Suy nghiệm về lẽ hưng phế của các thời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 59 - 61)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Suy nghiệm về lẽ hưng phế của các thời đại

Đọc thơ Nguyễn Trãi có thể hình dung khá rõ dòng tâm sự và tình cảm của kẻ sĩ trải qua một giai đoạn lịch sử nhiều rối ren, biến cố... Ở phương diện nào, Nguyễn Trãi cũng có những ứng xử hài hòa, đúng mực. Khi quốc gia có sự: “Quốc gia hưng vọng, thất phu hữu trách”; lúc đối mặt với thế sự, cần lẽ “hành tàng”, Nguyễn Trãi đều làm tròn chức phận kẻ sĩ, biết nhập thế và xuất thế dẫu có dùng dằng day dứt.

Ở Nguyễn Trãi, bên cạnh những tháng ngày “đắc thế” với khí thế “múa bút vung gươm” còn có những chuỗi dài buồn đau, cô thế: “Đất phàm cõi tục lánh xa”,

thiếu người tri kỷ: “Người tri âm vắng, cầm nên lặng” (QÂTT)… Nguyễn Trãi luôn

nhìn mọi sự vật bằng cái nhìn suy xét, ngẫm ngợi, tự vấn chính mình. Vốn là người “tiên ưu hậu lạc”, ông thường xuyên tự nhắc nhở, chất vấn bản thân. Từng làm “chim bằng” vượt lên chín vạn dặm, làm “hồng hộc” với “say hết tấc lòng”, làm “trúc đứng hiên mai quét tục trần”..., vậy mà ông chưa hề bằng lòng với những cống hiến. Tự chất vấn mình là điều thường thấy trong thơ ông: “Bằng tôi nào thuở ích chưng dân?” (Trần tình, bài 37).

Điều đáng trân trọng nhất trong những vần thơ giàu cảm xúc của Nguyễn Trãi chính là thái độ ứng xử của ông trước sự trôi chảy của thời gian. Không vô tình, cũng không hờ hững, nhà Nho Nguyễn Trãi luôn đặt trong sự suy nghiệm, phân tích, liên tưởng đến lẽ thịnh suy hưng phế của thời cuộc. Đứng trước vẻ đẹp hùng vỹ nơi cửa biển Bạch Đằng, bao thi nhân ca hát về dòng sông lịch sử. Riêng Nguyễn Trãi đặt trong chiều sâu suy nghiệm:

Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng.

(Quan hà hiểm hai người chống trăm người do trời xếp đặt Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi)

Nguyễn Trãi liên tưởng đến mối quan hệ tương hỗ không thể thiếu giữa “địa linh” và “nhân kiệt”. Địa thế núi sông hiểm trở đã gia tăng sức mạnh cho con người trong cuộc chiến chống kẻ thù; ngược lại, con người bằng chiến công hiển hách đã làm cho giang sơn thêm phần hiển hách. Chưa kể, Bạch Đằng giang đẹp muôn thuở

55

vì nơi đây đã lưu giữ bóng dáng người anh hùng vệ quốc, khơi dậy cho người đời sau cảm xúc ngẫm suy.

Những đợt sóng cao mười trượng nơi cửa biển Thần Phù (Thần Phù hải

khẩu)đã kéo thi nhân liên tưởng về quá khứ ngẫm suy; Cớ sao, cũng từng cùng nhân

dân lấy đá lấp ngả sông để chống giặc ngoại xâm mà người thắng kẻ bại!

Cũng chính nơi đây, cớ sao cha ông xưa cũng từng cùng nhân dân lấy đá lấp ngả sông chống giặc thành công, còn Nhà Hồ cũng kế hoạch này nhưng đành cam thất bại. Phải chăng, lẽ hưng phế thời cuộc còn có vai trò của lòng dân yên thuận:

Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

(Quay đầu xem việc cũ, ôi xong rồi,

Cúi xuống dòng mò bóng, ý nói khôn xiết)

Toàn bộ thi phẩm của Nguyễn Trãi là tất cả những suy nghiệm của một con người đa tài túc trí luôn ngẫm suy trước vạn vật, thế sự. Người nghệ sĩ với trái tim mẫn cảm luôn luôn phát hiện những hiện tượng biến đổi khôn lường và tìm kiếm những chân lý của cuộc sống mà chưa có bất cứ ai tìm được. Vì thế, trong thơ, Nguyễn Trãi luôn thể hiện nỗi niềm thao thức khôn cùng, với biết bao dấu hỏi về cuộc đời hiện hữu, về những suy tưởng quá khứ với hiện tại và tương lai.

Trong sáng tác văn chương thời trung đại, các kiểu thời gian suy tư, hoài niệm mang tính chất triết lí về cuộc đời và thế sự cũng được các nhà thơ, nhà văn vận dụng linh hoạt nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Theo dòng chảy thời gian, nhà thơ vừa ý thức rất rõ trách nhiệm của con người công danh tích cực cống hiến cho đất nước nhưng đồng thời cũng nhận ra được sự phù du của công danh phú quý, sự đổi thay của tình đời. Vì thế, trong những áng thơ của Nguyễn Trãi cũng bắt đầu cho sự hiện diện tự ý thức cá nhân. Bởi, con người trong thơ ông đã không ngừng soi rọi bản thân, không ngừng hoài niệm, tiếc nuối những gì đẹp đẽ, huy hoàng đã qua, đồng thời, cảm nhận sâu sắc về những biến đổi của cuộc đời và về hạnh phúc đích thực của đời người.

Xuyên suốt hai tập thơ là sự đan xen các dòng cảm xúc thể hiện cảm thức trước thời gian của nhà thơ. Mang tâm trạng ở những quãng đường đời dù “đắc thế”

56

hay “yếm thế”, Nguyễn Trãi vẫn luôn có những dòng tâm tưởng hoài niệm, suy tư. Đọc thơ ông, vừa mới gặp người nghệ sĩ Ức Trai đâu đó trong những vần thơ đầy cảm xúc hào sảng trước thế núi hình sông gấm hoa nước Việt, lại lắng sâu với một Nguyễn Trãi mang nỗi niềm tiếc nuối suy tư, luyến tiếc thời gian trôi qua, suy tư, hoài niệm về quá vãng; Lại có khi vừa mới gặp ông già dật dân “Say lểu thểu đứng đường thông” lại chợt nhận ra người khát khao cuộc sống, đánh thức khát vọng sống, khát vọng tuổi trẻ và tình yêu: “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm” (Thơ

tiếc cảnh)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)