Phương tiện dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 27 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Phương tiện dạy học ở trường tiểu học

1.3.1.1. Mục đích phương tiện dạy học ở trường tiểu học

Nhằm hỗ trợ trong quá trình dạy-học nhằm cụ thể mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả cao trong chất lượng giáo dục và đào tạo ở trường tiểu học.

Phương tiện dạy học dùng trưc tiếp để dạy học: Được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.

Phương tiện nhằm để hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học: Là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục.

1.3.1.2.Vai trò và tính chất của phương tiện dạy học ở trường tiểu học

Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố, trong đó có PTDH là một thành tố của quá trình dạy học, PTDH phải phù hợp với các thành tố khác như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học... Sự phù hợp này thể hiện ở chỗ PTDH phải là sự vật chất hóa nội dung, phương pháp dạy học.

PTDH có vị trí quan trọng trong mối tương quan với các thành tố khác, hợp thành một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên mắt

xích gắn bó chặt chẽ của quá trình dạy học (Sơ đồ 1.3).

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học [ 33, tr. 139]

Vai trò của PTDH đối với phương pháp dạy học:

Phương tiện dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học. Giúp HS nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác thiết bị dạy là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin đến người học.

Phương tiện dạy học hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở của GV, để:

Nhận biết tên gọi, tính tiền của thiết bị.

Lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm thực hành. Nhận biết, thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm.

Thông qua quá trình làm việc với PTDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm vững kiến thức, kĩ năng:

Kĩ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật. Kỹ năng thu thập dữ liệu.

Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận. Từ đó tự lực nắm vững kiến thức và phát triển trí tuệ.

Việc lựa chọn để thực hiện phương pháp dạy học và việc sử dụng MT GV HS PT DH PPDH NDD H

trong quá trình dạy học.

Sử dụng các PTDH trong khi tiến hành các thí nghiệm, thực hành giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thực của HS. Qua đó, rèn luyện lòng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm kiến thức, say mê khoa học.

Phương tiện dạy học là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. Sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Việc sử dụng có hiệu quả các PTDH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của mỗi GV và sự hỗ trợ hiệu quả của nhân viên thiết bị trường học. Hiện nay, để đáp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, việc sử dụng các thiết bị dạy học lại càng quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả dạy và học ở trường phổ thông.

Vai trò của PTDH đối với nội dung dạy học:

Phương tiện dạy học đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu của từng bài học. Vì vậy, nó có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung sách giáo khoa.

Phương tiện dạy học đảm bảo cho việc phục vụ trực tiếp cho GV và HS cùng nhau tổ chức các hình thức dạy học, tổ chức nghiên cứu từng đơn vị kiến thức của bài học nói riêng và tổ chức cả QTDH nói chung.

Phương tiện dạy học đảm bảo cho khả năng truyền đạt của GV và khả năng lĩnh hội của HS theo đúng yêu cầu nội dung chương trình, nội dung bài học đối với mỗi khối lớp, mỗi cấp học, bậc học.

Phương tiện dạy học có tác dụng quan trọng, góp phần giải phóng sức lao động của GV và HS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ

của hoạt động dạy và học.

Phương tiện dạy học không chỉ cung cấp các tin tức chính xác và chắc chắn về đối tượng nghiên cứu mà còn kích thích và làm tích cực hóa các thao tác tư duy của chủ thể làm cho năng lực tư duy trừu tượng của học sinh được phát triển.

Đồng thời, nó cũng có tác dụng làm giảm nhẹ được lao động của người giáo viên, vì phương tiện dạy học đã tạo ra cơ sở vật chất tiện lợi và giảm thiểu sự đầu tư về sức lực, thời gian của chủ thể khi tiếp cận, lĩnh hội các tri thức mới.

Phương tiện dạy học còn có tác dụng làm thỏa mãn nhu cầu về hiểu biết và hình thành niềm say mê học tập của học sinh.

Các PTDH nhất là PTDH mới mà chúng ta gọi là phương tiện kỹ thuật dạy học, đã phản ánh được tính đa dạng, phức tạp của sự vật hiện tượng, giúp cho người học có nhiều cơ hội để phát triển khả năng nhận thức, làm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, hình thành niềm say mê học tập, kích thích hoạt động tự học, làm cơ sở vật chất cho việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)