8. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Bảo quản phương tiện dạy học ở trường tiểu học
Trong công tác bảo quản PTDH, việc trang bị các dụng cụ bảo quản đóng vai trò rất lớn, có thể nói là quyết định. Việc trang bị các dụng cụ bảo quản PTDH bao gồm: Các phòng chức năng để cất giữ, bảo quản PTDH như kho sách thư viện, phòng học bộ môn, phòng học.. các dụng cụ chưa đựng và bảo quản PTDH theo từng chủng loại như: Bàn ghế, tủ, thùng, giá, kệ, móc treo…; các dụng cụ hóa chất phòng chống mối mọt, chống ẩm ướt, cháy nổ…
Kết quả khảo sát tình hình trang bị dụng cụ bảo quản PTDH ở các trường tiểu học được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2.14. Tình hình trang bị dụng cụ bảo quản PTDH ở các trường tiểu học
Mức độ Đối tượng Hiện đại Bình thường Còn thiếu Chưa có SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) GV (n=60) 0 0 37 61,7 23 38,3 0 0 NV PT PTDH (n=12) 0 0 8 66,7 4 33,3 0 0
Tuy biết rằng, việc trang bị các dụng cụ bảo quản là rất quan trọng, nhưng qua kết quả trên ta thấy, không có trường nào đầy đủ dụng cụ 100% để bảo quản PTDH, hầu hết là trang bị dụng vụ và phương tiện bảo quản ở mức bình thường và còn thiếu còn thiếu, chiếm tỉ lệ khoảng 61% và 38%. Chính sự thiếu hụt phương tiện bảo quản là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng hư hỏng PTDH khá nhiều.
Ngoài ra, mức độ hư hỏng của PTDH, qua khảo sát được đánh giá như sau:
Bảng 2.15. Mức độ hư hỏng của PTDH ở các trường tiểu học
Mức độ Đối tượng Ít Nhiều Rất nhiều SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) GV (n=60) 19 31,7 31 51,7 10 16,6 NV PT PTDH (n=12) 4 33,3 6 50 2 16,7
Theo ý kiến đánh giá của các đối tượng thì mức độ hư hỏng PTDH hiện nay ở các trường tiểu học là còn nhiều. Điều này cho thấy, việc tổ chức sử dụng và bảo quản PTDH còn nhiều bất cập do điều kiện khách quan hay chủ quan? Do vậy, người quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân để sớm khắc phục tình trạng hư hỏng PTDH, nhằm làm cho hệ thống PTDH nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ, phát huy tác dụng tích cực cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay.
Trên cơ sở khảo sát, kết hợp với phỏng vấn các CBQL, GV và nhân viên về lý do làm hư hỏng PTDH, chúng tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân chính sau:
Bảng 2.16. Nguyên nhân làm hư hỏng của PTDH ở các trường tiểu học
Mức độ Các lý do CBQL ( n= 24) GV ( n= 60) NV PT PTDH( n=12) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Bị bào mòn do quá trình sử dụng 7 29,2 23 38,3 3 25
GV và HS làm hư hỏng trong quá trình sử dụng
9 37,5 15 25 4 33,3
Kết quả cho thấy, theo đánh giá của CBQL, nguyên nhân chính là do người sử dụng ( chiếm 37,5%), còn theo GV và NVPT, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu phương tiện bảo quản và bị bào mòn hư hỏng theo thời gian ( chiếm 25% và 41,7%). Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các lý do là không lớn lắm, điều này có sự thống nhất về cơ bản giữa CBQL, GV và nhân viên phụ trách.
Những nguyên nhân do bất cập trong việc bố trí biên chế tổ chức, do ý thức trách nhiệm của một số GV, nhân viên và do công tác quản lý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường chưa sâu sát, chưa kịp thời nên công tác bảo quản PTDH ở các trường còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề báo động cho các cấp lãnh đạo và các Hiệu trưởng trường tiểu học cần tăng cường giải pháp quản lý.