Hình ảnh mang nghĩa thực về “dòng chảy thời gian”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 73 - 77)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Hình ảnh mang nghĩa thực về “dòng chảy thời gian”

Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động được Nguyễn Trãi lấy từ cuộc sống hiện thực thông qua sự chọn lọc, sắp xếp đưa vào thơ để cụ thể hoá ý tưởng của mình.

69

Hình ảnh bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, nhà thơ dựa vào trực giác mô phỏng, tái hiện đưa vào thơ. Những hình ảnh này thường khô khan, ít gắn cảm xúc, nhà thơ thường dùng để tả, để “dựng khung”, “dựng cảnh” cho bài thơ. Tuy nhiên, với Nguyễn Trãi, khi đưa hình ảnh vào thơ ông có những sáng tạo trong cảm thụ bằng cách kéo thiên nhiên vào với mình và hoà mình vào với nó. Cho nên, những hình ảnh từ thực tế cuộc sống đi vào thơ Nguyễn Trãi không chỉ làm nhiệm vụ “dựng cảnh”, mà chính tâm hồn thi nhân cũng đã “bén áo xâm khăn” với chúng, tạo nên những hình ảnh thẩm mỹ sống động giữa con người với không gian, thời gian cuộc sống.

Hiện thực đời sống là mảnh đất tốt nhất để Nguyễn Trãi có thể xây dựng những hình tượng mới mẻ. Tất cả cảnh vật hiện diện quanh ông đều là những “nguyên liệu” để tạo nên hình ảnh thẩm mỹ trong thơ. Mỗi bước chân đi qua bất cứ nơi nào, hình ảnh đất nước tươi đẹp trong thế núi hình sông đều được thu vào “ống kính” của thi nhân.

Hình ảnh trong cuộc sống, qua sự “nhào nặn” của thi nhân đã trở thành những hình tượng nghệ thuật sinh động. Những bài thơ của Nguyễn Trãi nếu được vẽ lại, hẳn sẽ là những bức tranh độc đáo. Bởi lẽ, không thể phủ nhận trong thơ ông có hoạ. Nguyễn Trãi yêu cái đẹp phong phú, gần gũi chính là thiên nhiên. Thi nhân thường để tâm hồn mình đi theo đám mây bay, theo dòng nước chảy, và lòng thi nhân vui tươi rộn rã khi thấy mặt trời lên, khi nghe chim ca, và nhìn thấy hoa nở thắm...

Vậy nên, trong thơ Nguyễn Trãi, ngoài cái đẹp của tự thân đề tài, ngôn ngữ còn có cái đẹp của những hình ảnh mà tác giả tạo nên trong trí tưởng tượng của người đọc. Đó là những hình ảnh trực tiếp từ hiện thực cuộc sống gắn liền với những khoảng thời gian sinh hoạt đời thường. Nguyễn Trãi nói nhiều về hình ảnh buổi chiều muộn, đêm tối, ngày hè, tiết cuối xuân, bóng chiều tà, hạ nhật, thu muộn… để bộc bạch cảm xúc trước thời gian.

Trong thơ Nguyễn Trãi – nhất là ở tập thơ Nôm, bên những hình tượng có tính ước lệ, biểu trưng... còn có khá nhiều hình tượng nghệ thuật được tác giả khai thác từ đời sống hiện thực phong phú xung quanh mình. Nhờ những hình ảnh cụ thể, phong phú đó mà người đời sau có thể “lần theo từng bước chân” của thi nhân,

70

nghe và hiểu được tiếng lòng ông, quan niệm của ông về cuộc sống, về thế thái nhân tình và những chặng đường thi nhân đã đi qua. Nguyễn Trãi đã “mã hoá” được những ý tưởng của mình vào những hình tượng nghệ thuật khác nhau, tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ đa tầng, đa diện.

