Nguyễn Trãi với ƯTTT – khoảng thời gian "đắc thế"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 32 - 35)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Nguyễn Trãi với ƯTTT – khoảng thời gian "đắc thế"

Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi, bao gồm 105 bài thể hiện nhiều trạng huống tâm sự cá nhân của chính tác giả. Đa số các bài trong tập này là thơ thất ngôn bát cú; thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, có 2 bài theo thể trường thiên là Côn Sơn ca và Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên. Nổi bật trong tập thơ là cảm hứng hào sảng của Nguyễn Trãi. Về sau được các nhà sưu tầm tập hợp theo ba chủ đề lớn: Thơ tả thiên nhiên, danh lam thắng cảnh trong niềm vui hào hùng sảng khoái; Thơ sáng tác chiến thắng chống quân Minh xâm lược (trong đó có bài "Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên" làm khi ở Đông Quan) và Thơ sáng tác sau khi chiến thắng quân Minh.

Tập thơ còn đánh dấu bước chuyển của chặng đường thơ chữ Hán Việt Nam từ thời Trần sang thời Lê Sơ. Nguyễn Trãi vừa kế thừa được những thành tựu thơ đời Trần, vừa đưa vào những nét mới, nét riêng của ông và thời đại ông. Đọc Ức Trai thi tập người đọc cảm nhận được sự mới mẻ nhưng cũng thật gần gũi, hình dung ở nơi con người Nguyễn Trãi một niềm tự hào sâu sắc về việc gìn giữ nền độc lập dân tộc. Lòng yêu nước của Ức Trai đã tiếp nối truyền thống anh hùng từ các bậc hào kiệt trong lịch sử dựng nước như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… thuở trước. Niềm tự hào, chất anh hùng ca được Nguyễn Trãi kết hợp gửi vào thơ mang đầy hùng khí. Có thể xem, với tập thơ chữ Hán, Nguyễn Trãi đã dựng lại quãng đường đời của thi nhân ở những thời điểm tâm đắc trong một vị thế xứng đáng. ƯTTT, vì thế là tập thơ phần nào tái hiện quãng “thời gian đắc thế” của tiền nhân.

Trên 100 bài thơ viết bằng chữ Hán (ƯTTT) của Nguyễn Trãi được viết ở nhiều thời điểm khác nhau. Xét trên nội dung, cho thấy nhà thơ sáng tác thơ chữ Hán phần lớn vào những thời khắc mang tâm trạng phấn chấn sau chiến thắng Lam

Sơn trở về (Hạ Tiệp, Hạ quy Lam Sơn, Thượng nguyên hỗ giá chu trung tác, Quan

duyệt thủy trận….) Rải rác một số bài mang tâm trạng “Oan thán” đầy nỗi niềm.

Hẳn nhiên, người nghệ sĩ làm thơ không ngoài mục đích: “Liêu bả tân thi tả ngã

sầu” (ƯTTT) như ông từng nói. Song, nhìn tổng thể tập thơ là cảm hứng hào sảng về

28

Sau chiến thắng quân Minh, nhà Lê đi vào dựng xây đất nước. Mạch chiến thắng vẫn còn âm vang, thuở hào hùng “vung gươm múa bút” vẫn sống dậy,niềm tin dùng được trao tặng… vẫn còn nồng thắm dành cho người có khát vọng dấn thân nhập cuộc… Nguyễn Trãi như hòa vào niềm vui đó. Nhiều bài thơ mang tâm trạng hào sảng của thi nhân trước những địa danh gắn với những chiến công lịch sử.

Trong cuộc đời cũng như trong thơ ca của Nguyễn Trãi, có hai miền không gian được nhắc đến thường xuyên, đó là Thăng Long và Côn Sơn. Hai miền không gian này không thể tách khỏi hai quãng đường đời cơ bản của thi nhân. Nếu như không gian Côn Sơn, miền cố hương, cố lý… nơi gắn với quãng thời gian ẩn dật của nhà thơ, thì Thăng Long, nơi triều chính gắn liền với giai đoạn đương triềucủa Nguyễn Trãi. Có mối liên quan khá rõ về con người và thơ trong quãng thời gian “đắc thế” qua thi tập chữ Hán này.

Nguyễn Trãi sinh ra tại kinh thành Thăng Long và suốt thời thanh niên cũng khi ở trong thành; rồi đỗ Thái học sinh, rồi 7 năm làm quan với nhà Hồ (1400- 1407); rồi qua mười năm ẩn náu ở thành Đông Quan dưới thời Minh thuộc (1407- 1416); trải qua mười năm chiến trận (1417-1427), phần đời còn lại của Nguyễn Trãi (1427-1442) chủ yếu làm quan trong triều và gắn bó với kinh thành Thăng Long – ngoại trừ một số thời gian có về Côn Sơn nghỉ dưỡng, ẩn dật. Đương nhiên, Nguyễn Trãi đã có phần đời quan trọng gắn bó với Thăng Long, buồn vui, nếm trải mọi thăng trầm cùng Thăng Long yêu dấu. Chính không gian nơi đây, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ lý tưởng vì dân vì nước của mình, cống hiến tài năng của mình trong công cuộc xây dựng một bộ máy nhà nước "lấy dân làm gốc"; nơi đây cũng là nơi Nguyễn Trãi trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời. Trong khoảng mười năm bị quân Minh theo dõi, khống chế, giam lỏng ở kinh thành Thăng Long, Nguyễn Trãi không hề nản chí mà càng kích thích ý chí đấu tranh giành độc lập cho dân tộc:

Góc thành Nam lều một gian, No nước uống thiếu cơm ăn.(…) Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải, Góc thành Nam lều một gian.

