Thời gian vũ trụ, bất biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 39 - 45)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Thời gian vũ trụ, bất biến

Thời gian là một đại lượng tồn tại khách quan. Nhưng, đối với mỗi cá nhân, thời gian lại mang màu sắc, dấu ấn riêng biệt của từng cá thể. Nhìn con người đánh giá, cảm nhận thời gian ta sẽ nhận ra tâm hồn, đời sống, tâm tư tình cảm của chính họ. Thời gian được cảm nhận không phải bằng các đại lượng vật lý thông thường như giây, phút, ngày tháng năm… mà bằng chính cảm xúc mang rất rõ yếu tố chủ quan của mỗi người. Có thể thấy, thời gian hạnh ngộ thoáng chốc trôi qua, phút giây đợi chờ dài như thế kỷ… đó là thời gian phụ thuộc vào yếu tố tâm lý. Con người thông qua cách cảm nhận về thời gian để trình bày quan niệm sự hiểu biết, đánh giá của mình về cuộc đời, về cái đã qua, đang đến và cái sắp đến…

Vũ trụ có nghĩa là không – thời gian. Thời gian vũ trụ được hiểu là thời gian trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với không gian, với tư cách là chiều thứ tư của không gian. Đó là lý do vì sao người xưa thường dùng không gian để thể hiện thời gian và ngược lại. Thời gian vốn là hình thức tồn tại của thế giới vật chất với ba chiều quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người trước dòng chảy trôi qua của thời gian luôn ý thức được giới hạn của kiếp người ngắn ngủi trong cái dằng dặc của dòng chảy thời gian vô tận, thời gian tạo hóa. Thời gian là những thời khắc tuyến tính đi

qua giây, phút, giờ, ngày, đêm, tháng, năm, mùa…Các mùa trong năm xuân, hạ, thu,

đông biểu hiện cho dòng thời gian trôi chảy. Xuân tàn, hạ đến, thu qua, đông lại… cứ

thế luân phiên trôi chảy. Vòng tuần hoàn này luôn có tác động gây xúc động cho con người hơn bất cứ hiện tượng nào khác. Thời gian đến với con người lặng lẽ rồi trôi chảy theo tuần tự của quy luật. Dù phải chấp nhận sự tuần hoàn của vũ trụ với quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”, con người luôn ý thức và níu giữ lại cái phần tươi trẻ, tốt đẹp và những khoảnh khắc thanh xuân tươi đẹp nhất. Chính ý muốn ấy đã khiến con người luôn phải chạy đua với thời gian, hối hả trong dòng chảy vô thủy vô chung mà níu kéo, đau khổ, lo sợ… trước sự trôi chảy của thời gian.

35

Nói tới lịch sử là nói tới sự thay thế của các triều đại, là sự hưng thịnh hay suy vong thành bại của những người xuất chúng. Cũng theo quan niệm của người trung đại thì mọi sự hưng vong thành bại đều thuộc mệnh trời, thế nên thời gian lịch sử gắn với thời gian vũ trụ một cách huyền bí. Mà vũ trụ tuần hoàn cũng kéo theo sự tuần hoàn của lịch sử. Khi phản ánh thời gian lịch sử, thơ ca trung đại thường có xu hướng bất tử hóa khoảng thời gian mà cha ông ta đã đạt được những chiến công hiển hách trong cuộc sống chống giặc ngoại xâm vĩ đại. Nguyễn Trãi cũng không ngoại lệ, thơ ca của thi nhân gắn liền với các triều đại lịch sử đã đi qua, cùng với những chiến công vang danh hiển hách một thời.

Lịch sử không bất biến.Thời gian không chỉ đọng lại ở những chiến công vang dội, thời gian còn được cảm nhận của con người qua những nỗi niềm ưu tư trước sự suy vi của thời đại. Đó là nỗi thương tiếc cho quá khứ vàng son những thời khắc thiêng liêng vang dội của chiến công, là nỗi trăn trở đau đáu của những còn người tri thức muốn được cống hiến mà bất lực trước sự suy thoái của lịch sử... Đứng trước không gian hùng vỹ gắn với những chiến công vang danh lịch sử, Nguyễn Trãi thường ngẫm ngợi, suy tư. Ở Nguyễn Trãi, đôi khi thời gian thuộc về quá khứ và thời gian hiện tại cùng đồng hiện.

