5. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Mạch nguồn văn hóa và truyền thống gia đình Nguyễn Trãi
Nhà nho Ngô Thế Vinh là một trong số những người rất ngưỡng mộ Nguyễn
Trãi. Trong bài Tựa viết năm Minh Mệnh thứ 6, ông nói gia đình có một ảnh hưởng
không nhỏ đối với quá trình trưởng thành của Nguyễn Trãi: “Tiên sinh chi học, xuất ư gia đình, nhi tinh thâm không thoát chính đại cương phương, nãi kỳ độc đắc. Cố vô tâm ư văn chương, nhi phát chi ư ngôn, tắc anh hoa hùng bất kiểu kỳ trước tác,
trực mô phỏng Ngu Hạ. Kỳ bình sinh ngâm vịnh, cùng nhi kiện, lão nhi tráng” (Học
của tiên sinh là học ở gia đình. Nhưng phần tinh vi, sâu sắc, bao quát đại thể, là ở mình. Chính vì thế mà không để tâm đến văn chương, cứ nói ra là văn chương, thể thức y như thời cổ. Bình sinh ngâm vịnh càng cùng càng thấy kiện, càng già càng
thấy tráng). Văn hóa truyền thống gia đình là mạch nguồn đầu tiên ảnh hưởng tới sự
hình thành nhân cách, thế giới quan và nhân sinh quan của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, tại Thăng Long, trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Tổ tiên Nguyễn Trãi vốn ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (nay là huyện Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội. Trong sự trưởng thành của Nguyễn Trãi, những người ảnh hưởng đến ông nhiều nhất là ông ngoại và thân phụ Nguyễn Phi Khanh. Thân mẫu ông là bà Trần Thị Thái mất sớm nên ông sống với ông ngoại và cha. Hoàn cảnh đó đã khiến cho mối quan hệ ảnh hưởng giữa Nguyễn Trãi với ông ngoại và cha trở nên bền chặt, sâu sắc mạnh mẽ và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Trãi.
24
Trong lịch sử dân tộc, Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh là hai trí thức mang tư tưởng thân dân. Tư tưởng ấy đã được họ gửi gắm vào thơ ca, qua bao năm tháng vẫn khiến lòng người xúc động. Trần Nguyên Đán là quan lớn của triều Trần. Ông sống vào giai đoạn suy vi của triều đại. Bằng sự nhạy cảm trước những diễn biến của thời cuộc nên ông thường không tránh khỏi những băn khoăn, ưu tư với thế sự. Ông thường đặt mình vào trong sự phản tỉnh, tự vấn, rồi cảm thấy thẹn vì thấy đã không hoàn thành được hoài bão an dân mà thuở bình sinh từng ấp ủ:
Tam vạn quyển thư vô dụng xứ Bạch đầu không phụ ái dân tâm.
(Nhâm dần niên lục nguyệt tác)
(Đọc ba vạn cuốn sách mà thành vô dụng, Bạc đầu luống phụ lòng thương dân)
(Thơ làm vào tháng sáu năm Nhâm dần - 1362 ) Đọc thơ ông, chúng ta bắt gặp những trạng thái tình cảm khác nhau. Ông suy ngẫm về cuộc đời dâu bể, những Mịch La, Xích Bích... rồi cũng vùi trong gió bụi:
Mịch La, Xích Bích giai trần thở, Tảo vãn quy phàm phỏng cố san.
(Đông Triều thu phiếm)
(Mịch La, Xích Bích đều đã vùi trong gió bụi, Sớm muộn sẽ quay thuyền về hỏi thăm non xưa)
(Mùa thu thả thuyền ra chơi ở Đông Triều)
Ông cảm thán tình cảnh thân mình bạc đầu mà áo vẫn còn nhuốm bụi trần
(Tống Long Nham quy Diễn Châu). Ông nhận ra chốn thị thành không phải nơi
dành cho hoa cúc, loài hoa coi thường sương tuyết, mang cả khí mạnh và tài năng
của trời đất: Càn khôn túc khí dữ lương năng (Mai thôn đề hình dĩ “Thành Nam đối
cúc” chi tại kiến thị, nãi thú kỳ vận)... Trải nghiệm và chứng nghiệm mọi diễn biến
của thời cuộc, ông trách mình bất lực, cười mình không bằng ông Tiền Nhược Thuỷ (người đời Tống, làm quan tới chức Đồng tri xu mật, sau xin từ chức) khi cáo quan về hưu ở tuổi bốn mươi: Tự tiếu bất như Tiền Nhược Thuỷ / Niên tài tứ thập tiện
hưu quan (Mậu thân chính nguyệt tác).
Tư tưởng Trần Nguyên Đán luôn có sự giằng co giữa hai lối ứng xử, đó là “về” hay “ở”. Ở lại nơi triều chính, ông biết mình sẽ chẳng làm được gì cho muôn
25
dân bớt lầm than. Về với mây ngàn hạc nội, ông lại không hi vọng tâm hồn mình được thư thái. Cuối cùng, Côn Sơn là nơi được ông lựa chọn làm chốn “cởi buồn”.
