Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Phương pháp khảo sát:

Dùng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV; Điều tra, trao đổi; Xin ý kiến các chuyên gia.

Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn sâu 12 CBQL là Hiệu trưởng, 20 GV và 20 HS để hiểu rõ hơn thực trạng và làm sáng tỏ biện pháp quản lý PTDH tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lý PTDH.

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu các quyết định phân công quản lý, các kế hoạch hoạt động quản lý PTDH hàng năm và giai đoạn, báo cáo và thống kê của Hiệu trưởng về công tác quản lý PTDH các trường tiểu học.

Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu

Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý PTDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học.

Xây dựng 4 mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 1,2,3,4): Mẫu 1 và mẫu 3: Phiểu trưng cầu ý kiến dành cho GV. Mẫu 2 và mẫu 4 : Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL.

Khảo sát trên 3 nhóm khách thể gồm 24 CBQL, 60 GV, 12 nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị và 60 HS.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Xử lý số liệu:

Qua điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi và kết hợp hỏi ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trường tiểu học thị xã Sông Cầu; nghiên cứu các báo cáo và tài liệu liên quan; tùy theo từng nội dung, từng loại phiếu để tổng hợp, tính điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm, phân tích số liệu thu được và đánh giá, rút ra thực trạng và tìm nguyên nhân hạn chế về PTDH và quản lý PTDH tại các trường tiểu học thị xã Sông Cầu.

Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung quản lý PTDH; tác giả quy ước chuẩn để đánh giá, nhận xét mức độ theo điểm trung bình (TB) của 04 mức, cụ thể như sau:

0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm

Yếu Trung bình Khá Tốt

Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:

Điểm trung bình (của yếu tố) = ( 3A+2B+1C+0D): N

Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu. N là tổng số người được hỏi.

Định khoảng là 1,5 ( trung vị).

Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó:

Tốt: 2,5 ≤ ≤ 3 Khá: 2≤ < 2,5

Yếu: 1 < < 1,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)