Khi miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, Nguyễn Trãi thường không quên nhắc về những người anh hùng, những chiến công oanh liệt từng diễn ra trong quá khứ. Sự kết hợp nàyđã lập nên nét độc đáo khi cảm nhận về thời gian trong thơ ông. Đứng trước dòng sông lịch sử Bạch Đằng từng vang dội chiến công, thi nhân đã

đồng hiện hai dòng thời gian qua cái nhìn đặc sắc của một hồn thơ trác Việt.Bạch

Đằng hải khẩu, được đánh giá là một bài thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi. Ở

bài thơ này, thi nhân đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ qua những câu thơ xúc cảm đầy nội lực:

Sóc phong suy hải khí lăng lăng

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng Ngạc đoạn, kình khoa, sơn khúc khúc Qua trầm tích chiết ngạn tằng tằng

(Gió bấc thổi trên mặt biển, khí biển lạnh lùng Nhẹ kéo buồm thơ qua cửa Bạch Đằng

36

(Như) cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia thành từng khúc (Như) mũi qua chìm, cây kích gãy, bên bờ lớp lớp chồng) Trước Nguyễn Trãi, đã từng có bao thi nhân với hồn thơ trác Việt đã đến Bạch Đằng Giang và hát ca về dòng sông lịch sử này.

Trương Hán Siêu đứng trước cửa biển Bạch Đằng hùng vỹ, đã không giấu

được niềm tự hào cất lên tiếng ca về dòng sông lịch sử Bạch Đằng giang phú. Nơi

đây từng là: “chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã”, “cũng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao”. Trên dòng sông lịch sử này, thuyền thơ họ Trương dịch chuyển chầm chậm như để chiêm ngưỡng hết được vẻ đẹp núi sông linh thiêng, con người hào kiệt.

Nguyễn Trãi có cách khám phá riêng về dòng sông lịch sử Bạch Đằng. Bằng cái nhìn của vị tướng từng xông pha trận mạc gắn với cách cảm suy nghiệm của thi nhân, dòng sông được tái hiện ở hai chiều suy tưởng quá khứ và hiện thực. Sức hấp dẫn của cửa biển Bạch Đằng là ở không gian rộng lớn, bát ngát với những nét dữ dội của sóng, của gió. Đặc biệt, các hình ảnh về núi, bờ gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Núi thì ngổn ngang như cá kình bị mổ, cá sấu bị chặt; còn bờ thì lớp lớp như đống qua chìm, kích gãy. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Trãi đã cảm thụ bức tranh thiên nhiên Bạch Đằng bằng con mắt của một vị tướng từng xông pha chiến trận. Sự so sánh đặc điểm thiên nhiên sông nước với giáo gươm như trên, rõ ràng xuất phát từ vốn kinh nghiệm, nhưng ở đó, hẳn còn là dụng ý của người làm thơ về thời gian lịch sử gắn với những chiến công hiển hách trong niềm tự hào vô biên. Viết về Bạch Đằng giang, dòng sông vang danh những chiến công hiển hách của lịch sử cha ông, Nguyễn Trãi không đơn thuần dừng lại ở việc ca ngợi “núi non kì tích” mà còn để bộc lộ suy tưởng về địa thế núi sông hiểm trở, về anh hùng hào kiệt, về lịch sử oai hùng của dân tộc:

Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng.