Ở Côn Sơn, trong vai một dật dân, ông tháng ngày “làm bạn cùng chiếu trúc” (Quân
trung tác), nhìn “mây tụ trước hiên”, nghe “suối reo bên gối” (Đề Sùng Hư lão
túc)... Phong thái này, nhân cách này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn cách
sống về sau cho Nguyễn Trãi. May mắn, từng có những năm tháng ấu thơ sống cùng ông ngoại Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn, nơi “làm bạn cùng chiếu trúc” này đã định hình ở Nguyễn Trãi một lối sống “nhàn cư” trong quãng thời gian làm dật dân nơi Côn Sơn “cố lý”.
Ảnh hưởng của nhà nho Trần Nguyên Đán đối với Nguyễn Trãi diễn ra bằng nhiều con đường khác nhau. Ở khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp, đó là sự dạy dỗ hàng ngày của ông. Ở khía cạnh gián tiếp, đó là sức hấp dẫn từ chính nhân cách cao thượng và vẻ đẹp thi ca của ông. Nguyễn Trãi là một người thông minh, tinh anh bộc phát từ bé nên không khó để cảm nhận và thụ hưởng những giá trị văn hóa đó.
Trong Băng Hồ di sự lục, Nguyễn Trãi hào hứng ôn lại những năm tháng tuổi thơ
được sống cùng ông ngoại nơi non nước Côn Sơn thanh sạch. Ở đó, Nguyễn Trãi đã được ông ngoại dạy dỗ, gieo vào tâm hồn những hạt giống tư tưởng nhân sinh tích cực. Không thể phủ nhận nhân cách cao đẹp, tư tưởng ái dân của Nguyễn Trãi có mầm mống và được bắt nguồn từ ông ngoại Trần Nguyên Đán !
Nguyễn Trãi cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người cha của mình – nhà nho Nguyễn Phi Khanh. Theo tiểu sử, ông là một người học rộng, tài cao nhưng bất đắc thời thế. Ông đỗ Tiến sĩ dưới thời Trần Nghệ Tông nhưng không được triều đình trọng dụng. Mãi đến năm 1400, khi Hồ Quý Ly lập ngôi vương, ông mới có điều kiện bước chân vào chốn quan trường. Tuy nhiên, quãng đời làm quan của ông diễn ra ngắn ngủi, bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc (1407) rồi mất ở đó. Khát vọng giúp đời ở Nguyễn Phi Khanh không nhỏ. Có thể thấy, ở ông luôn phải đối mặt với những lựa chọn rất khó khăn. Khát vọng cao, chí khí lớn mãnh liệt, cao cả nhưng khả năng để hiện thực hóa của Nguyễn Phi Khanh rất thấp. Hệ quả, ông lâm vào
tình trạng bất lực, lòng thường hay buồn bực, xót xa. Trong bài thơ Xuân hàn, ông
26
An đắc thử thân đồng thác dược, Hoà phong hư biến cửu châu tâm.
(Mong sao thân này được như cái ống bễ,
Thổi ngọn gió hoà vào khắp lòng người chín châu)
(Rét mùa xuân)
Thơ Nguyễn Phi Khanh buồn nhưng không hề là tiếng thơ tuyệt vọng. Những ước mơ tốt đẹp ông gửi vào thơ, dẫu những ước mơ kia là không tưởng, nhưng tấm lòng của nhà thơ đối với nhân dân vẫn là đáng quý và tiếng thơ chứa chan tình cảm nhân đạo ấy vẫn luôn có giá trị vững bền.
Có thể nói, trong mối quan hệ gia đình, Nguyễn Phi Khanh là sự tiếp nối tự nhiên những gì mà Trần Nguyên Đán đã đem đến cho Nguyễn Trãi, tạo những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển tư tưởng, nhân cách về sau. Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng sống với cha, chịu sự giáo dục của cha. Đó là lúc ông ngoại Trần Nguyên Đán mất, Nguyễn Trãi trở về Nhị Khê sống cùng cha. Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) dưới triều Hồ, cùng cha theo phò Hồ Quý Ly. Ông cũng đã từng theo cha lên biên giới, rồi nghe lời cha trở về tìm cách “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”. Trải qua những chặng đường như vậy, cho thấy, Nguyễn Trãi đã“theo cha” trên nhiều phương diện khác nhau của cuộc sống, nhất là phương diện lí tưởng yêu nước thương dân.
Hai nhân sĩ trí thức thời Trần - ông ngoại và cha với nhân cách cao thượng, với tư tưởng thân dân là nguồn mạch văn hóa quý giá tác động trực tiếp và ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách, tư tưởng, cảm quan sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Trãi. Truyền thống gia đình chính là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách Nguyễn Trãi. Nó tự nhiên nên sâu sắc, nó di truyền nên bền vững.
Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong sâu xa, Nguyễn Trãi có thừa hưởng truyền thống gia đình, gia tộc. Dòng họ Nguyễn của ông vốn nổi tiếng từ lâu, thời nào cũng có người tài giỏi và nhân cách. Cũng cần thấy rằng, Nguyễn Trãi được hấp thụ nền văn hóa Nho giáo còn nhiều yếu tố tích cực vốn có của thời Trần. Những nhân tố này đã ảnh hưởng lớn đến cảm quan sáng tác trong hai thi tập ƯTTT và QÂTT.
27