Cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Trãi qua hệ thống điển cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 77 - 83)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Trãi qua hệ thống điển cố

Văn học là những tác phẩm nghệ thuật được xây dựng dựa trên chất liệu ngôn từ trong đó thơ ca chính là những công trình nghệ thuật được tạo nên nhờ sáng tạo ngôn từ một cách xuất sắc nhất. Đặc trưng của thơ đòi hỏi sự sáng tạo này phải đạt đến trình độ điêu luyện có như vậy người nghệ sĩ mới có thể truyền tải được một

73

nội dung lớn, đằng sau những câu thơ ngắn gọn, súc tích đặc biệt trong thơ trung đại chủ yếu là ý tại ngôn ngoại thì việc lựa chọn và sử dụng điển là hết sức quan

trọng.Với hai thi phẩm đặc sắc ƯTTTQÂTT, Nguyễn Trãi đã ghi dấu ấn đậm nét

trong nền văn học trung đại bởi nghệ thuật sử dụng điển khá độc đáo của nhà thơ nhằm diễn tả các cung bậc cảm xúc trong từng chằng đường đời với nhiều thuận nghịch khác nhau.

Hai tập thơ tuy có ít nhiều khác nhau về đề tài, song cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ là nỗi niềm, là tâm sự của Nguyễn Trãi trước mọi biến thiên của cuộc đời mà chính nhà thơ chiêm nghiệm trải qua. Do đó, đã có những tương đồng, gần gũi trong việc dùng điển cố của nhà thơ trong việc miêu tả tâm trạng và thời gian thuận nghịch của mình.

Nguyễn Trãi vào đời với hoài bão, lý tưởng lớn lao. Ông từng ước làm chim phượng, chim bằng, chim hồng với tấm lòng “say hết tấc”, ước mong có một xã hội “ngày Nghiêu tháng Thuấn”. Lý tưởng ấy đã vấp phải một thực tế nghiệt ngã, nhất là từ sau năm 1430. “Trong dòng phẳng có phong ba”, ông lâm vào tình trạng bi kịch. Nhận thức được thực tế phũ phàng trước mắt, nhưng “tấc lòng son” hừng hực của Ức Trai không muốn chối từ.

Mặt khác, nhìn thấy “Bể hiểm nhân gian” những “biến bạc thành đen”, Nguyễn Trãi lại muốn “lánh mình” thoát tục... Cứ thế, trong lòng ông diễn ra tấn bi kịch hành - tàng khắc khoải, dai dẳng. Chí hướng không thành, ước mơ không thành hiện thực, Nguyễn Trãi tìm về cuộc sống ẩn cư. Đau đớn, buồn thương, nói ra không dễ, liệu có ai hiểu chăng? Và, như một lẽ tự nhiên, ông “Dồn sầu vào thơ” bằng những hình ảnh, từ ngữ và đặc biệt những điển cố, điển tích đồng cảnh ngộ. Theo đó, trong thơ ông, hệ thống điển thể hiện chiêm nghiệm về cuộc đời trong dòng chảy thời gian xuất hiệnkhá nhiều.

Thể hiện cuộc sống ẩn dật, lánh đục tìm trong, Nguyễn Trãi dùng rất nhiều

điển cố, thi liệu Hán học về những nhà nho ẩn dật nổi tiếng Trung Hoa như: Trương

Lương, Vũ Tử, Phạm Lãi, Lâm Bô, Đào Tiềm,... Đó là những bậc “hiền xưa” từng

khát vọng làm chim bằng biển bắc, nhưng sẵn sàng từ bỏ mọi bổng lộc, vinh hoa phú quý, tìm về chốn non xưa với những thú vui thanh nhã:

74

Kham hạ Trương Lương chăng khứng ở Tìm tiên để nộp ấn phong hầu

(Bảo kính cảnh giới - bài 36)

Đài Tử Lăng cao thu mát

Bè Trương Khiên nhẹ khách sang

(Ngôn chí - bài 8) Trúc Tưởng Hử nên thêm tiết cứng

Mai Lâm Bô đâm được câu thần

(Tự thán - bài 12)

Sử dụng những bậc danh nhân ẩn dật này, Nguyễn Trãi không ngoài mục đích khẳng định nhà Nho ẩn dật tìm về cuộc sống an nhàn với thú vui tao nhã trong những thời gian thanh nhàn là một sự lựa chọn đúng đắn.

