Kiểu câu thơ cảm thán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 83 - 84)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Kiểu câu thơ cảm thán

Thơ là xúc cảm, là tiếng nói nội tâm, mỗi bài thơ diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng, khi sáng tác nghệ thuật, ngoài sử dụng các kiểu câu bình thường, nhà thơ cần vận dụng linh hoạt các kiểu câu cảm để diễn đạt cảm xúc tình cảm.

Theo đó, câu cảm thán là những câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định trong những tính chất khác nhau, thái độ đánh giá, trạng thái tinh thần khác thường của người đối với sự vật hoặc sự vật mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ. Với mỗi kết cấu cảm thán đều mang lại những giá trị nội dung khác nhau và sắc thái khác nhau. Việc sử dụng những kết cấu cảm thán khác nhau đã giúp Nguyễn Trãi diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng một cách rõ nét. Với tâm trạng băn khoăn, mâu thuẫn, giằng xé không nguôi giữa việc xuất thế và nhập thế thì câu cảm thán có ý nghĩa phát huy hiệu lực cảm xúc cao.

Trong hai tập QÂTT ƯTTT của, Nguyễn Trãi đã sử dụng khá nhiều câu

cảm thán không ngoài mục đích diễn tả, bộc lộ các trạng huống cảm xúc trong từng

chặng đường đời. Nói về thói đời bạc bẽo, giọng thơ đầy chua chát: Bể hiểm nhân

gian ai kẻ biết/ Ghê thay thế nước vị qua mềm. (Tự thuật, bài 4)

Câu cảm thán với hư từ "thay" được cấu tạo theo lối vị từ đứng trước danh từ chủ thể kết hợp với cách hỏi “bâng quơ” “Ai kẻ biết” nhằm nhấn mạnh đến thái độ mỉa mai, chua chát trước nhân tình thế thái “biến bạc thành đen”.

Ngoài ra có rất nhiều câu cảm thán được cấu tạo bởi kết cấu với hư từ "thay" hoặc các từ chỉ tình thái đứng sau một vị từ, nhằm diễn tả thái độ tình cảm trước thời điểm chứng kiến. Lối kết cấu này mang giá trị biểu đạt là lời khẳng định với thái đội mỉa mai, xác định:

Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người cực hiểm thay.

(Mạn thuật, bài 4)

Theo lý thuyết ngôn ngữ học, những từ tình thái, đặc biệt là những từ tình thái cuối câu là những từ tuy không có nghĩa từ vựng nhưng lại có nghĩa ngữ pháp rất quan trọng. Nó là một trong những điều kiện để phát ngôn trở thành câu và biểu

79

thị thái độ đi kèm. Sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ, chữ Nôm là một lợi thế cho Nguyễn Trãi khi dùng kiểu câu hỏi bỏ lửng kết hợp với các từ cảm thán cuối câu tạo nên sự đặc sắc khi bộc lộ các sắc thái tình cảm cùng với từng quãng thời gian trong cuộc đời của nhà thơ.

Lòng đau đớn khi nhận ra vai trò giúp dân dựng nước của mình đã bị vô hiệu hóa, những ngày tháng “nói tất nghe, kể tất theo” đã không còn, Nguyễn Trãi tự vấn bản thân bằng những câu hỏi kết hợp từ cảm thán đầy chua chát:

- Ta còn lảng thảng làm chi nữa Tượng có trời bày đặt vay. - Sắc là giặc, đam làm chi - Lan, huệ chẳng thơm thì chớ Nở chi lại phải chốn tanh tao.

(Bảo kính cảnh giới, bài 40)

Cách kết hợp từ và xây dựng câu thơ cảm thán độc đáo ở tập thơ Nôm, cho thấy Nguyễn Trãi có khả năng sáng tạo cao trong lĩnh vực nghệ thuật. Làm thơ là để tỏ tình ai oán, với ý nghĩa đó, Nguyễn Trãi xây dựng những câu thơ cảm thán giúp người đọc nhận ra từng chặng đường vinh quang lẫn cay đắng nhà thơ đã đi qua. Việc tiếp thu và sử dụng một cách sáng tạo những câu cảm thán với nhiều kiểu kết hợp khác nhau như vậy đã giúp văn chương Nguyễn Trãi mang một màu sắc rất riêng mà những tác giả cùng thời chưa ai làm được. Thông qua những kiểu kết cấu câu thơ rất riêng ấy đã giúp người nghệ sĩ Ức Trai diễn tả được nhiều trạng huống tâm lý, tình cảm, những suy tư của tác giả một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)