5. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Tận hưởng những phút giây nhàn nhã
Thơ Nguyễn Trãi không chỉ đến với người đọc bằng những phút giây say đắm của thực tại, một thực tại suy nghiệm sâu sắc, mà những vần thơ giản dị ấy còn mang đến biết bao ấm nồng của tình người, tình đời về quan niệm nhân sinh tích cực về lẽ sống hài hòa mực thước giữa cuộc đời. Nguyễn Trãi luôn có những ứng xử hài hòa, tự cân bằng mọi hình thái cuộc sống trước thời gian hiện thực.
Nguyễn Trãi luôn thiết tha, khao khát sống hết mình vì cuộc đời. Vẫn biết thời gian như “kẻ” vô tình trôi đi mà chẳng bao giờ đứng đợi; Ngoảnh đầu nhìn lại, thoắt đã là quá khứ, thuở nào… Hiểu được điều đó nên ông chẳng lo sợ thời gian trôi. Thay vào đó ông luôn ý thức và trân trọng thời gian. Người nghệ sĩ Ức Trai luôn tỏ ra bình thản trước sự trôi đi vô tình của thời gian trôi chảy. Xét đến cùng, biểu hiện bình thản của Nguyễn Trãi là hệ quả tất yếu của một trái tim nhạy cảm và yêu đời nồng nhiệt và nắm rõ quy luật cuộc đời trong muôn sự biến thiên. Bản thân ông ý thức rất rõ quy luật tất yếu của thời gian và thời gian chẳng thiên vị cho bất cứ ai nên ông thấy cần phải yêu những gì trước mắt thay vì nghĩ ngơi và tính toán với thời gian. Vậy nên, thay vì lo sợ,ông chấp nhận quy luật tất yếu của dòng đời, quên đi nỗi ám ảnh mà sống thật vui, thật có ý nghĩa và tận hưởng thời gian ngắn ngủi mong manh hữu hạn của kiếp người.
Trong thơ chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Trãi dành một mảng thơ không nhỏ nói về cảm hứng thanh nhàn thực sự của ông trước thời gian sinh hoạt, đời thường
59
nơi không gian trong lành thanh khiết “không gợn bụi trần”. Tận hưởng niềm vui khoáng đạt ấy, nhà Nho nghệ sĩ Ức Trai có lúc đóng cửa phòng văn, lắng nghe tiếng chim cuốc kêu, ngắm nhìn hoa xoan nở dưới cơn mưa phùn:
Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
Môn ngoại toàn vô tục khách lai.
Đỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão,
Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.
(Mộ xuân tức sự)
(Trong lúc nhàn nhã suốt ngày khép cửa phòng văn,
Ngoài cửa không có một khách tục nào tới.
Trong tiếng cuốc kêu, xuân sắp tàn,
Đầy sân mưa phùn nhẹ rơi khi hoa xoan đang nở.)
Phải thực sự yêu đời, thiết tha với đời và trái tim mẫn cảm lắm thi nhân mới lắng nghe và lặng nhìn một cách tinh tế tiếng cuốc kêu và chùm hoa xoan rơi trong mưa bụi trong thời khắc cuối xuân.
Cũng có khi Cụ bơi thuyền con trên dòng suối để thăm chùa trên núi, cảm nhận hết tất thẩy cái thanh vắng, lặng lẽ của cảnh thiền môn nơi núi rừng trong buổi chiều tà, để rồi hốt nhiên chợt ngộ. Bài thơ khép lại bằng cái không lời – “vô ngôn”.
Đoản trạo hệ tà dương,
Thông thông yết thượng phương. Vân quy thiền tháp lãnh,
Hoa lạc giản lưu hương. Nhật mộ viên thanh cấp, Sơn không trúc ảnh trường. Cá trung chân hữu ý, Dục ngữ hốt hoàn vương.
(Du sơn tự)
( Mái chèo ngắn buộc trong bóng chiều tà,
Xăm xăm lên thăm cảnh chùa trên núi.
60
Họa rụng xuống làm cho dòng suối thơm.
Chiều tối tiếng vượn kêu gấp,
Núi vắng bóng trúc ngã dài.
Trong đây quả có bao tình ý,
Muốn nói bỗng lại quên.)
