8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Nhóm các biện pháp quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng PTDH, nâng cao năng lực sử dụng PTDH như biết lựa chọn, sử dụng đúng loại PTDH sao cho đảm bảo mục tiêu, khai thác tốt nội dung bài học và phù hợp với phương pháp dạy học đối với thực tiễn học sinh từng khối lớp.
Kiểm tra đánh giá tốt hơn trong công tác quản lý việc sử dụng PTDH, ứng dụng PTDH hiện đại vào trong quá trình dạy học.
3.2.3.2. Các biện pháp quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng PTDH
Tổ chức thực hiện:
Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách thư viện, thiết bị dạy học kịp thời giới thiệu các tạp chí, sách, báo... danh mục PTDH, thiết bị dạy học mới và tài liệu hướng dẫn sử dụng PTDH đến tận cán bộ, GV và HS để họ thấy rõ sự thuận tiện khi sử dụng PTDH cũng như vai trò của PTDH trong quá trình day học.
Tập huấn cho giáo viên các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả trong đó phải sử dụng thiết bị dạy học như: Dạy học theo Phương pháp Bàn tay nặn bột phải trực tiếp sử dụng phương tiện vật thật để khám phá trải nghiệm cho học sinh và hình thành kiến thức mới, phương pháp dạy học Mỹ thuật theo Đan mạch là “dạy học theo chủ đề” được GV lựa chọn các bài học có chủ đề giống nhau ghép để dạy trong 2-3 tiết như: Xem tranh thường thức mỹ thuật, vẽ tranh về cảnh đẹp quê hương, về con người,…
Xây dựng các văn bản pháp lý quy định trong nhà trường có nội dung nói về sử dụng PTDH trong dạy học vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng PTDH trong các giờ lên lớp như: Nghị quyết hội nghị đầu năm, kế
hoạch năm học của trường, tổ khối, tiêu chí đánh giá thi đua tập thể, cá nhân…
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo, hội thi về đồ dùng dạy học nhằm trao đổi kinh nghiệm về sử dụng PTDH đem lại hiệu quả dạy học.
Tạo ý thức cho học sinh thường xuyên sử dụng PTDH, đặc biệt là tăng cường ý thức cho HS thân thiện với môi trường thư viện có thói quen đọc sách ở thư viện thông qua tuyên truyền và hướng dẫn của GV nhằm tạo hứng thú cho học sinh say mê tìm hiểu kiến thức cuộc sống con người và tự nhiên xã hội,..thông qua PTDH chính đó là sách, truyện tranh…
Tổ chức cho GV, NV tham quan trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn để học tập kinh nghiệm và cách sử dụng PTDH hiệu quả trong dạy học.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Nhà trường phải thực hiện thường xuyên và có hiệu quả trong kế hoạch trang bị PTDH, đảm bảo hàng tháng, định kỳ phải có trang bị PTDH truyền thống hay thiết bị hiện đại.
Xây dựng các văn bản pháp quy có nội dung sử dụng PTDH phải đảm bảo căn cứ theo các quy định các cấp.
Đối với sử dụng PTDH tối thiểu, truyền thống để dạy học thì phải bắt buộc có thực hiện nhưng đối với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại thì không bắt buộc các GV lớn tuổi, năng lực hạn chế sử dụng chỉ cần khuyến khích động viên hỗ trợ họ tự học và sử dụng.
Biện pháp 2: Thực hiện sự phân công, phân nhiệm trong quản lý sử dụng PTDH
Tổ chức thực hiện:
PTDH. Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý PTDH của nhà trường, cụ thể:
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, phải triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về quản lý PTDH của Bộ, Ngành, Sở và của nhà trường đến toàn thể cán bộ, GV, nhân viên và HS. Thông qua các Phó Hiệu trưởng giúp việc, lập kế hoạch về xây dựng, trang bị, sử dụng và bảo quản hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật trong phạm vi toàn trường, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra kết quả. Ngoài ra, tham mưu với cấp trên, lập kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý PTDH hàng năm.
Các Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động quản lý về PTDH trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch liên quan đến công tác quản lý PTDH, kiểm tra, đánh giá các hoạt động trên. Hàng tháng, phải kiểm tra việc sử dụng PTDH của GV, thông qua sổ theo dõi của cán bộ phụ trách PTDH, hồ sơ dạy học và có biện pháp xử lý các trường hợp không sử dụng PTDH theo đúng kế hoạch. Có như vậy, việc sử dụng PTDH trong quá trình dạy học mới thường xuyên, có hiệu quả.