Sử dụng điển cố, thi liệu Hán học, trước tiên, Nguyễn Trãi nhằm tạo cho bài thơ trở nên súc tích, cô đọng, đậm chất uyên nhã của thể loại Đường thi, nhưng cũng không ngoài mục đích qua điển, tấc lòng thi nhân được bộc bạch.

Bài thơ Đường có dung lượng ngắn, gồm 28 chữ (thất ngôn tứ tuyệt) và dài nhất là 56 chữ (thất ngôn bát cú). Với dung lượng khiêm tốn như vậy, nhà thơ phải viện đến sức mạnh của các điển cố. Khi ông nhắc đến một nhân vật hay một địa danh lịch sử thì toàn bộ ý nghĩa và sự kiện liên quan đến, đều cùng xuất hiện, thay thế cho hoàn cảnh hay nội tâm của chính nhà thơ. Bởi lẽ, hoàn cảnh, động cơ, quan hệ nhân vật đều hàm chứa trong tài liệu bối cảnh đã có trong điển cố, việc giải thích tường tận sự việc đã được thay thế bằng biện pháp ám chỉ giản lược.

Trong thơ Nguyễn Trãi, hiện thực xã hội không được đề cập đến trực tiếp, nhưng qua việc dùng điển cố, thi liệu Hán học, nhà thơ kín đáo nêu lên những tâm sự cá nhân, thể hiện triết lý nhân sinh thế sự... Qua đó, ông phần nào ngầm phản ánh thời điểm nghiệt ngã trước hiện thực xã hội thời đại mình đang sống.

Trong cả hai tập thơ, Nguyễn Trãi sử dụng nhiều điển cố nói về thói đời bạc bẽo, sự tráo trở, đen bạc của lòng người với nhiều nỗi niềm uẩn khúc. Từ ý riêng, tên riêng, sự việc riêng có trong điển cố, người đọc liên tưởng đến cuộc đời, tính cách con người có ảnh hưởng đến tư tưởng nhà thơ. Phải chăng, có nhiều điểm

75

tương đồng giữa lịch sử và hiện thực đương thời, có sự đồng cảm giữa số phận thi nhân với người xưa.

Nguyễn Trãi có nhiều tháng năm rơi vào tình huống bi ai. Tấc lòng cô trung của ông bị gièm pha, ghen ghét. Cô đơn giữa chốn quan trường, biết tỏ cùng ai khi đầy rẫy sự nghi ngờ xúc xiểm. Ông tìm đến “người xưa” gửi vào đó tấc dạ cô trung ai oán. Nói đến tấm lòng trung thành mà bị nghi ngờ, chịu tội oan, Nguyễn Trãi sử dụng điển “Biện Hoà ấp ngọc”: Thương nhẫn Biện Hoà ngồi ấp ngọc/ Đúc nên

Nhan Tử tiếc chi vàng (Tự thuật - bài 6). Chuyện về Biện Hòa có thể tóm lược như

sau: Biện Hoà, người nước Sở tìm được ngọc quý ở trong núi liền đem dâng cho vua (Sở). Dù không được vua trọng và thậm chí bị oan, bị chặt chân đến hai lần nhưng ông vẫn không từ bỏ việc dâng ngọc quý. Đến đời vua thứ ba (Văn vương), ông ngồi ở chân núi Kinh Sơn, khóc ba ngày đêm nước mắt chảy máu, vua sai người hỏi, Biện Hoà thưa: Tôi khóc không phải vì thương hai chân tôi đã bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối. Văn Vương cho xem lại, thấy đúng là ngọc quý bèn đặt tên là ngọc Biện Hoà.

