5. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Hồi tưởng từng chặng đường đã qua
Theo sự vận động dòng chảy của lịch sử, những âm hưởng vút cao trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc cũng dần dần lắng dịu, những phút giây tâm tưởng với nhiều cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố cũng qua đi, duy chỉ có lòng người vẫn không ngừng suy ngẫm, hoài niệm nhớ nhung, luyến tiếc. Hồi tưởng, hoài niệm thời gian qua với bao điều còn mất như một lẽ tự nhiên được Nguyễn Trãi dành nhiều cảm hứng.
Không thể là ngẫu nhiên khi sáng tác thơ chữ Hán thi nhân Nguyễn Trãi thường khắc khoải về thời gian đã qua bằng những cụm từ với con số cố định “thập niên tiền định”, “tam thập niên tiền”, “ngũ thập niên”, “thập niên thanh ngọc”, “thời niên thiếu”, “thuở tóc xanh”… Cách định danh như vậy cho thấy nhà thơ dù ở thời điểm nào vẫn có tâm thế hồi tưởng về thời gian đã qua. Sự hồi tưởng ấy chính là sự thôi thúc nhà thơ luôn tự vấn mình về những điều đã thực hiện và chưa thành công trên suốt cuộc đời.
Trong thơ Nguyễn Trãi, sự lặp lại các cụm từ chỉ thời gian hoài niệm khá nhiều (Thập niên phiêu chuyển thán bồng bềnh; Tam thập niên tiền hồ hải thú;
Thập niên thanh ngọc chức hồ băng; Thập niên thân cựu tận tiêu ma; Thập tải bần thư tòng đáo cốt, Tiếc thiếu niên qua lật hẹn lành; Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân; Thuở triều cường; Thuở tóc xanh, Ngày Nghiêu tháng Thuấn, Giấc Hòe, Giấc
điệp Hoàng lương …). Như một chủ ý, Nguyễn Trãi nhắc đi nhắc lại các mốc thời
57
Thơ của Nguyễn Trãi được viết trong nhiều thời điểm khác nhau của cuộc đời ông. Thời trai trẻ với “thập niên phiêu chuyển”, thân phận tựa “cỏ bồng cánh bèo”, Nguyễn Trãi luôn mang tâm trạng của người lữ khách, suy tư, nhung nhớ chốn quê nhà. Hồn thơ thi nhân có khi trắc ẩn theo cánh nhạn xa bầy hay khắc khoải trong tiếng mưa đêm rả rích (Thính vũ). Bởi vậy, mọi đối tượng trong thế giới tự nhiên dường như đều có thể trở thành vật gợi nhớ đối với thi nhân, nhìn bức họa
“Chim núi gọi người” nơi chốn triều quan mà Ức Trai cứ ngỡ tiếng chim gọi mình
vọng lại từ miền cố lý Côn Sơn, để rồi đêm đêm khắc khoải mơ về vườn xuân cũ:
“Mộng hồi nghi thị cố viên xuân” (Đề sơn điển hô nhân đồ) (Ngỡ là mộng trở về
cảnh xuân vườn cũ); Một áng mây trôi lững lờ chốn xa cũng gợi trong lòng thi nhân
bao cảm xúc ưu tư da diết: “Ngàn dặm xem mây nhớ quê” (Báo kính cảnh giới, bài
28); Nghe tiếng mưa rơi, ông cũng chạnh lòng thổn thức về miền quê cũ: “Cố viên
quy mộng tam canh vũ” (Ký hữu) (Mộng trở về vườn cũ mưa suốt ba canh)... Quả
thật, trong lòng thi nhân luôn ẩn chứa nỗi niềm khôn nguôi sâu sắc về những khoảnh khắc đi qua trong cuộc đời với những hoài niệm cái đã qua và cái trước mắt đang đến.
Tâm hồn của nhà thơ nhạy cảm Nguyễn Trãi luôn nặng lòng suy tư, trăn trở. Từ chốn triều quan, nhìn thời gian trôi qua, nhà Nho Nguyễn Trãi lại hướng về quê cũ với giấc mơ “ba dặng cúc”, “ngũ hồ xuân” thảnh thơi như Đào Tiềm, Phạm Lãi thuở nào. Rồi khi đã đặt chân nơi mảnh đất Côn Sơn làm bạn với mây ngàn gió núi, lòng Nguyễn Trãi lại lưu luyến chốn kinh thành trong nỗi niềm khắc khoải: “Thiên nhai khẳng niệm cố nhân phù” (Nơi chân trời ấy biết ai có còn nhớ đến ta).
Đó chính là dòng tâm sự trước sau duy nhất của nhà thơ, nó đi vào trong hết thẩy mọi ý thơ của ông, làm thành nỗi thao thức vô hình hay hữu hình; nó tạo nên những hình tượng bất hủ, những tấm lòng son, những đôi mắt mở to trong đêm dài... Và ở Nguyễn Trãi, đằng sau sự phóng khoáng là một con người đầy trách nhiệm với xã hội. Bên ngoài vẻ ngoài lãnh đạm, thờ ơ, đặt mình ngoài thế, Nguyễn Trãi vẫn không giấu được khát vọng trí quân trạch dân với một tấc lòng son đầy nhiệt huyết. Và tất cả hình tượng ấy chung đúc thành một con người cụ thể, con người Ức Trai, con người có tầm suy nghĩ sâu rộng và không thể nhầm lẫn với bất
58
kì con người nào trong lịch sử cũng như trong văn học. Đó cũng chính là hệ quả dẫn Nguyễn Trãi đến trạng thái “nhàn thân” nhưng chẳng “nhàn tâm” và trong suốt cuộc đời ông, dường như luôn đặt ông trong sự hoài niệm suy tư ở từng khoảnh khắc.
Toàn bộ thi phẩm của Nguyễn Trãi là tất cả suy nghiệm của một con người luôn luôn băn khoăn trước vạn vật, luôn luôn phát hiện những hiện tượng biến đổi khôn lường và tìm kiếm những chân lý của cuộc sống mà chưa có bất cứ ai tìm được. Vì thế, trong thơ của người nghệ sĩ ấy luôn là nỗi niềm thao thức khôn cùng, với biết bao dấu hỏi về cuộc đời. Đó cũng chính là điểm khác biệt giữa Nguyễn Trãi với những thi sĩ khác, một Ức Trai nhập thế với đường bay chín dặm luôn “Say hết tấc lòng hồng hộc”.