(Quan hà hiểm hai người chống trăm người do trời xếp đặt Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi)

Cảm nhận về dòng sông lịch sử Bach Đằng giang của Nguyễn Trãi được đặt trong trong cảm thức về thời gian lịch sử. Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến mối quan hệ

37

tuyệt đẹp giữa “địa linh” và “nhân kiệt”. Trong trường hợp này, địa thế núi sông hiểm trở đã gia tăng sức mạnh cho con người trong cuộc chiến chống kẻ thù; con người bằng chiến công hiển hách đã làm cho Bạch Đằng giang thêm phần hiển hách. Đó là chưa nói, Bạch Đằng giang đẹp vì nơi đây theo dòng thời gian trôi chảy vẫn lưu giữ bóng dáng người anh hùng vệ quốc, khơi dậy cho người đời sau cảm xúc hoài cổ, suy tư:

Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

(Quay đầu xem việc cũ, ôi xong rồi,

Cúi xuống dòng mò bóng, ý nói khôn xiết)

Kết hợp được hai nguồn cảm hứng về thiên nhiên và lịch sử, hai dòng thời

gian quá khứ và hiện tại được thể hiện khá rõ trong Bạch Đằng hải khẩu. Bài thơ in

đậm cảm thức thời gian lịch sử của hồn thơ trác việt Ức Trai.

Không dừng lại ở cảnh quan Bạch Đằng hùng vỹ, thuyền thơ Nguyễn Trãi lướt trên những danh tích gắn với bề dày lịch sử trong chiều sâu suy nghiệm của

Thần Phù hải khẩu. Đi vào tái hiện cảnh trí bằng những nét bút hoành tráng, làm bật

lên nét kỳ vỹ và diễm lệ của núi sông, đích cuối cùng, nhà thơ muốn gợi lên một vấn đề đặt ra trước dòng chảy thời gian:

Kình phun lãng hống lôi Nam Bắc, Sáo ủng sơn liên ngọc hậu tiền.

(Thần Phù hải khẩu)

(Sóng rống như kình phun, sấm gầm ở Nam và Bắc, Núi liền như giáo dựng, ngọc bày cả trước và sau) Rõ ràng, cửa Thần Phù không chỉ hấp dẫn Nguyễn Trãi bởi những đợt sóng cao mười trượng mà còn quyến rũ bởi bề dày lịch sử của nó. Khi đối diện với thiên nhiên, ông như thấy được bóng dáng người anh hùng Hồ Quý Ly, người lấy đá lấp

ngả sông để chống giặc Minh năm xưa: Thiên địa đa tình khôi cự tẩm/ Huân danh

thử hội tưởng đương niên (Trời đất đa tình mở vụng biển lớn/ Công danh hội ấy nhớ

lại năm nào).

Không phải đến Nguyễn Trãi, những địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh mang tính cách hùng vỹ, phóng khoáng mới đi vào thơ ca. Ở giai đoạn Lý -

38

Trần, một số tác giả như Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh... đã có thơ hay về đề tài này. Họ đã có những phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Nguyễn Trãi trên tinh thần tiếp nối, đã biết khai thác hào quang lịch sử để làm cho thơ mình mang những đường nét, màu sắc, âm thanh kỳ vĩ.

Tâm hồn Nguyễn Trãi vốn phóng khoáng, mạnh mẽ nên dễ hứng thú trước những phong cảnh đất nước hùng vỹ và thơ mộng. Với ông, những địa danh nổi tiếng như cửa biển Bạch Đằng, cửa Thần Phù, bến Vân Đồn... không chỉ đem đến nguồn cảm xúc dồi dào trước cảnh sắc thiên nhiên, mà còn gợi lên những niềm xúc động sâu xa về kiếp người, những hoài niệm và những triết lí nhân sinh... Với những bài thơ như vậy, Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào việc hình thành một dòng thơ bất tận gắn với lịch sử dân tộc, gắn với niềm tự hào về thiên nhiên kỳ vĩ của Tổ quốc.

Thời gian trong thơ Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở ngay các nhan đề thơ

nói về từng thời điểm và thể hiện các cảm xúc của người nghệ sĩ: Vãn cảnh, Cuối

xuân tức sự, Mộ cảnh, Dạ vũ, Xuân đán, Xuân hàn, Hạ nhật mạn thành, …Những

bài thơ thể hiện thời gian thường gắn với phong cảnh tương ứng trong dòng cảm xúc của nhà thơ. Hẳn nhiên, trong thơ Nguyễn Trãi,dòng thời gian vật lý tính bằng

thời khắc đi qua nhưbốn mùa, năm canh, 12 tháng, mười năm, một ngày hạ, chiều

cuối xuân… cũng đều trở thành đối tượng ngâm vịnh của nhà thơ.

