Những định hướng văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 85 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Những định hướng văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT có liên quan

công tác quản lý PTDH

Văn bản hợp nhất số 03/VBHN- BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học.

Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/8/2018 về Thông tư ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.

Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐTngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học.

Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐTngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.

Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/5/2020 về Thông tư ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3.1.3. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý PTDH

3.1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp đề xuất phải hướng vào hiệu quả quản lý PTDH ở các trường tiểu học theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay và gắn với nâng cao chất lượng giáo dục. Khi sử dụng một PTDH nào phải xác định được nhiệm vụ của nó thiết bị dạy học phải có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học, chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường.

3.1.3.2. Nguyên tắc về tính khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi phải xuất phát từ chức năng quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý PTDH ở các trường tiểu học, bao gồm các chức năng quản lý như: Kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá để hoàn thành các mục tiêu của nhà trường.

3.1.3.3. Nguyên tắc tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý PTDH phải được thực hiện một cách toàn diện các nội dung quản lý, đồng bộ trong một hệ thống, kết hợp qua lại giữa các biện pháp và kết hợp giữa lý luận với thực tiễn.

3.1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý PTDH các trường tiểu học thị xã Sông Cầu mà đề xuất các biện pháp phù hợp. Những biện pháp này phải xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã

Sông Cầu. Mỗi thiết bị dạy học có một vị trí xác định theo nội dung bài học. Người giáo viên phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị đó cho phù hợp với tiến trình bài học.

Sử dụng thiết bị dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

3.1.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trong hoàn cảnh nguồn lực tài chính hạn chế, không đủ để trang bị đủ PTDH lại càng không dễ dàng để hiện đại hóa mỗi loại thiết bị này. Cần rà soát thống kê thiết bị hỏng thanh lý đồng thời sửa chữa thiết bị còn sử dụng được phát triển nó phù hợp với kế hoạch đào tạo của trường. Song song với đó các trường cần huy động tối đa mọi nguồn lực có thể để từng bước hiện đại hóa các thiết bị dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu phát huy tính tích cực HS, làm cho khâu học và thực hành gắn bó với nhau.

3.1.3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp đề xuất đều có thể triển khai thực hiện có kết quả ở tất cả các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu.

Các biện pháp này sẽ trang bị thêm cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học một lượng kiến thức quản lý toàn diện về PTDH áp dụng vào thực tiễn nhà trường đạt hiệu quả cao.

3.2. Biện pháp quản lý phương tiện dạy học của các trường tiểu học, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của phương tiện dạy học đối với quá trình dạy học

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Thông qua những mối quan hệ tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả

năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của CBQL, GV và NV. Đồng thời, chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh…trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ.

3.2.1.2. Biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL, GV, NV và HS về tầm quan trọng của PTDH và quản lý PTDH đối với quá trình dạy học

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đầy đủ cho CBQL, GV và nhân viên về vai

trò, ý nghĩa của PTDH trong quá trình dạy học

Tổ chức thực hiện:

Để nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của PTDH và quản lý PTDH cho cán bộ, GV phải thực hiện tốt các việc sau:

Một là, hệ thống hóa các văn bản quy định, hướng dẫn: Ngay từ đầu năm học, Lãnh đạo trường chỉ đạo tổ chuyên môn, nhân viên thư viện, thiết bị phổ biến các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Thông tư Ban hành về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GDĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo…Trong các cuộc họp, nhân viên thư viện, thiết bị kết hợp cùng các tổ chuyên môn thường xuyên tuyên truyền về vai trò của PTDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Họ thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các giáo viên trong tổ mình.

Hai là, CBQL nhà trường tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn về chuyên đề PTDH: Hàng tháng, định kỳ trong các tiết thao giảng, hội giảng chuyên đề cần đánh giá chuyên sâu về việc chuẩn bị, sử dụng PTDH có hiệu quả đến mức độ nào? Để đánh giá tiết dạy, khuyến khích tuyên dương khen thưởng. Đồng thời, qua đó nêu cao được nhận thức của GV về tầm quan trọng của PTDH trong mục tiêu, nội

dung và phương pháp dạy học.

