5. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Hình ảnh mang nghĩa biểu trưng
Sáng tạo hình ảnh mang nghĩa biểu trưng hay biểu tượng thẩm mĩ là một yêu cầu của nghệ thuật nói chung. Yêu cầu này đã được đặt ra từ lâu trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, trong mỗi nền văn học. Trong thơ ca Nguyễn Trãi, bên cạnh những hình ảnh cụ thể, sinh hoạt mang hơi thở ấm áp với vòng tuần hoàn của thời gian sáng, trưa, chiều, tối hay cặp thời gian đối lập xuân – thu, đông – hè,... là những hình ảnh thơ được tạo nên mang nghĩa biểu trưng.
Trước Nguyễn Trãi, từ thời cổ đại, các triết học như Heraclit, Khổng Tử
cũng đã từng mượn những hình đó khi nói về sự biến thiên của thời gian: “Thệ giả
như tư phù, bất xả chú dạ” (Khổng Tử) và “Con người không bao giờ tắm hai lần
trên một dòng sông” (Heraclit). Kế thừa những hình ảnh đó, Nguyễn Trãi cũng đã
mượn những hình ảnh biểu trưng đó để đưa vào những áng thơ của mình khi nói về sự trôi chảy của thời gian.
Cơ sở để tạo nên những hình ảnh mang nghĩa biểu trưng trong thơ Nguyễn Trãi là hiện thực khách quan, gồm thế giới các hiện tượng tự nhiên, thế giới các vật thể nhân tạo và con người. Hầu hết, khi sử dụng đến những hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng về các cảm thức thời gian, Nguyễn Trãi đã sử dụng khéo léo và tinh tế những hình ảnh đặc biệt, mang nghĩa biểu trưng quen thuộc với quy chuẩn của thơ ca trung đại.
Trong sáng tác thơ ca trung đại, không ít tác giả sử dụng hình ảnh mang nghĩa biểu trưng khi nhắc đến giấc mộng Hoàng Lương hay giấc Nam Kha… Những hình ảnh này đều mang ý nghĩa về sự vinh hoa, phú quý, công danh, hạnh phúc nhưng những điều tốt đẹp ấy tưởng chừng thật, lại hóa ra chỉ là giấc mộng.
Trong cổ thi, các thi gia thường nhìn nhận thời gian trôi qua như giấc mộng: Trăm
năm một giấc kê vàng. Trong "Cung oán ngâm khúc", Nguyễn Gia Thiều đặt mình
vào vị thế của người cung nữ ngẫm thời gian trôi: Giấc Nam Kha khéo bất bình/
64
nấm có khâu xanh rì…Tú Xương lại ngẫm ngợi cuộc đời mình đặt trong sự “Lạc
đường” cũng nhận ra cái “chập chờn” của thời gian: Giấc mộng Nam Kha khéo
chập chờn. Và trong những áng thơ của người nghệ sĩ Ức Trai, chúng ta bắt gặp
các dòng thời gian khi được tác giả ngẫm suy về lẽ tồn tại, hư danh trong cuộc đời:
Táp tải hư danh an dụng xứ, Hồi đầu vạn sự phó Nam Kha.
(Loạn hậu cảm tác)
(Cái hư danh trong ba mươi năm có được gì đâu,
Quay đầu nhìn lại, muôn việc phó cho giấc mộng Nam Kha.) Nhà thơ ngẫm ngợi về cuộc đời:
Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư, Giác lai vạn sự tổng thành hư.
Như kim chỉ ái sơn trung trú, Kết ốc hoa biên độc phụ thư.
(Ngẫu thành)
(Cuộc đời giống như sau giấc mộng kê vàng, Tỉnh dậy muôn việc đều thành hư không. Nay ta chỉ thích ở trong núi,
Làm nhà lá bên hoa, đọc sách của cha để lại)
Trước hết, để diễn tả đời người gắn với những quãng thời gian có ý nghĩa đặc biệt gắn với tuổi trẻ, ước mơ, công danh, hạnh phúc..., Nguyễn Trãi thường ví von dòng chảy thời gian như một giấc mộng: Giấc Hoàng lương, giấc Kê vàng, Kiến cành hòe… Đây là những hình ảnh mang nghĩa biểu trưng, thể hiện cuộc đời trôi nhanh, đi qua không trở lại.