Nhân viên phụ trách PTDH cũng phải thông báo, niêm yết tại khu vực quy định để GV biết và thực hiện. Trách nhiệm của GV là phải nắm được số lượng, chủng loại PTDH hiện có của môn lớp mình giảng dạy để có sự lựa chọn, yêu cầu các PTDH phục vụ cho mỗi bài dạy một cách phù hợp, sáng tạo, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của mục đích bài học. Trong điều kiện hiện nay, PTDH số lượng chưa đủ cung cấp cho nhiều GV cùng dạy một lúc, cần có sự phối hợp, chủ động trong việc điều phối, bố trí, sắp xếp hợp lý nhưng không ảnh hưởng đến phân phối chương trình. Tuyệt đối tránh tình trạng có PTDH nhưng không sử dụng, hoặc phân thời khóa biểu tập trung vào
một thời điểm dẫn đến nhiều GV đăng ký mượn trong buổi cùng lúc.
Ngoài ra, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị có nhiệm vụ giúp đỡ GV và HS chuẩn bị PTDH; hướng dẫn HS thao thác thực hành, sắp xếp PTDH đồng thời tổng hợp và bảo cáo tình hình sử dụng PTDH của GV và HS cho bộ phận lãnh đạo phụ trách quản lý.
Giáo viên có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng PTDH, hướng dẫn HS thực hành theo các quy định, quy chế chuyên môn nhân giúp HS nghiên cứu, khai thác bài học một cách hiệu quả nhất.
Học sinh có trách nhiệm phải chuẩn bị đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập, nghiên cứu kỹ bài học và nội dung thực hành trước khi lên lớp.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các GV chủ nhiệm, môn chuyên với nhân viên thư viện trong việc mượn và trả TBDH ở thư viện.
Động viên khen thưởng kịp thời đối với GV, NV, tổ khối thực hiện nổi trội trách nhiệm được phân công.
Biện pháp 3: Phát động phong trào tích cực sử dụng PTDH trong các Tổ chuyên môn, GV và HS.
Tổ chức thực hiện:
Nhà trường xây dựng nội dung kế hoạch thống nhất qua Nghị quyết hội nghị đầu năm đưa các nhiệm vụ, chỉ tiêu dạy học gắn với sử dụng PTDH. Đồng thời, phát động các phong trào sử dụng PTDH hiệu quả, như:
Các tổ khối tổ chức thao hội giảng chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Dạy học bằng bài giảng điện tử 1 tiết/học kỳ, tổ chức đánh giá bài giảng dựa trên các tiêu chí cụ thể ( về thể hiện nội dung dạy học, sự phối hợp giữa phương tiện truyền thống và hiện đại, nội dung hình ảnh, video được thể hiện có sinh động và phù hợp với phương pháp, phát huy được
tính tích cực của HS đến mức độ nào và có tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh không,..).
Tổ chức hội thi Rung chuông vàng hoặc đố vui để học: Trong quá trình hội thi diễn ra học sinh được sử dụng xuyên suốt các phương tiện, thiết bị tự làm của GV như hệ thống chuông báo điện tử, các thẻ màu, các thẻ hỏi, hệ thống câu hỏi và đáp án được thiết kế bằng các phần mềm Violet, ứng dụng công nghệ hiện đại …tạo tinh thần hứng khởi, sôi động cho học sinh và GV tổ chức, tham gia trò chơi học tập đạt hiệu quả cao.
Nhà trường thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách, quy định đối với đội ngũ làm công tác PTDH, khuyến khích hỗ trợ thêm kinh phí cho GV, NV tự làm và sử dụng tốt PTDH để dạy học và giáo dục.
Đối với các điểm trường Nhân viên thư viện thực hiện nhiệm vụ 1-2 lần/tuần trực tiếp tuyên truyền, hỗ trợ chuyên môn, trang bị sách và truyện đọc, tạp chí…đến các điểm trường lẻ.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Cần phải có hỗ trợ kinh phí theo quy chế cho việc GV, HS tự làm các đồ dùng có hiệu quả khi tham gia hội thi, hội giảng.
Biện pháp 4: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực
cho cán bộ, GV trong việc sử dụng PTDH, nhất là PTDH hiện đại.