Ba là, Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chuyên môn mỗi năm 1-2 lần báo cáo chuyên đề, viết bài tham luận theo từng tổ khối về tự làm, sử dụng hoặc bảo quản PTDH để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của PTDH trong dạy học.

Lưu ý khi thực hiện biện pháp:

Huy động các nguồn lực, bố trí đủ kinh phí để kịp thời tuyên dương, khen thưởng những điển hình tốt trong công tác này.

Trong quá trình tuyên truyền, Hiệu trưởng cần lựa chọn nội dung tuyên truyền, thời gian, linh hoạt tránh máy móc, không nên phổ biến một lúc quá nhiều văn bản tránh nhàm chán và đa dạng hóa các hình thức tổ chức, kết hợp lồng ghép các hoạt động nội khóa, ngoại khóa, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục đến mọi đối tượng như: thông qua tập huấn chuyên môn, họp hội đồng nhà trường, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn, Đội; chào cờ đầu tuần; sinh hoạt tổ chuyên môn hằng tháng, hội thảo chuyên đề…

Có đánh giá sơ kết, tổng kết hàng năm, biểu dương, khen thưởng kịp thời, tránh khen thưởng tràn lan mất tác dụng. Đưa phong trào này vào tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại cá nhân, tập thể hàng năm.

Biện pháp 2: Xây dựng bộ máy quản lý PTDH có kiến thức chuyên môn vững vàng, đủ năng lực và nhiệt tình công tác.

Tổ chức thực hiện:

Một là, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH nhà trường: Nếu nhà trường không có nhân viên chuyên trách công tác thiết bị trường học được đào tạo chính quy thì Lãnh đạo trường cần đánh giá lại năng lực chuyên môn thực tiễn, có thể cho tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, sử dụng, bảo quản

PTDH và các kỹ năng khác nhằm phục vụ tốt công tác thư viện, thiết bị nhà trường.

Hai là, chọn giáo viên, nhân viên có năng lực giỏi về công nghệ thông tin để quản lý, sử dụng và bảo quản các phương tiện kỹ thuật dạy học như: máy vi tính, đầu máy chiếu phim bảng trong, khai thác thiết bị điện tử, internet…Đồng thời, giáo viên hay nhân viên đó phải có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn, bồi dưỡng cho tất cả các giáo viên để có khả năng khai thác và sử dụng tốt các loại phương tiện này trong dạy học( ví dụ như: kỹ thuật soạn bài giảng điện tử, khai thác thông tin hình ảnh dạy học, sử dụng các phần mềm ứng dụng dạy học, sử dụng mô hình đồ dùng điện tử…).

Ba là, tăng cường chính sách đãi ngộ về điều kiện vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích nhân viên phụ trách được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, động viên tinh thần tự học và tự bồi dưỡng qua các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GDĐT và các cấp tổ chức.

Bốn là, hàng năm nên đưa vào kế hoạch cho đội ngũ quản lý, nhân viên thư viện, thiết bị và một số giáo viên cốt cán các tổ khối có cơ hội tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, trang bị, sử dụng và bảo quản PTDH ở các trường trong và ngoài địa bàn thị xã.

Năm là, cuối năm cần kiểm tra đánh giá lại năng lực, quá trình tự học tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách PTDH để tiếp tục động viên, khen thưởng và khuyến khích họ nhằm nâng cao ý thức trong công tác bồi dưỡng năng lực đáp ứng với yêu cầu quản lý PTDH nhà trường tốt hơn.

Lưu ý khi thực hiện biện pháp:

Nhà trường cần có kế hoạch huy động, dự toán ngân sách kinh phí cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên ngay từ đầu năm.

trách PTDH như: xây dựng quy chế phối hợp, chỉ tiêu phấn đấu, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra đánh giá lại kết quả phối hợp để có kế hoạch điều chỉnh trong quá trình quản lý đạt hiệu quả hơn.

Xây dựng văn bản và các cơ chế phối hợp giữa các cấp, nhà trường cùng các đơn vị trường học khác để công tác tham quan học tập, hội thảo kinh nghiệm được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)