Mượn điển tích Biện Hoà ấp ngọc, rõ ràng Nguyễn Trãi muốn đề cập tới một

thực tế đáng buồn của thời đại mình là việc triều đình không phân biệt được người trung, kẻ gian, đâu là lời nói thật, đâu là lời xiểm nịnh... Bao điều ẩn ức, bao nỗi hàm oan, khó lòng bộc bạch, điển cố là phương thức hữu hiệu nhất để Nguyễn Trãi gửi gắm điều “khó nói”. Cách dụng điển “ngọc Biện Hòa” trong câu thơ đã dẫn ra thời điểm khó ngặt mà Nguyễn Trãi đang sống như trong thơ Nôm ông đã viết

thành lời cụ thể: “Khó ngặt qua ngày xin sống” (QÂTT).

Dựa vào tính chất đặc trưng trong phương thức tu từ của điển, Nguyễn Trãi vận dụng hài hoà thống nhất giữa nghĩa đen (hình ảnh cụ thể sinh động, làm phương tiện biểu đạt) và nghĩa bóng (khái quát, trừu tượng, có khi ám chỉ một sự vật hoặc một tính chất, làm nội dung, ý nghĩa mục đích biểu trưng).Trong thơ, rất nhiều lần

Nguyễn Trãi mượn chuyện cổ để nói về cảnh kim trong vị thế của mình.

Nhiều lần Nguyễn Trãi rơi vào tình thế “ghẻ lạnh” của vương triều bạc bẽo. Ông từng bị tống giam vào ngục, cô đơn đau đớn đến tận cùng. Nói đến tình cảnh bi thương trong sự ngậm ngùi cam đành chấp nhận, nhà thơ sử dụng điển cố: Én lạc nhà họ Vương, họ Tạ và mượn quạt đề thơ của nàng Tiệp Dư:

76

Én từ nẻo lạc nhà Vương Tạ Quạt đã hầu thu lòng Tiệp Dư

(Mạn thuật - bài 12).

Én nhà Vương Tạ, quạt nàng Tiệp Dư là hai cảnh xót xa cay đắng của nàng

Tiệp Dư. Nguyễn Trãi muốn đề cập đến sự lựa chọn chua chát “đành cam thủ phận”. Không chỉ là nhắc lại chuyện dở dang của én bay lạc khỏi hai nhà giàu Vương Tạ, hay tình cảnh bị thất sủng của nàng Ban Tiệp Dư mà còn là tâm sự, là bi kịch xót xa của chính thi nhân được ký thác vào những hình ảnh ấy khi nhà thơ đang rơi vào cảnh tình cô thế. Không khó để nhận ra, sử dụng điển cũng là cách Nguyễn Trãi viết về chính cảnh ngộ của mình.

Gần như toàn bộ cuộc đời mình, Nguyễn Trãi luôn bị đặt vào những “cảnh đời không thuận”. Trên tư cách một nhà nho nhập thế, việc quy sơn là tình thế bất đắc dĩ đối với Nguyễn Trãi. Song, hoàn cảnh lại buộc nhà thơ phải đến Lão - Trang như một cách giải thoát. Bản thân ông không giấu được nỗi thất vọng khi nghĩ về chặng đời mình đã đi qua với những tình cảnh dở dang cứ mãi đeo đẳng theo ông.

Mượn điển Khăn Đỗ Phủ, cúc Uyên Minh, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ niềm

day dứt của mình về việc thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình mà mình từng đeo đuổi. Trong hai câu thơ, sử dụng hai điển khác nhau mang hai tâm trạng khác nhau, nhưng có mối liên hệ thống nhất trong con người dấn thân nhập cuộc Nguyễn Trãi.

Một bên là nỗi xót xa khi ngộ ra mặt trái của khăn áo nhà nho đưa lại (Nho quan đa

ngộ thân - Đỗ Phủ); một bên là sự khảng khái, chưa chịu rời xa lý tưởng, sao phải

về hái cúc như Đào Tiềm (cúc Uyên Minh - Đào Tiềm, một nhà nho nổi tiếng yêu

hoa cúc và trọng đời sống ẩn dật:

Đầu đội tiếc mòn khăn Đỗ Phủ Tay còn lọ hái cúc Uyên Minh

(Mạn thuật - bài 9)

Không khó để nhận ra tâm sự của thi nhân qua thi phẩm qua hệ thống dụng điển rất đắc địa của nhà thơ. Về sống đời ẩn dật, Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng thực sự chẳng nhàn tâm. Ngẫm ngợi cuộc đời đầy “danh hư thực hoạ”, đầy những “hư ảo”, “biến thiên”, Nguyễn Trãi đến với triết lý Phật giáo, Lão - Trang tìm sự lý giải.

77

Nhiều lần ông mượn điển cố “giấc mộng Nam Kha”, “giấc mộng Lư Sinh”, “giấc Hoè an”, “rêu bủi bủi”... để nói đến điều hư ảo, lẽ vô thường của cuộc đời.

Việc sử dụng điển của Nguyễn Trãi trong thơ rất linh hoạt. Mỗi điển được đưa vào thơ là kết quả của một sự dụng công rõ rệt. Trước một khối lượng tư liệu đồ sộ từ nhiều nguồn ngữ liệu khác nhau, nhà thơ đã khéo léo vận dụng uyển chuyển câu thơ, ý thơ thanh nhã, điển phạm, thể hiện sự uyên bác, tính hàm súc của thơ.

Dùng điển cố, thi liệu Hán học trong sáng tác của Nguyễn Trãi là một thủ pháp nghệ thuật. Nhà thơ cố gắng vận dụng ở những mức độ dễ hiểu nhất. Nguyễn Trãi thường dùng các điển cố, thi liệu Hán học quen thuộc với nhiều người, chỉ cần

nhắc đến là có thể hiểu ngay. Ví dụ các điển về các triều đại: Nghiêu Thuấn, Đường

Ngu,.. về các địa danh: ngũ hồ xuân, bè Trương Khiên.... về các danh nhân Trung

Hoa: Đỗ Phủ, Đào Tiềm, Bá Di, Thúc Tề,... về những triết lý nhân sinh: giấc Hoè,

giấc Nam Kha, giấc mộng Lư sinh...

Nhờ hệ thống điển cố, một trợ thủ đắc lực, Nguyễn Trãi đã chuyển được mọi thông điệp rất tinh tế trong lời thơ nhẹ nhàng, ý thơ thanh tao, nghiêm túc, lời ít, ý vô cùng. Tôn Quang Phiệt nhận xét: “Thơ Nguyễn Trãi có vẻ thật thà, giản dị và rõ ràng, ít có chỗ tối tăm khó hiểu. Nguyễn Trãi dùng điển tích rất khéo, có khi người đọc dù không rõ điển tích vẫn có thể hiểu nghĩa dễ dàng” [25, 358].

Hệ thống điển, thi liệu Hán học được Nguyễn Trãi Việt hoá khá nhiều. Có lẽ, nhà thơ muốn tạo ra một hệ thống từ thuần Việt, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Việt. Tư tưởng này cũng được thể hiện cả trong thơ chữ Hán. Bên cạnh lối dùng nguyên dạng những từ ngữ Hán mang tính chất ước lệ, tượng trưng, Nguyễn Trãi còn mạnh dạn Việt hoá những từ ngữ của thơ ca bác học bằng nhiều cách khác nhau. Sự mạnh dạn ấy đã đem lại những lợi ích thiết thực cho nền thơ ca trung đại.

Căn cứ trên nội dung biểu hiện và các phương thức nghệ thuật thể hiện trong hai thi tập có thể thấy từng chặng đường đi qua của Nguyễn Trãi. Từ cách chọn lọc, sử dụng tinh tế hệ thống điển của Nguyễn Trãi gửi trong thơ, người đọc mọi thời đại cũng có thể xác nhận được những chặng đường đời thuận nghịch khác nhau của nhà thơ.

Hệ thống thi ngôn, thi ảnh phong phú và đa dạng trong hai tập thơ ƯTTT

78

nghệ thuật sử dụng nhằm bộc lộ, thể hiện và phản ánh các chặng thời gian đi qua của cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)