Nguyễn Trãi với QÂTT – khoảng thời gian "yếm thế"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 35 - 39)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nguyễn Trãi với QÂTT – khoảng thời gian "yếm thế"

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, ca khúc khải hoàn, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ công bố bản hùng văn “Bình Ngô đại cáo”. Ý văn hùng hồn, giọng văn sang sảng của bản tuyên ngôn độc lập làm nức lòng thời đại. Hăm hở bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua hoà dân mục “Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” (QÂTT). Song, thời gian “đắc thời” không bao lâu, vị anh hùng – nhà thơ ấy kịp nhận ra “Trong dòng phẳng có phong ba” (QÂTT). Giữa những “chon chen”, “bể hiểm chốn triều quan” đầy nghi kỵ, dèm pha, Nguyễn Trãi rơi vào

cô thế: “Chúng báng cô trung tuyệt khả liên” (Oan thán). Ông bị nghi oan và bị bắt

giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa. Mười năm (1429 - 1439) Nguyễn Trãi chỉ được giao chức "nhàn quan", không có thực quyền: “Thập niên thanh ngọc chức hồ băng”. Nhận ra “bể hiểm nhân gian” và“phong ba trong dòng phẳng”, Nguyễn Trãi cáo quan xin về Côn Sơn ẩn dật. Quãng thời gian “đắc thời” gần như khép lại, từ đây, một tiếng thơ buồn gửi trong giọng thơ tiếng Việt

(QÂTT) được cất lên như đúc kết lại chuỗi ngày dài “yếm thế”.

Có lẽ, không gian Côn Sơn thanh sạch là nơi được chọn lựa dành cho nhà thơ quãng thời gian ngẫm ngợi, nghiệm suy lẽ đời, tình người nhiều nhất của Nguyễn Trãi. Để rồi, như một lẽ tự nhiên, những vần thơ Tiếng Việt “thấm đẫm nỗi niềm”

mang nặng tâm tư QÂTT ra đời như những “trang nhật ký” cuộc đời nhà thơ. Ngô

Viết Dinh với công trình Đến với thơ Nguyễn Trãi, đã trân trọng giới thiệu và nhận

định “Sao Khuê vằng vặc”: “Nguyễn Trãi là một vĩ nhân… Đã là con người, không thoát được chốn ở, dù Nhị Khê, Côn Sơn hay Đông Quan (…) vẫn thấy phong thái của ông rất rõ” (…) “Để hiểu thêm vĩ nhân ấy ta hãy xem nhật ký tâm trạng thơ

31

biểu hiện cách sống và bảng giá trị làm nên phẩm giá con người ấy” [5, 9]. “Nhật ký tâm trạng thơ” tác giả nhắc đến chính là những khoảng thời gian cuộc đời Nguyễn Trãi được ghi lại bằng tâm trạng thơ.

Nguyễn Trãi trải qua một cuộc đời với nhiều nghịch cảnh hơn là xuôi thuận. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm khác nhau của cuộc đời, Nguyễn Trãi có những tâm tư, cảm xúc cụ thể về thiên nhiên, về cuộc sống, về con người… trước dòng chảy thời gian. Dù ở hoàn cảnh nào, thời điểm nào: “đắc thế”, “cô thế” hay “yếm thế”, điều đáng trân trọng ở Nguyễn Trãi chính là thái độ sống tích cực của một nhà Nho nghệ sĩ giàu bản lĩnh, mẫn cảm và nhân ái.

Bên cạnh tập thơ chữ Hán mang nhiều âm hưởng hào sảng lúc “đắc thời”,

QÂTT là tập thơ tiếng Việt chứa đựng nỗi niềm tâm trạng trong quãng thời gian

“yếm thế” của thi nhân. Những bài thơ đều không được có ghi chép thời điểm sáng tác, song, dựa trên ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ, nội dung được thể hiện, người đọc có thể nhận ra hoàn cảnh tập thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn.

Với tổng số 254 bài thơ viết bằng chữ Nôm, nhà thơ miêu tả thiên nhiên gắn với những trạng huống cảm xúc của những tháng ngày ẩn dật, thiên nhiên trongtừng thi phẩmvừa mang vẻ đẹp thanh tao, cao nhã, vừa mang vẻ đẹp chân chất, đơn sơ, bình dị của làng quê Việt Nam. Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở và gợi nhiều thi hứng dạt dào. Song không chỉ đơn thuần miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Trãi còn gửi gắm tấm ân tình của mình trong đó. Những bài thơ ấy đều ẩn chứa một dấu hỏi về trách nhiệm, bổn phận của con người trước cuộc đời. Đó chính là tâm huyết của một bậc anh hùng cứu quốc, một bậc triết nhân suốt đời "âu việc nước":

Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con lẫn đạo làm tôi

(Ngôn chí, bài 1)

Trong cuộc sống, đôi khi con người phải đứng trước sự lựa chọn sống còn. Suốt cuộc đời Nguyễn Trãi đã đấu tranh giữa việc làm quan hay lui về ở ẩn. Làm quan là sở nguyện, ở ẩn chỉ là thất thời. Nho sinh Nguyễn Trãi với niềm khát khao cháy bỏng hành đạo giúp đời, giờ đây lại bị thế cuộc làm khó khiến ông phải buông bỏ