Theo thống kê những bài thơ viết về kiểu thời gian đêm – ngàyxuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Trãi: “đêm tuyết” (Ngôn chí, bài 3), “đêm thanh” (Ngôn

chí, bài 10), “ngày nhàn”, “đêm vắng” (Ngôn chí, bài 20),...

Có khi ông nhìn thời gian về đêm trong tiếng mưa như tiếng lòng của nhà thơ vào thời điểm chưa tìm ra một “lối thoát”:

Tịch mịch u trai lý,

Chung tiêu thính vũ thanh. Tiêu hao kinh khách chẩm! Điểm trích sổ tàn canh.

(Thính vũ)

(Trong căn phòng tối vắng vẻ, Suốt đêm nghe tiếng mưa rơi.

Tiếng mưa nghe buồn bã làm kinh động gối khách, Điểm từng giọt như đếm canh tàn.)

Khi chiều buông, đêm xuống cũng là lúc con người có nhiều tâm trạng nhất, cảm xúc chợt ùa về, có người nhớ kỷ niệm, hồi ức, có người nhớ nhung hay nặng một nỗi sầu. Nguyễn Trãi là một thi sĩ đa cảm nên đứng trước thời gian và không gian như vậy thì trái tim của ông càng thêm thổn thức, đôi khi ông như mất phương hướng, không biết đi về đâu. Chính thái độ “lảng thảng” ấy khiến cho mọi nỗi đau buồn lo lắng vì con người và cuộc sống dường như không lúc nào không cuốn cuồn

trong lòng Ức Trai:Đêm ngày cuồn cuồn nước triều đông(Thuật hứng).

Hình ảnh các kiểu thời gian tuần hoàn đêm – ngày, xuân - thu, đông – hè…

thường trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Trãi. “Xuân đến” (Mai thi, bài 1), “Thu đến”

(Tùng, bài 1), “Xuân qua” (Đào hoa thi, bài 5), “thuở ngày hè” (Hòe),... Trong

vòng tuần hoàn xuân – hạ - thu – đông, Nguyễn Trãi - con người của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống cùng thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên theo vòng tuần hoàn:

71

Ba tháng hạ thiên, bóng nắng dài Thu đông lạnh lẽo cả hòa hai Đông phong từ hẹn tin xuân đến Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi.

(Xuân hoa tuyệt cú)

Bức tranh “tứ mùa” trong QÂTT của Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tâm sự cá

nhân và thời đại theo thời gian, theo vòng tuần hoàn qua sự đặc trưng của từng mùa. Tuy nhiên, với cây bút tài hoa của Nguyễn Trãi chưa dừng lại ở đó, ông còn mượn các hình ảnh quen thuộc làm đại diện cho từng mùa như: tùng - cúc - trúc - mai với “đường thông”, “đường hoa vương vấn trúc luồn”, “cửa trúc”, “am trúc hiên mai”...để nói lên tâm trạng cá nhân và thời đại của mình.

Hình ảnh suối, chim muông cũng được Nguyễn Trãi vận dụng với tần xuất

cao. Dòng suối và tiếng suối róc rách được Nguyễn Trãi ví với tiếng đàn cầm (Côn

Sơn ca), chim muông, cảnh vật đời thường… được xuất hiện như hàng xóm cận kề

bên thi nhân thủ thỉ tâm tình: “Tối rước chim về mựa lạc đàn” (Tự thán, bài 25).

Góp phần tạo nên vẻ đẹp trong thời gian tuần hoàn của thiên nhiên là hình ảnh của “hoa” theo mùa của thời gian trôi. Vượt qua giá tuyết góp mặt trang sắc xuân là loài hoa thanh khiết mang tên ngự sử “hoa mai”.