Để diễn tả thời gian đi qua đọng lại trên tuổi tác con người, thi sĩ nhà Nho thường sử dụng hình ảnh “tóc xanh”, “đầu bạc”, “tuổi thiếu niên”, “mái tóc bạc”, “đôi mắt xanh”, “cái râu bạc”… bộc lộ cảm xúc tiếc nuối thời gian chóng tàn, chưa kịp thực hiện hết những hoài bão từng ấp ủ…
Nhờ sử dụng những hình ảnh mang nghĩa biểu trưng, Nguyễn Trãi đã xây dựng được những hình tượng thơ rất sinh động, ý thơ thanh thoát, trang nhã, súc tích,... Từ đó tạo cho ý thơ mang giá trị biểu đạt và biểu cảm cao, vừa góp phần
65
giúp nhà thơ bày tỏ chí hướng, đồng thời kín đáo bộc bạch những tâm sự bản thân. Diễn tả những đổi thay của mỗi cuộc đời con người trước dòng chảy thời gian, Nguyễn Trãi mượn hình ảnh của dòng nước chảy, một áng mây trôi hay có khi là hình ảnh con thuyền để nói đến cái trôi chảy của thời gian trước cuộc thế. Hình ảnh thuyền và nước là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cũng như trong thơ trung đại. Tuy nhiên, chưa có ai trước đó lại thể hiện những hình ảnh này mang ý nghĩa triết học thâm sâu như Nguyễn Trãi. Thuyền, nước hay áng mây trôi tưởng chừng như là những vật vô tri, vô giác nhưng qua cảm thức của nhà thơ, nó đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật thể hiện sự trôi chảy của thời gian.
Khảo sát những hình ảnh trong hai thi tập, kết quả cho thấy trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Trãi sử dụng hình ảnh con thuyền (12 lần), dòng nước (3 lần), áng mây trôi (3 lần)... Trong tập thơ chữ Nôm, nhà thơ cũng đã sử dụng hình ảnh con thuyền (12 lần), dòng nước (3 lần), áng mây trôi (12 lần)… Tất cả những hình ảnh đó đã được Nguyễn Trãi sử dụng trong hai tập thơ với tần số khá cao nhằm mục đích diễn tả những cảm nhận đời người trước dòng chảy thời gian.
Dòng nước là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho dòng chảy thời gian đã được nhắc đến trong thơ ca trước. Nhưng đến với Nguyễn Trãi thì hình ảnh dòng nước đã được ông vận dụng một cách sáng tạo, sắc sảo:
Trường thiên mạc mạc thủy du du, Hoàng lạc sơn hà thuộc mộ thu. Tiện sát sa biên song bạch điểu, Nhân gian lụy bất đáo Thương châu.
(Vãn lập)
(Trời bao la vắng lặng, nước trôi man mác, Lá vàng rụng khắp núi sông, báo cảnh thu tàn. Lòng thèm được như đôi chim trắng bên bãi cát,
Cái lụy nhân gian không đến được chỗ ở của bậc ẩn sĩ.) Nguyễn Trãi đã rất nhạy bén và tinh tế hơn khi cho lồng ghép vào đó một quan niệm mới mẻ đó chính là mượn hình ảnh dòng nước để nói về sự trôi chảy của dòng thời gian. Không chỉ mượn hình ảnh dòng nước chảy mà ông còn mượn cả áng mây trôi để nói đến sự luân chuyển một đi không trở lại của thời gian ví như,
66
“Du Sơn tự”,“Quan duyệt thủy trận”,... Nhà thơ ví cuộc đời của mỗi con người trôi
nổi không phương hướng như áng mây ngoài kia: Nhãn trung phù thế tổng phù vân.
(Mạn thuật)(Trong mắt, cuộc đời nổi trôi tất cả như đám mây nổi).
Nghĩ về đường công danh, sự nghiệp, Nguyễn Trãi xem như áng mây trôi:
“Danh thơm một áng mây nổi”
(Thuật hứng, bài 18)
Hình ảnh dòng nước hay áng mây trôi được nhà thơ thể hiện trong mỗi bài thơ là để diễn tả nhịp điệu sinh học của thời gian vũ trụ đồng thời cũng muốn nhấn mạnh rằng: thời gian vũ trụ là tuyệt đối, vĩnh hằng, trong khi đó thời gian của một đời người là tương đối, hữu hạn. Con người hoàn toàn bất lực trước bước đi của thời gian và luôn có nguy cơ bị cuốn đi, bị chìm đi trong dòng chảy của thời gian.
Nguyễn Trãi còn mượn hình ảnh con thuyền để làm hình ảnh biểu tượng cho thời gian. Khảo sát với 12 lần sử dụng hình ảnh biểu trưng con thuyền trong tập thơ chữ Hán, cho thấy Nguyễn Trãi sử dụng hình ảnh biểu trưng là một chủ ý nhấn mạnh của nhà thơ. Người nghệ sĩ muốn khẳng định bước đi của thời gian, sự vận động của thời gian một cách rõ ràng và chính xác:
Độ đầu xuân thảo lục như yên, Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên. Dã kính hoàng lương hành khách thiểu, Cô chu trấn nhật các sa miên.