32

chí nguyện. Thân một nơi mà tâm một nẻo, người nghệ sỹ bắt đầu ghi âm lại sự nhức nhối, giằng xé, tiếng nấc của cõi lòng. Không còn những ngày “nói tất nghe và kế tất theo” và xa vời vợi cái “ngày Nghiêu tháng Thuấn”, bi kịch giữa lý tưởng và hiện thực hóa hiện hữu giữa cuộc đời, QÂTT ra đời như một khúc tâm ca mà mỗi bài thơ là một lát cắt tâm trạng đầy day dứt trong khoảng “thời gian yếm thế” của người anh hùng cô thế. Nhiều lần nhà thơ day dứt, canh cánh về quãng thời gian lựa chọn ẩn cư. Có lúc ông chua chát: “Của ai non nước khiến ta bàn” (QÂTT); Lại có khi ông xót xa: “Ta còn lảng thảng làm chi nữa/ Nước đâu còn có Sử ngư” (QÂTT)… Đó chính là quãng thời gian đặt ông vào tình thế “phân thân” vừa muốn làm Chim Hồng, chim Phượng, lại vừa thấy sợ cành cong…

Thơ Nguyễn Trãi nói nhiều đến hai cuộc sống triều chính và ẩn dật, hai miền không gian nơi ông đã trải nghiệm bằng chính bản thân với thái độ đối lập gay gắt, đề cao nhàn dật, phủ nhận lợi danh. Sự đối lập như vậy đã làm bộc lộ rõ nét thái độ thẩm mỹ của ông đối với hiện thực. Ông coi trọng cái đẹp ứng xử bảo thân, biết lánh đục về trong, giữ mình trước miếng mồi phú quý. Cuộc sống an nhiên, tự tôn, tự lạc, tự do tự tại, sống thuận theo sự biến dịch của tự nhiên nơi chốn lâm tuyền đem lại cho Nguyễn Trãi cách nhìn nhận đúng mực, vô tâm, vô cầu trước công danh, đường lợi. Đó cũng chính là tinh thần "hư tâm nhược chí" trước quyền lợi, trước vật chất của Đạo gia.

Tác phẩm của Ức Trai dù là chữ Hán hay chữ Nôm đều thể hiện tấm lòng của một bậc ưu dân ái quốc, ý thức về một quốc gia hoàn toàn độc lập, tự chủ và một bản lĩnh kiên cường trước mọi thời gian, cảnh ngộ khác nhau.

Các kiểu cảm thức thời gian xuất hiện trong hai thi tập đã thể hiện khá rõ đời sống nội tâm nhà thơ trong những quãng đường đời mang nhiều vị thế khác nhau, lúcđắc thời lẫn khi yếm thế.

Tiểu kết chương 1

Nguyễn Trãi là một nghệ sĩ lớn, có tư tưởng thẩm mỹ, cảm hứng nghệ thuật và hoạt động sáng tác xuất sắc. Sự hình thành sáng tác nghệ thuật ở Nguyễn Trãi là kết quả cộng hưởng từ nhiều điều kiện khác nhau.

33

Về khách quan, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyền thống giáo dục của gia

đình mà trực tiếp là ông ngoại Trần Nguyên Đán và thân phụ Nguyễn Phi Khanh. Đó là những nhà Nho có tâm, có trí, đã truyền cho Nguyễn Trãi những giá trị văn hóa gia đình và thời đại. Nguyễn Trãi, theo quy luật chung, cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ mạch nguồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, ông đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng Nho, Phật và Đạo – trong đó sâu đậm nhất là Nho giáo.Những ảnh hưởng sâu sắc từ thời đại cũng như những truyền thống gia đình, quê hương…đã hun đúc để tạo nên con người vừa mang phong cách thời đại "phóng khoáng, rộng mở", vừa mang tầm vóc cá nhân Nguyễn Trãi.

Về chủ quan, Nguyễn Trãi được sinh ra trong hoàn cảnh lịch sử nhiều biến

động và luôn đặt ông vào thế “lựa chọn” cách sống phù hợp theo từng chặng đường đời.Vì thế, những “Trần tình”, “Ký hữu”… trong hai thi tập phần nào ghi lại từng chặng đường nhà thơ đã đi qua.

QÂTTƯTTT là hai tập thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc trong sự nghiệp

văn chương Nguyễn Trãi. Hai tập thơ dù được thể hiện dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, quan phương chính thống, cao nhã uyên bác hay bình dị trong tiếng Việt buổi đầu, Nguyễn Trãi vẫn thể hiện nhất quán một con người "tiên ưu hậu lạc", một nhân cáchcao đẹp trong hồn thơ trác Việt.

Thể hiện nổi bật trong hai thi tập là hai dòng thời gian mang tâm trạng “đắc thời” và “yếm thế” của nhà thơ. Thế giới tâm hồn của nhà thơ được biểu thị trong thế giới nghệ thuật thơ qua các kiểu cảm thức thời gian của nhà thơ trong hai thi tập sẽ được làm rõ ở các nội dung tiếp theo.

34

Chương 2

CÁC KIỂU CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)