Một kiểu thời gian khác cũng được Ức Trai nhắc đến trong các sáng tác của mình chính là thời gian lịch sử trong tương quan với thời gian vũ trụ. Khi nói tới lịch sử là nói tới sự hưng thế triều đại.Theo quan niệm thời Trung đại, mọi hưng vong thành bại đều thuộc mệnh trời, cho nên thời gian lịch sử gắn liền với thời gian vũ trụ một cách huyền bí. Vũ trụ tuần hoàn cũng kéo theo sự tuần hoàn của lịch sử.

Phạm trù thời gian chỉ được xác nhận trong các khoảng cách lớn: kim - cổ, xưa -

nay. Một yếu tố nữa là trong văn học trung đại, thời gian con người đã được ý thức

trước thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người. Nên thơ ca phần lớn nói cái hữu hạn của đời người và sự nhỏ bé của kiếp người.

Thời gian vật chất không dễ thấy, không dễ cảm bằng không gian vật chất hiện hữu. Mọi thời gian không thể tồn tại ngoài không gian. Không gian và thời

39

gian luôn gắn liền với nhau. Tác giả đã chọn cách miêu tả thời gian thông qua sự chuyển đổi của không gian. Cảm nhận về thời gian của người nghệ sĩ Ức Trai cùng nằm trong mạch cảm xúc trước mọi không gian. Đứng trước không gian hùng vỹ, người nghệ sĩ thường cảm nhận thời gian thiên nhiên vũ trụ tĩnh tại, bất biến; Ngược lại, trước không gian yên bình thanh khiết suối chảy thông reo, chim ca vượn hót… trái tim mẫn cảm thi nhân lại “hòa điệu” với những thú vui nhàn nhã trong dòng thời gian thanh thản êm trôi…

Nguyễn Trãi xem thời gian vũ trụ bất biến là phạm trù phổ quát để vượt lên mọi đổi thay của kiếp người hay lịch sử, tức là lấy bất biến mà nhìn vạn biến. Bằng cách dẫn điển sự vận hành bền vững của Bành tổ hay nhà Thương…, Nguyễn Trãi muốn nói đến một vấn đề mang tính phổ quát về thời gian trôi chảy mất còn theo quy luật tự nhiên:

Bành được,Thương thua con tạo hóa, Diều bay cá nhảy, đạo tự nhiên

Người sống lâu như Bành tổ hay kẻ chết yểu đều là lẽ thường bất biến của tạo hóa, cũng như con diều thì bay, con cá thì nhảy không việc gì mà bận lòng:

Thấy nguyệt tròn thời kể tháng, Nhìn hoa nở mới hay xuân Cày ăn, đào uống nên đòi phận, Sự thế chẳng hay đã Hán Tần

(Tự thán, bài 32)

Sự lưu chuyển của thời gian hiện lên thật chóng vánh, mau lẹ. Bởi, thời gian không dừng lại để đứng đợi con người mà mải miết trôi, mải miết cuốn đi rất nhiều những ước mơ và khát vọng của con người, cuốn đi cả tuổi trẻ hoài bão và sức sống. Vậy nên, càng thấy rõ sự đối lập nghiệt ngã giữa thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh hằng và thời gian hữu hạn của kiếp người. Trong thơ, Nguyễn Trãi ít khi miêu tả tính liên tục mà thường miêu tả các thời điểm khác nhau: ngày...đêm, đêm...đêm, ngày...tối, thuở triều cường... khi ác lặn, đêm thu... cuối xuân, hôm mai...đêm ngày, còn thuở đông...suốt mùa hè… để thể hiện cảm nhận từng thời khắc của dòng chảy thời gian.

40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)