Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý phương tiện dạy học ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 78 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.7. Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý phương tiện dạy học ở

dụng và bảo quản PTDH, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 60 GV và 12 nhân viên thư viện thiết bị của các trường tiểu học, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.25 Đánh giá, kiểm tra việc quản lý sử dụng và bảo quản PTDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học

Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được

Thứ bậc Thường xuyên (đúng kế hoạch) Thỉnh thoảng( ít kiểm tra) Không thực hiện (không kiểm tra) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % (1) 47 65,3 22 30,6 3 4,1 20 27,8 32 44,4 20 27,8 0 0 2,00 2 (2) 22 30,6 45 62,5 5 6,9 20 27,8 40 55,6 22 30,6 0 0 2,80 1 ĐIỂM TB chung = 2,40 Ghi chú:

(1) Kiểm tra thường xuyên

(2) Kiểm tra định kỳ

Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng: Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra định kỳ và thường xuyên, khi khảo sát kiểm tra thường xuyên công tác sử dụng và bảo quản PTDH thì lãnh đạo đã thường xuyên kiểm tra việc sử dụng và bảo quản PTDH ở tại lớp và phòng thư viện thiết bị, đem lại hiệu quả trong công tác quản lý. Đồng thời, công tác kiểm tra định kỳ thực hiện đúng kế hoạch hằng năm. Bên cạnh đó, thì vẫn còn một bộ phận nhỏ GV chưa sử dụng và bảo quản đúng cách PTDH, ta cần có định hướng giải pháp khắc phục.

2.5. Đánh giá chung

Qua khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng PTDH và công tác quản lý

PTDH các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chúng tôi rút ra một số nhận xét, đánh giá như sau:

2.5.1. Ưu điểm

Cán bộ quản lý và GV các trường tiểu học đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của PTDH trong quá trình dạy học, là điều kiện cần thiết để góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Cơ sở vật chất các trường học được đầu tư tương đối chuẩn hóa nhưng chưa đồng bộ, các trường đạt chuẩn quốc gia có phòng máy vi tính; phòng giáo dục nghệ thuật, thư viện đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 59/2012/TT- BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trước đây

Phương tiện dạy học ở các trường tiểu học được trang bị tương đối đảm bảo theo Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐTngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học. 2.5.2. Hạn chế

Công tác tập huấn sử dụng PTDH cho GV chưa được tổ chức thường xuyên, công tác quản lý PTDH của một số CBQL còn nhiều bất cập, hạn chế từ khâu lập kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.

Công tác huy động các nguồn lực cho việc trang bị PTDH, nhất là các phương tiện kỹ thuật dạy học chưa được phát huy, chưa hiệu quả.

Nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị được đào tạo chính quy còn thiếu và một số trường vẫn còn giáo viên, nhân viên khác kiêm nhiệm công tác này.

Phong trào tự làm đồ dùng dạy học được nhà trường phát động thường xuyên, nhưng kết quả đem lại chưa cao.

Phương tiện dạy học ở các trường hiện nay qua nhiều năm sử dụng đến nay không còn đảm bảo về số lượng và chất lượng như các phương tiện trực quan: tranh ảnh, biểu đồ, vật mẫu lắp ráp, mô hình…

việc huy động từ các nguồn lực khác để trang bị, đầu tư thêm CSVC, PTDH cho nhà trường bị rào cản bởi cơ chế quản lý của nhà nước.

Các điều kiện cần thiết tối thiểu để khai thác, sử dụng và bảo quản, sửa chữa PTDH của nhà trường còn hạn chế như: ý thức, năng lực sử dụng, phương tiện bảo quản như phòng học bộ môn, phòng kho, phòng thư viện, giá, kệ, tủ đựng PTDH, phòng chống cháy nổ, mối mọt..

Việc mua sắm trang bị PTDH hằng năm do Phòng GDĐT cung ứng trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng các trường. Do đó, các trường không có quyền lựa chọn các danh mục TBDH ưu tiên, kiểu dáng, chủng loại và nhất là việc nghiệm thu thông số kỹ thuật chất lượng phương tiện nên bàn giao gặp trở ngại nhất định.

Cán bộ quản lý các nhà trường chưa chỉ đạo quyết liệt việc khai thác, sử dụng PTDH trong các giờ dạy, đội ngũ GV còn ngại khó, mất thời gian khi sử dụng PTDH nên hiệu quả chưa cao; GV sử dụng PTDH còn mang nhận thức cưỡng ép, đối phó, chưa tự giác. Việc kiểm tra đánh giá giờ dạy của GV chưa đề cập mạnh đến khâu sử dụng PTDH.

Việc ứng dụng CNTT và các PTDH hiện đại của GV chưa thường xuyên, số lượng tiết dạy dùng giáo án điện tử còn ít, chủ yếu sử dụng trong các tiết thao giảng, dự thi giáo viên giỏi các cấp do điều kiện trang bị và yếu tố năng lực sử dụng hạn chế.

2.5.3. Nguyên nhân

Đảng và Nhà nước đã có những định hướng rõ ràng về việc tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị trường học và đã thể hiện rõ trong các văn bản của Quốc hội, của Đảng, của Chính phủ và Bộ GDĐT như theo đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng vào đầu năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đã được thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị. Địa bàn thị xã Sông Cầu có số lượng các trường học ít, quy mô nhỏ nên việc đầu tư CSVC, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia có nhiều thuận lợi.

Hầu hết Hiệu trưởng các trường đều nêu cao nhận thức về vai trò của PTDH trong dạy học nên rất quan tâm đến việc trang bị PTDH cho trường.

Phần lớn GV có ý thức trong việc khai thác, sử dụng PTDH vào việc đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Hội nhập khu vực, quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi ngày càng cao nhất là việc tiếp cận CNTT, thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại trong quá trình lĩnh hội tri thức và quản lý nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương; sự nỗ lực của ngành giáo dục và sự chăm lo của toàn xã hội, CSVC các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên không ngừng được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Thiết bị dạy học cơ bản được trang bị theo danh mục TBDH tối thiểu của Bộ GDĐT. Cán bộ quản lý các nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý việc trang bị, khai thác, sử dụng và bảo quản PTDH trong việc đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, sử dụng, so với yêu cầu hiện nay PTDH ở các trường chưa đảm bảo về số lượng, thiếu đồng bộ, chất lượng còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý PTDH của Hiệu trưởng chưa toàn diện, nhiều nội dung quản lý chưa được quan tâm đúng mức. Tất cả những vấn đề đó, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên cần có một hệ thống các biện pháp phù hợp và toàn diện về quản lý PTDH nhằm nâng cao hiệu quả trong việc trang bị, bảo quản, khai thác, sử dụng có hiệu quả PTDH trong các giờ dạy, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Kết quả khảo sát thực trạng trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ở chương tiếp theo.

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU,

TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)