Thấy cái dằng dặc của thời gian vũ trụ, thấy cái mong manh ngắn ngủi của đời người nhưng không vì thế mà Ức Trai buồn rầu, chán chường. Người nghệ sĩ ấy chọn cách chấp nhận một cách bình thản khi đã biết chấp nhận quy luật, biết sống trọn vẹn giây phút tươi đẹp trước mắt. Vậy nên, không dừng lại ở những áng thơ chữHán, trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi cũng đã “chạy đua” với thời gian để sống trọn từng khoảnh khắc, đôi khi đó là những khoảnh khắc bình dị nhất, an nhàn nhất của nhà thơ.
Trước thời gian sinh hoạt đời thường, thời gian nhàn nhã, Nguyễn Trãi dành những ứng xử thật thanh cao. Có khi thi nhân ngồi hóng mát suốt ngày dưới bóng cây hòe cổ thụ và nhìn cảnh vật thiên nhiên xung quanh đổi thay hay chỉ để lắng nghe tiếng thì thầm của âm thanh cuộc sống:
Rỗi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
(Báo kính cảnh giới - bài 43)
Cũng có khi một mình uống trà dưới ánh trăng hoặc đọc sách:
Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng, Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu.
(Ngôn chí, 2)
Ngày vắng xem chơi sách một an.
(Ngôn chí, 16)
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén, Ngày vắng xem hoa bả cây.
(Ngôn chí, 10)
Vũ trụ vẫn chuyển động như vốn dĩ thời gian vẫn trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, Nguyễn Trãi luôn sống hết mình, tận
61
hưởng những thú vui thanh nhã trong từng khoảnh khắc. Đôi khi nhìn cảnh vật trong sắc xuân tươi, nhà thơ bất chợt tiếc xuân xanh đã đi qua, rồi cũng đành bất lực:
Tiếc thiếu niên qua lật hạn hành, Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình.
(Tích cảnh, bài 4) Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên
(Tích cảnh, bài 3)
Với một người luôn nhìn cuộc sống tích cực như Nguyễn Trãi dù đứng trước quy luật bất biến của tạo hóa, tuổi cao, râu, tóc bạc cũng không thể ngăn nổi đôi mắt và tâm hồn mãi xanh để có thể nhìn thấu đời:
Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc, Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh
(Tự thán, bài 29)
Tiểu kết chương 2
Cuộc đời Nguyễn Trãi đã trải qua nhiều thăng trầm của nhiều biến cố lịch sử. Nhiều dòng tâm trạng nổi bật được thể hiện trong hai tập thơ theo các dòng chảy thời gian. Biểu hiện của sự hoài niệm về những quãng thời gian gắn với từng chặng đường cuộc đời của nhà thơ là thời gian vũ trụ gắn với thế núi hình sông, “thời gian đắc thế”, “thời gian yếm thế” và thời gian hoài niệm trong sự suy tưởng về quá khứ, hiện tại, thời gian sinh hoạt đời thường với tháng ngày quạnh vắng… Có thể hiểu, đó là các kiểu thời gian mang nhiều tâm trạng và các cảm xúc thăng trầm của người nghệ sĩ Ức Trai.
Từ nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu khác nhau về Nguyễn Trãi, người đọc bao thời đại xưa nay có thể nhận ra nỗi đau u uẩn sâu xa, bi kịch cuộc đời ông. Nhưng, nếu cảm nhận được những bài thơ, câu thơ với dòng chảy thời gian hoài niệm đầy ám ảnh của chính nhà thơ thì có lẽ không khó để hiểu đầy đủ hơn về những chặng đường đời mang nặng màu tâm sự mà Ức Trai đã đi qua.
62
Những trang thơ của Nguyễn Trãi như tấm gương phản chiếu giữa các thời kì lịch sử, cho nên, vừa mới gặp người nghệ sĩ Ức Trai đâu đó trong những vần thơ đầy cảm xúc hào hứng, lại bắt gặp Nguyễn Trãi ở đây với sự tiếc nuối, luyến tiếc thời gian trôi qua, suy tư, hoài niệm về quá vãng hay đâu đó là những áng thơ để đánh thức khát vọng sống, khát vọng tuổi trẻ và tình yêu.
63
Chương 3
PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI