8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Nhóm các biện pháp quản lý công tác bảo quản, sửa chữa
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Việc bảo quản, bảo dưỡng đúng định kỳ, đúng kỹ thuật; sửa chữa kịp thời sẽ phát huy hết công suất, chức năng và kéo dài thời gian sử dụng của các loại PTDH phục vụ cho hoạt động giảng dạy trong nhà trường; có kế hoạch sử dụng PTDH, công cụ và phương tiện bảo quản sẽ giúp cho các loại PTDH ít bị hư hỏng, chống được thất thoát, mất mát xảy ra trong quá trình sử dụng.
3.2.4.2. Các biện phápquản lý công tác bảo quản, sửa chữa PTDH
Biện pháp 1: Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, NV và HS trong việc giữ gìn, bảo quản PTDH trong nhà trường
Tổ chức thực hiện:
Qua nghiên cứu kết quả các trường đều thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục GV, HS ý thức bảo quản PTDH và công tác phòng chống cháy nổ, mối mọt …nhưng vấn đề đặt ra là cần có cách bảo quản tối đa tránh để PTDH hư hỏng và nếu bị hư hỏng và xử lý GV, HS làm hư hỏng thất thoát
thì cần có giải pháp:
Trang bị ý thức và kĩ năng cho HS trước, trong và sau khi sử dụng đồ dùng học tập ở trường: Ví dụ như sử dụng sách đọc ở thư viện thì phải cho HS chấp hành tốt nội quy trong và ngoài của thư viện, quy trình mượn trả sách phải ghi vào sổ theo dõi, trả đúng hạn tránh thất thoát, cách lật sách ( như để 2 ngón tay – 1 ngón ở trên và 1 ngón ở dưới trang sách để lật sách, cầm sách theo hình chữ I theo mặt phẳng ngang của sách để sách không bị gãy, bong gáy và quăn góc).
Thống kê các PTDH bị hư hỏng như các phương tiện thông thường cần đánh giá lại mức độ hư hỏng, nếu hư hỏng mức độ đơn giản còn có thể sử dụng được thì phân công GV tự tu sửa cho phù hợp như các tranh ảnh bị rách phải dán bằng keo trong. Đối với các PTDH hư hỏng nặng thì phải báo cáo cấp trên và cho thanh lý để có giải pháp thay thế thiết bị mới.
Đối với các PTDH kỹ thuật hiện đại bị hư hỏng để sửa chữa thì cần đến các chuyên gia kỹ thuật có nghiệp vụ, tốn kém kinh phí tu sửa lớn thì nhà trường phải báo cáo cấp trên ( đối với thiết bị được cấp) được phép cho chủ trương, cơ chế nhà trường sẽ dự toán kinh phí tu sửa. Nếu hư hỏng nặng sẽ thực hiện theo quy trình thanh lý.
Tổ chức tổng kết, khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân có thành tích trong bảo quản và sử dụng tốt PTDH, đồng thời cũng có phê bình, những cá nhân vô trách nhiệm làm mất mát, hư hỏng PTDH.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Công tác tuyên truyền cho học sinh về ý thức bảo quản phương tiện học tập phải được tiến hành thường xuyên trong lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ, sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền bằng nội quy ở phòng thư viện,…
Biện pháp 2: Xây dựng quy trình bảo quản và trang bị thiết bị kỹ thuật bảo quản
Tổ chức thực hiện:
Nhân viên phụ trách TBDH muốn bảo quản ĐDDH được tốt phải có kế hoạch đề phòng các tác nhân gây hại như:
Đề phòng tại nạn thiên tai: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để phòng TBDH được đặt ở tầng II tránh bão lụt.
Chuẩn bị sẵn các vật che phủ, phương tiện chống ẩm đề phòng mưa bão hắt nước vào đồ dùng, dụng cụ, hoá chất.
Đề phòng hoả hoạn: Phòng ĐDDH là nơi chứa nhiều thiết bị, hoá chất dễ cháy nổ vì thế không được đun nấu dưới bất kì hình thức nào trong phòng. Trong phòng luôn luôn phải có dụng cụ phòng cháy chữ cháy đề phòng bất chắc.
Đề phòng côn trùng gây hại như: Mối, mọt, chuột, dán, … bằng cách: thường xuyên kiểm tra các góc nhà; kiểm tra tủ, giá để thiết bị, các thùng (hòm) đựng hoá chất để kịp thời phát hiện ổ bệnh.
Đề phòng kẻ xấu gây hại bằng cách: Kiểm tra lại phòng TBDH, buộc cửa sổ, đóng cầu giao, khoá cửa chắc chắn trước khi ra về.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Phương tiện kỹ thuật dạy học, máy vi tính.. phải được nhà trường hợp đồng nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng định kỳ.