(Trại đầu xuân độ)
(Cỏ xuân ở bến dồ đầu trại xanh như khói, Lại thêm có mưa xuân, nước vỗ vào nền trời. Đường đồng nội vắng tanh, ít người đi lại,
Con thuyền đơn chiếc gác đầu lên bãi cát ngủ suốt ngày) Nếu như ở phần trên ông mượn hình ảnh dòng nước làm biểu tượng cho dòng thời gian thì đến đây ông mượn hình ảnh con thuyền mang tính tượng trưng cho dòng đời của con người. Thời gian vận động kéo theo dòng đời của mỗi con người cũng thay đổi theo dòng thời gian đó. Con thuyền biểu trưng cho dòng đời con người, thuyền vẫn cứ trôi và không thể trở về, con thuyền ấy bị dòng nước cuốn đi, trôi vào vĩnh hằng, hư vô:
67
Cố quốc qui tâm lạc nhạn biên, Thu phong nhất diệp hải môn thuyền.
(Thần phù hải khẩu)
(Lòng mong về quê cũ theo cánh nhạn sa,
Chiếc thuyền ở cửa biển như chiếc lá trong gió thu.) Hình ảnh con thuyền biểu tượng của cuộc đời con người, trước sự vận động của thời gian thì cuộc đời con người cũng không thể đứng yên được. Có lúc nhà thơ cũng đã cho con thuyền ấy dừng đứng lại trước dòng chảy thời gian vô tình để ngẫm ngợi về cuộc đời nhưng rồi lại thấy thật đáng thương cho tuổi già đã cận kề mà nỗi “tiên ưu” luôn canh cánh “lo trước thiên hạ” vẫn chưa thực hiện được giống như con thuyền kia theo ngày tháng cứ trôi đi trong sự vô định.
Thời gian trôi, trong vòng tuần hoàn quy luật tự nhiên ấy, cuộc đời của con người cũng xuôi dòng chảy với thời gian giống như thuyền và nước vậy:
Nhất biệt giang hồ sổ thập niên, Hải môn kim nhật hệ ngâm thuyền. Ba tâm hạo diểu thương châu nguyệt Thụ ảnh sâm si phố tự yên.
Vãng sự nan tầm thời dị quá. Quốc ân vị báo lão kham liên. Bình sinh độc bão tiên ưu niệm, Toạ ủng hàn khâm dạ bất miên.
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm, Kỳ 2)
(Từ khi xa chốn sông hồ khoảng vài chục năm, Nơi cửa biển đêm nay buộc chiếc thuyền thơ. Đáy nước mênh mông, trăng xoi xuống bãi, Bóng cây so le, khói lồng trên bến.
Việc xưa khó tìm lại được, thời gian dễ trôi qua, Ơn nước chưa đáp đền, tuổi già thật đáng thương. Suốt đời riêng ôm cái chí “lo trước thiên hạ”, Ngồi khoác mảnh chăn lạnh thâu đêm không ngủ.) Cuộc đời của người nghệ sĩ Ức Trai là một chuỗi bi kịch. Bi kịch giữa hiện thực và lý tưởng mà ông theo đuổi, giữa khát vọng với cuộc đời. Để cuối cùng ông
68
nhận ra công danh, sự nghiệp rốt cuộc như “Danh thơm một áng mây nổi” (Thuật
hứng, bài 63); hay chỉ là một giấc Nam Kha, giấc mộng Hoàng Lương, Hòe quốc,...
Cũng luận về cuộc đời, dòng chảy thời gian với bao biến thiên trong cuộc sống, trong bài thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã khẳng định một quy luật mang tính phổ quát về sự hiện hữu con người và lòng người trước cuộc đời đen bạc:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, Trong thế giới phút chim bay. Non cao non thấp mây thuộc, Cây cứng cây mềm gió hay. Nước mấy trăm thu còn vậy, Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay.
(Mạn thuật, bài 4)
Chỉ vài ý thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ mà hết sức tinh tế, tác giả đúc kết trong tầm nhận thức khái quát và khẳng định: trong tự nhiên, vũ trụ phàm những gì mạnh hơn, chuyển động hơn thì tất đều hơn hẳn. Đó là quy luật, là sự bất biến của vũ trụ. Cũng giống như mây kia thuộc núi vì mây cao hơn núi hay gió kia mới biết phẩm chất mềm yếu của cây bởi gió mạnh hơn, vì gió được trải nghiệm, thử thách. Sự vật là thế, nhưng lòng người chẳng dễ luận suy. Một người từng trải, vốn hiểu biết sách vở, cuộc đời sâu rộng như Nguyễn Trãi mà trớ trêu thay, xót xa thú nhận về sự bất lực của mình giữa dòng đời và lòng người.
Nguyễn Trãi sử dụng hình ảnh biểu trưng rất khéo léo, linh hoạt, đã phần nào cho chúng ta thấy được bước đi của thời gian một cách chân thực và tinh tế hơn. Sử dụng hình ảnh biểu trưng phù hợp, Nguyễn Trãi không chỉ làm tăng giá trị của thơ bằng sự trang nhã, mỹ lệ sang trọng, hàm súc; mặt khác, qua ý nghĩa biểu trưng, người đọc phần nào hiểu được chí hướng, tâm sự, tình cảnh và vị thế của ông trước thời cuộc.