Tổ chức thực hiện:
Hiệu trưởng thống kê và đánh giá năng lực ứng dụng và sử dụng PTDH truyền thống và phương tiện kỹ thuật dạy học của giáo viên, để từ đó xây dựng kế hoạch cho GV được đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể:
Việc sử dụng PTDH là yếu tố quan trọng có mối quan hệ với mục tiêu, nội dung và PPDH. Nên một GV hạn chế về năng lực giảng dạy, kỹ năng sư phạm và đổi mới PPDH thì không thể sử dụng tốt PTDH. Chính vì thế, nhà
trường cần có kế hoạch hỗ trợ cho GV được đào tạo chuẩn về kỹ năng sư phạm, bản thân tự học tự bồi dưỡng và tự trao đổi kinh nghiệm học tập cùng đồng nghiệp để nâng cao được năng lực chuyên môn.
Tăng cường ứng dụng phương tiện kỹ thuật dạy học, đòi hỏi người GV phải có năng lực chuyên môn về tin học, soạn bài giảng điện tử, truy cập thông tin ứng dụng cho bài học…đây cũng là điểm hạn chế của đa số lực lượng GV trong các trường tiểu học hiện nay. Nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho GV được tham gia các khóa bồi dưỡng về soạn giảng điện tử do các cấp tổ chức, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho GV. Thường xuyên, trong năm học trường phải tổ chức 1-2 lần về báo cáo chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học trong đó chọn những GV có năng lực chuyên môn tin học hoặc mời chuyên gia để báo cáo cho toàn thể GV học tập và trao đổi nâng cao năng lực.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Cần đánh giá phân loại được 2 nhóm đối tượng GV để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sử dụng PTDH:
Nhóm 1: Đội ngũ GV trẻ hay người có năng lực tiếp thu tốt về vận dụng PTDH kỹ thuật thì buộc phải tiếp cận và bồi dưỡng thực hành trở thành đội ngũ cốt cán.
Nhóm 2: Đội ngũ GV lớn tuổi, có năng lực hạn chế về tin học ứng dụng thì chủ yếu sử dụng các PTDH truyền thống, chỉ động viên khuyến khích họ tự tìm hiểu và tự học khi sử dụng các PTDH kỹ thuật, không nên có quy chế bắt buộc sử dụng.
Biện pháp 5: Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của
Tổ chức thực hiện:
Kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng PTDH của GV được thông qua các đợt như:
Các tổ chuyên môn tổ chức thao hội giảng, chuyên đề đổi mới PPDH…thông qua tổ chuyên môn, tổ giám khảo sẽ ghi rõ nhận xét, đánh giá được năng lực giảng dạy và sử dụng PTDH trong dạy học. Từ đó, khuyến khích, tuyên dương GV sử dụng hiệu quả PTDH và có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho GV sử dụng PTDH đạt hiệu quả hơn.
Hội thi tự làm đồ dùng dạy học có hiệu quả trường tổ chức, thị xã và tỉnh tổ chức.
Để việc kiểm tra và đánh giá việc sử dụng PTDH của GV thì Hiệu trưởng cần phải đề ra các quy định, tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng PTDH của GV.
Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất quá trình sử dụng PTDH vào bài học thông qua dự giờ, trao đổi ý kiến học sinh..nhằm đánh giá GV có sử dụng PTDH thường xuyên, hay học sinh có được GV hướng dẫn cách khai thác sử dụng được thành thạo, an toàn hay không.
Kiểm tra trên hồ sơ của nhân viên thư viện nhà trường GV có thường xuyên mượn sử dụng hay không.
Kiểm tra qua phỏng vấn HS như: Qua các môn, bài học đó các em có được thầy cô giáo giới thiệu bài học qua đồ dùng dạy học đó không? Các em sử dụng các thiết bị học tập đó có được thành thạo, thuận lợi và có hướng dẫn cách sử dụng lắp ráp, làm thí nghiệm,…dễ hiểu và thực hành được không?
Từ những hình thức kiểm tra trên sẽ giúp cho Lãnh đạo nhà trường nắm được thông tin và kịp thời nhắc nhở, phê bình, chấn chỉnh, xử lý và xếp loại thi đua GV trong việc sử dụng PTDH.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp:
Cần xây dựng kế hoạch và trang bị đảm bảo kinh phí cho việc bồi dưỡng và khen thưởng.
Tham mưu kịp thời với cấp trên trong việc bồi dưỡng cán bộ chuyên trách PTDH vào các dịp hè hoặc thời gian thích hợp.
Thiết lập hệ thống thông tin thuận lợi cho GV về danh mục PTDH cũng như giới thiệu các thiết bị mới bổ sung hay thay đổi.
Cần xây dựng đội ngũ GV trẻ có năng lực, nhiệt tình làm đội ngũ cốt cán trong việc học tập sử dụng PTDH để làm nòng cốt, nhằm giúp đỡ lâu dài cho GV trong việc sử dụng PTDH hiện đại.