:

42

Tùng cúc do tồn quy vị vãn,

Lợi danh bất tiển, ẩn phương châm.

(Đề Từ Trọng phủ Canh ẩn đường)

(Tùng cúc hãy còn, ta về vẫn chưa muộn, Lợi danh không màng, ẩn mới đúng hơn)

Thơ Nguyễn Trãi nói nhiều đến hai cuộc sống - triều chính và ẩn dật - với thái độ đối lập gay gắt, đề cao nhàn dật, phủ nhận lợi danh. Cuộc sống an nhiên, tự tôn, tự lạc, tự do, tự tại, sống thuận theo sự biến dịch của tự nhiên nơi chốn lâm tuyền đem lại cho Nguyễn Trãi cách nhìn nhận đúng mực, vô tâm, vô cầu trước công danh, đường lợi.

Trong thơ, Nguyễn Trãi không sử dụng trực tiếp các khái niệm của Đạo gia như “vô vi”, “quả dục”... mà chuyển tải thành những hình tượng thơ uyển chuyển

vừa giản dị, vừa dễ xuyên thấm lòng người: Ngọ song tiêu sái vô trần luỵ(Tức sự)

(Nằm ở cửa sổ hướng Nam, lâng lâng không trần luỵ). Sự tiêu sái tự nhiênấy khó

tìm được ở chốn phồn hoa, Nguyễn Trãi tìm về rừng núi Côn Sơn chẳng còn một

chút phàm để tìm kiếm những phút giây “vô trần luỵ”, tha hồ thưởng lãm thú an yên

trong từng thời khắc an nhàn:

Thiêu hương, đọc sách, quét con am, Chẳng bụt, chẳng tiên, ắt chẳng phàm. Ánh cửa trăng mai thấp thấp,

Cài song gió trúc nàm nàm.

(Tự thán - bài 27)

Chính trong không gian thanh sạch ấy, thi nhân mặc sức truy cầu mọi nhã thú thanh tao với những thời khắc sinh hoạt đời thường. Lối ứng xử trung dung đưa Nguyễn Trãi về với cuộc sống ở trạng thái thăng bằng, hoà hợp quân bình và an nhàn. Theo lý thuyết Nho giáo, đây chính là một phương cách sống đẹp, giải phóng tinh thần nhà nho khỏi những ràng buộc khắt khe. Cuộc sống thanh nhàn mà Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng không hoàn toàn tuyệt giao với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống nhàn này, ông thích an bần mà lạc đạo, đạm bạc mà vui vẻ.

Nhà thơ bằng lòng về cuộc sống:Trên đời chỉn ấy khách là tiên (Bảo kính cảnh giới

43

Biết “tuỳ ngộ nhi an” linh hoạt và tích cực trước thời gian vô thủy vô chung, con người sẽ luôn đạt được cái tâm vững vàng, lạc quan trong cuộc sống. Trong thơ, Nguyễn Trãi nói nhiều về vấn đề này. Ông tìm đến nhàn như tìm đến một vẻ đẹp trong đời, một thú vui trong cuộc sống:

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế, Năng một ông này đẹp thú này.

\(Ngôn chí - bài 10)

Trong thơ, Nguyễn Trãi nhắc trực tiếp nhiều lần đến chữ nhàn. Có khi ông

còn nêu rõ thái độ của mình với cuộc sống nhàn: Ta được thanh nhàn ta sá yêu

(Mạn thuật - bài 2). Sự trở đi trở lại nhiều lần với chủ đề nhàn, đối với Nguyễn

Trãi, là điều không khó hiểu. Ông trăn trở nhiều về cuộc sống, mong muốn khẳng định, và đồng thời cũng là để an ủi, động viên mình về những gì đã chọn trong từng thời điểm không thuận.