(Thủ vĩ ngâm)

Thăng Long là nơi Nguyễn Trãi từng nếm trải những niềm vui hân hoan lẫn nỗi đau chua chát.Nhưng, không thể phủ nhận nơi đây cũng là “miền đất hứa” cho nhà Nho

29

có quãng thời gian thực thi ước mơ, khát khao làm chim Hồng, chim Phượng: “Cửu

vạn đoàn phong ký tích tằng/ Đương niên thác tỉ Bắc minh bằng” (Mạn hứng) (Dịch

nghĩa: Vượt gió lên chín vạn dặm, nhớ xưa đã từng có chí ấy/ Bấy giờ toan ví mình như

chim Bằng biển Bắc). Chính vì vậy, quãng thời gian ẩn dật nơi Côn Sơn, lòng Nguyễn

Trãi vẫn có lúc đau đáu về Thăng Long yêu dấu: “Thiên nhai khẳng niệm cố nhân phù” (Dịch nghĩa: Nơi cuối trời xa xôi, biết người xưa còn nhớ). Hiểu Nguyễn Trãi là hiểu một Nhà Nho ưu thời mẫn thế, là con người khát khao dấn thân nhập cuộc. Ở Thăng Long, Ức Trai có cơ hội để cống hiến tài năng, để phò vua giúp nước.Ôngluôn đặt mình trước lịch sử, trước nhân dân để hành động.Lịch sử cho thấy, ông từng giúp vương triều nhà Lê bình định, dựng xây đất nước với nhiều chính sách an yên hướng về “dân đen con đỏ”. Tuy nhiên, xã hội phong kiến với bản chất vốn có đã không cho ông thực hiện, ông phải chứng kiến sự "chon chen" của chốn quan trường và luôn mong nhớ về quê hương thanh tịnh, yên bình. Dù nơi đâu, ông vẫn đau đáu với trách nhiệm, với đất nước và khát khao nhập cuộc, được thi thố tài năng phục vụ vương triều, dựng xây đất nước. Dù có buồn đau, dù đôi khi còn ẩn ức

được phảng phất trong thơ, song tiếng thơ nổi bật của Nguyễn Trãi trong ƯTTT

niềm vui hân hoan thể hiện một quãng thời gian “đắc thế” trong suốt cuộc đời mình. Đó là quãng thời gian cho phép ông thỏa chí bình sinh: “Say hết tấc lòng Hồng hộc”.

Hình ảnh của không gian Thăng Long và không gian Côn Sơn luôn hiện diện trong thơ Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã mượn hai bối cảnh này vừa để thể hiện lý tưởng, vừa để nói lên nỗi lòng của mình.Thế nhưng, dù ở không gian nào, Thăng Long hay Côn Sơn thì người đọc vẫn bắt gặp qua những vần thơ của Nguyễn Trãi phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ, giữa chốn thị thành vẫn tạo được cho mình một cõi thiên nhiên trong trẻo riêng để di dưỡng tính tình. Cả hai tập thơ dù viết lúc đang nơi triều chính ở kinh thành Thăng Long hay về trí sĩ ở chốn lâm tuyền Côn Sơn với những "hứng động" khác nhau nơi những miền không gian khác nhau, Nguyễn Trãi vẫn nhất quán trong một hồn thơ da diết.

Có thể nói, trước Nguyễn Trãi chưa nhà thơ nào đã để lại trong thơ phong độ

cá nhân rõ nét như ông. Đọc ƯTTTcó thể hình dung khá rõ Nguyễn Trãi là một con

30

dân; phóng khoáng giữa thiên nhiên; thanh đạm, nhàn dật mà nhập cuộc…Không những thế, còn có thể hình dung ra Nguyễn Trãi trong những khung cảnh, tư thế rất cụ thể. Khi thì khoác tấm chăn mỏng ngồi suốt đêm hay trăn trở bên song thuyền đến sáng, suy nghĩ trầm ngâm; khi thì tựa ghế dạo đàn hay ủ tay trong tay áo ngồi ngâm thơ khe khẽ, hứng thú hoặc sầu muộn; khi ung dung, nhanh nhẹn và say mê dạo giữa thiên nhiên…ƯTTT là tập thơ được người nghệ sĩ Nguyễn Trãi sáng tác trong nhiều thời điểm khác nhau của những năm tháng nơi triều chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nguyễn trãi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)