Phân công trách nhiệm cụ thể cho nhân viên bảo vệ nhà trường bảo vệ tốt các thiết bị trong các phòng học và phòng chức năng vào ban đêm sao cho đảm bảo an toàn.
Phối hợp với địa phương cùng nhau có ý thức bảo vệ các PTDH được trang bị ở các điểm trường lẻ.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, bảo quản sửa chữa định kỳ và thanh lý các PTDH đã bị hư hỏng, lạc hậu.
Tổ chức thực hiện:
Hiệu trưởng lập kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ PTDH; chỉ đạo các bộ phận có liên quan lập danh mục bảo quản các loại PTDH để người quản lý biết được tình hình các loại PTDH hiện có.
Thường xuyên đôn đốc các bộ phận quản lý PTDH thực hiện tốt chế độ kiểm tra, bảo dưỡng các loại PTDH, kịp thời phát hiện những thay đổi, hư hỏng, mất mát để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, thay thế kịp thời; lập biên bản thanh lý các PTDH hư hỏng nặng, quá lạc hậu, cũ kỷ.
Các trường hợp thanh lý thiết bị:
Đã sử dụng vượt quá thời gian khấu hao mà không thể tiếp tục sử dụng. Bị hư hỏng không thể sử dụng haolwcj bị hư hỏng mà sửa chữa không khắc phục được.
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền thanh lý trang thiết bị được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày Hiệu trưởng có quyết định thanh lý trang thiết bị, ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý trang thiết bị để tổ chức thanh lý trang thiết bị gồm các thành phần sau:
Đại diện cấp ủy.
Đại diện Ban chấp hành công đoàn. Đại diện Ban lãnh đạo nhà trường. Đại diện Ban thanh tra nhân dân. Kế toán.
Hội đồng thanh lý trang thiết bị tổ chức thực hiện thanh lý trang thiết bị theo quy định của nhà nước.
Việc thanh lý trang thiết bị phải được công khai đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức được biết để theo dõi giám sát.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Người quản lý phải hiểu biết đảm bảo về quy trình thanh lý PTDH bị hư hỏng.
Các thiết bị hư hỏng trước khi thanh lý phải được bảo quản, sắp xếp các vị trí phù hợp ở trường như: phòng kho, góc sau phòng thư viện, thiết bị
Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH
Tổ chức thực hiện:
Người quản lý để kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa PTDH cần tiến hành:
Hằng năm, đều đưa kế hoạch kiểm tra này vào kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra trên 2 hình thức: Hồ sơ và thực tế bảo quản PTDH.
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của CB, GV và nhân viên trong việc khai thác sử dụng, bảo quản PTDH.
Kiểm tra, đánh giá nề nếp, kỹ năng, phương pháp và hiệu quả sử dụng PTDH trên cơ sở đánh giá của tổ chuyên môn, CBQL, nhân viên phụ trách thư viện, phòng học bộ môn kết hợp với việc thao giảng, dự giờ, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm.
Qua kiểm tra thường xuyên hay đột xuất, người quản lý sẽ nắm chắc được tình hình các thiết bị hiện có và tất cả thông tin cần biết như số lượng, chất lượng mức độ hư hỏng, mất mát của các loại PTDH. Từ đó, xác định được nguyên nhân để nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp HS và GV cố tình làm hư hỏng PTDH đồng thời có kế hoạch sửa
chữa, bổ sung, thay thế kịp thời.
Trong thực tế các trường tiểu học có nhiều thiết bị được bảo quản tập trung ở thư viện, phòng chức năng..nên được nhân viên phụ trách bảo quản trực tiếp. Riêng các điểm trường lẻ thì GV tự sử dụng và tự bảo quản nên phần nào cũng gây nhiều khó khăn nên để bảo quản tốt các điểm trường này thì nhà trường cần phải có trang bị hệ thống phòng học, phòng chứa thiết bị đảm bảo an toàn tránh bị ảnh hưởng thời tiết tác động, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm một phần nhỏ người dân đôi khi còn gây mất mát đến hư hỏng thiết bị nhà trường.
Tuyên dương, khen thưởng những bộ phận và cá nhân có thành tích về trang bị, bảo quản, tự làm, sử dụng PTDH tốt hiệu quả, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Mua sắm dụng cụ bảo quản cần chọn lựa sản phẩm phù hợp điều kiện môi trường như: ở vùng ven biển thì không nên mua giá đỡ bằng kim loại…
Việc kiểm kê bảo quản PTDH phải được coi trọng và thực hiện thường xuyên, định kỳ.