Trong cõi nhàn dật, Nguyễn Trãi hàng ngày vẫn thường uống trà, ngâm thơ,

làm thơ, đánh đàn, đọc sách, du chơi, câu cá, ngắm trăng, thưởng ngoạn thiên

nhiên... Có thể nói, không phải đợi đến khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi mới tìm đến những thú vui thanh nhã để xoa dịu vết thương lòng. Cái đẹp gắn với sự thanh cao, thoát tục đã in sâu trong tâm trí ông. Những tháng ngày còn ở chốn triều quan, người nghệ sĩ Nguyễn Trãi đã tìm cho mình cái đẹp thanh thoát, cao khiết, trong sáng đến lạ lùng. Đương chức nơi triều đình mà lòng Nguyễn Trãi đã là một dật dân “tiêu sái vô trần luỵ”. Bởi ông đã vươn đến hoàn toàn sự thanh khiết, tấm lòng thanh thản đã thoát xa chốn hồng trần:

Tiểu tiểu hiên song nuỵ nuỵ lư, Quan cư đốn giác loại u cư. (…) Ngọ song tiêu sái vô trần luỵ,

Nhất phiến nhàn tâm nhiếp thái hư.

(Tức sự)

(Hiên và song nho nhỏ nhà tranh thấp thấp, Nhà quan bỗng thấy giống như nhà ẩn dật.(…) Nằm ở cửa sổ hướng nam, lâng lâng không trần luỵ, Một tấm lòng nhàn vượt lên chốn thái hư)

44

Khi phải lựa chọn con đường quy ẩn, Nguyễn Trãi thực sự hoà mình vào những thú vui tao nhã, phong lưu với phong cách thư thái, điềm đạm, hoà nhập hết

mình vào cuộc sống nhàn dật gắn mình vào thời gian thanh nhàn thoát tục: Cởi tục

trà thường pha nước tuyết (Ngôn chí - bài 1);Tảo tuyết chử trà hiên trúc hạ/ Phần

hương đối án ổ mai biên. (Mạn hứng);(Quét tuyết nấu chè dưới trúc ở mai hiên/ Đốt

hương ngồi trước án bên cạnh cây mai ở sân)(Hứng chơi)…

Thời gian sinh hoạt đời thường gắn với những thú vui thanh cao: Uống trà, đọc sách, ngâm thơ, đánh đàn, thưởng nguyệt... giữa không gian yên ả trong những thời khắc an yên, cho thấy Nguyễn Trãi luôn tự cân bằng đời sống nội tâm trong từng hoàn cảnh sống. Con người có thú vui tao lành mạnh, thanh khiết thường hướng về đời sống tinh thần cao nhã.Mượn chén rượu, câu thơ, tiếng đàn, bóng nguyệt,... để “bầu bạn” cũng là sự tiêu khiển thanh tao ở người nghệ sĩ Ức Trai. Nguyễn Trãi nói rõ yêu cầu của mình và còn khuyên nhủ con người không nên đòi hỏi xa hoa mà hãy vui vẻ với cuộc sống hiện hữu, giữ lấy cái đẹp an nhàn cho chính mình:

Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả, Qua ngày qua tháng được an nhàn.

Bảo kính cảnh giới - bài 6)

Thế giới nhàn của Nguyễn Trãi là cả một thế giới trong trẻo, thanh cao thoát tục, là thế giới “tĩnh vô trần”. Trong thế giới ấy, thi nhân cảm thấy hứng thú, thoả

mãn: được câu ngâm gió, ngâm được câu thần, ắt chẳng còn một chút phàm; tràn

đầy xúc cảm: dâng thế hứng, hứng động, hứng thêm dài; tâm hồn phơi phới: sá tiếc

mình chơi, mặc khi phiêu, chơi quản dầu, dầu múa trúc... mặc thông đàn;hứng khởi

dạt dào: cầm thư nhã thú (Cái nhã thú đọc sách, chơi đàn),... Tâm hồn Nguyễn Trãi thực sự viên mãn trong quãng thời gian sinh hoạt trong mỗi đời người với những thú vui nhàn tản, thanh cao.

Nguyễn Trãi quan niệm con người cần tìm sự “khoan nhân” và “khoáng đạt”. Vì vậy, sống giữa trần tục, tự nhiên ông vẫn có lạc thú và vừa phải. Cái đẹp gắn với sự thanh nhàn, cao nhã của Nguyễn Trãi có bóng dáng của cái đẹp điềm tĩnh và thông tuệ “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vẻ đẹp an nhiên tự tại của con người hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hoà nhịp cùng quy luật tự nhiên của con người minh triết, nhân văn.

45

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)