Trong QÂTT, nhiều lần tác giả nhắc đến hoa mai: “Mai rụng, hoa đeo, bóng

cách song” (Thuật hứng, bài 6); “Một đóa đào hoa khéo tốt tươi” (Đào hoa, bài

1);“Hòe lục đùn đùn tán rợp gương/ Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ” (Bảo kính

cảnh giới, bài 43; “Một vườn hoa trúc bốn bề thâu” (Bảo kính cảnh giới, bài 27);

“Tà dương bóng ngã áp giang lâu” (Ngôn chí, bài 13);... Vẻ đẹp của hoa được đồng

nhất với ngọc: “Nhặt hoa tàn xem ngọc rụng” (Tự thán, bài 35)...

Hình ảnh của “hoa” bốn mùa là dấu hiệu nhận biết những khoảng thời gian trôi qua trong một năm. Các khoảng thời gian ấy đều mang tâm trạng của thi nhân.

Trong quãng thời gian nhàn dật, hình ảnh thiên nhiên thật sự thanh tĩnh, như nhiên đi vào thơ Nguyễn Trãi với sự vận dụng rất tự nhiên. Thiên nhiên bày ra như nó vốn có. Nguyễn Trãi muốn giữ nguyên trạng thiên nhiên để được sống trong nhịp điệu của tự nhiên, giữ vững tâm hồn mình.

72

Hình ảnh “ánh trăng” xuất hiện với mật độ dày đặt. Trăng xuất hiện trong thơ

Nguyễn Trãi ở cả hai thi tập với nhiều cảm thức khác nhau. Trong QÂTT,70 bài ông

nhắc tới hình ảnh “trăng”. Sự lặp lại thường xuyên là có chủ ý của thi nhân. Hình ảnh vầng trăng nhằm tạo ra ấn tượng mang cảm nhận độc đáo của nhà thơ: “đêm thanh nguyệt bạc”; “vầng trăng mùa thu”; “nguyệt chênh chênh”; “nguyệt anh tam”;... Hình ảnh trăng hiện lên trong nhiều thời khắc với nhiều trạng huống khác nhau: có khi là bạn tri ân, tri kỉ, là nơi gửi gắm niềm vui, nỗi buồn; là bến đỗ cho

Ức Trai khi trống vắng, cô đơn:Chè tiên nước kín nguyệt đeo về(Thuật hứng - Bài

3); Có khi, trăng là anh em, bầu bạn: Mây khách khứa, nguyệt anh tam (Thuật hứng

- Bài 19).

Rõ ràng trúc, mai, mây, gió, chim, bướm, suối, thông, hoa, trăng, hồ, đá, là những người bạn nhỏ của nhà thơ, chúng bao vây, chúng xoắn vó, chúng quấn quýt lấy nhà thơ; chúng vòi quà, chúng đòi nụ cười hiền hòa, bàn tay mơn trớn, mắt nhìn đầm ấm của nhà thơ. Chúng sung sướng vì biết nhờ có nhà thơ, chúng mới có cuộc sống và chúng mới có giá trị.

Thế giới hình ảnh bình dị dân dã đời thường xuất hiện đậm đặc trong thơ Nôm Nguyễn Trãi có phần xa lạ với văn chương bác học đương thời. Tuy nhiên, chính thế giới hình ảnh bình dị này được nhà thơ chọn lọc, tổ chức sắp xếp đưa vào thơ thể hiện các trạng huống cảm xúc. Từ đây, người đọc mọi thế hệ có thể lần theo thế giới hình ảnh bình dân, bình dị để hiểu thêm tâm hồn nhà thơ với những tháng năm ẩn cư ở Côn Sơn.

Bên cạnh hình ảnh mang nghĩa biểu trưng thể hiện trong thơ chữ Hán, hình ảnh bình dân trong thơ chữ Nôm đã góp phần khẳng định ý nghĩa các chặng đường thời gian và thành tựu trong sáng tác nghệ thuật thơ ca của Nguyễn Trãi. Điều này thể hiện sự thay đổi trong cảm hứng sáng tạo, cảm hứng thẩm mỹ theo chiều hướng dân chủ, tiến bộ của Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)