8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Số lượng và chất lượng của phương tiện dạy học ở trường tiểu
2.3.1.1. Mức độ đáp ứng của PTDH với chương trình, nội dung sách giáo khoa hiện hành
Bảng 2.5 Mức độ đáp ứng của PTDH với chương trình, nội dung sách giáo khoa
Mức độ
Đối tượng
Thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu
Bình thường, tạm ổn Khá đầy đủ, đáp ứng tương đối tốt Rất đầy đủ, đáp ứng tốt SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) CBQL (n=24) 7 29,2 17 70,8 0 0 0 0 GV (n= 60) 15 25 40 66,7 5 8,3 0 0
Qua bảng số liệu thống kê trên, có 17/24 CBQL ( chiếm tỉ lệ 70,8%) và có 40/60 GV ( chiếm tỉ lệ 66,7%) cho rằng mức độ đáp ứng PTDH hiện nay trong các trường tiểu học là bình thường, tạm ổn; 05/60 GV ( chiếm tỉ lệ 8,3%) cho rằng mức độ đáp ứng PTDH là khá đầy đủ, đáp ứng tương đối tốt; có 07/24 CBQL ( chiếm tỉ lệ 29,2%) và 15/60 GV ( chiếm tỉ lệ 25%) cho rằng mức độ đáp ứng PTDH là thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhận thấy, qua kết quả trên thì nhìn chung PTDH trong các trường tiểu học chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu dạy học của giáo viên.
Qua trao đổi với một số CBQLvà GV, tôi được biết rằng nguồn kinh phí để trang bị PTDH chủ yếu là ngân sách nhà nước trên cơ sở chỉ trang bị lần đầu theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ GDĐT nên số lượng cũng còn hạn chế.
2.3.1.2. Đánh giá về chất lượng PTDH đã được trang bị
Qua khảo sát và trao đổi trực tiếp với CBQL, GV tại các trường tiểu học, thực trạng về chất lượng PTDH được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6. Chất lượng PTDH ở các trường tiểu học
Mức độ Đối tượng Tốt Khá Bình thường Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) CBQL (n=24) 6 25 12 50 6 25 GV (n= 60) 10 16,6 24 40 20 33,3 6 10,1
có 12/24 CBQL ( chiếm tỉ lệ 50%) và 24/60GV ( chiếm tỉ lệ 40%) đánh giá PTDH có chất lượng khá; có 06/24 CBQL ( chiếm tỉ lệ 25%) và 20/60 GV ( chiếm tỉ lệ 33,3%) đánh giá PTDH có chất lượng bình thường; còn 06/60 GV ( chiếm tỉ lệ 10,1% ) đánh giá chất lượng kém.
Đa số CBQL và GV đều cho rằng chất lượng PTDH hiện nay chưa đảm bảo chỉ ở mức khá và bình thường, một bộ phận nhỏ GV cho rằng PTDH có chất lượng kém, gây khó khăn cho GV trong quá trình lên lớp; nguyên nhân của tình trạng trên là do khi triển khai thực hiện quy định của Bộ GDĐT về trang bị TBDH tối thiểu để thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, trong một khoảng thời gian ngắn các trường phải tiếp nhận với số lượng lớn TBDH, trình độ và khả năng của Hội đồng nghiệm thu có hạn về nhận thức và chuyên môn do đó khâu nghiệm thu chưa đảm bảo yêu cầu, vì thế đã tiếp nhận nhiều thiết bị chưa đảm bảo các thông số như: tính chính xác, tính khoa học và chất liệu…Cùng với đó là PTDH ở tiểu học kết cấu, chất liệu còn đơn giản như các tranh ảnh bằng giấy, vật dụng bằng nhựa…qua nhiều năm sử dụng, có phần hạn chế trong bảo quản làm hư hỏng, sai thông số, giảm độ chính xác.. nên khi sử dụng trong dạy- học PTDH đem lại hiệu quả chất lượng không cao. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm làm giảm đi giá trị sử dụng.
2.3.1.3. Đánh giá về tính đồng bộ của PTDH
Bảng 2.7 Đánh giá về tính đồng bộ của PTDH ở các trường tiểu học
Mức độ
Đối tượng
Đồng bộ Tương đối đồng bộ Không đồng bộ
SL TL SL TL SL TL
CBQL(n=24) 6 25 12 50 6 25
Kết quả điều tra ở các trường cho thấy, các PTDH hiện nay ở các trường không đồng bộ về thành phần và chủng loại rất nhiều, kết quả khảo sát cho, có 6/24CBQL (chiếm tỷ lệ 25%) và 16/60GV (chiếm tỷ lệ 26,7%) cho rằng PTDH là đồng bộ; có 12/24 CBQL (chiếm tỷ lệ 50%) và 24/60 GV (chiếm tỷ lệ 40%) cho rằng PTDH là tương đối đồng bộ, có 6/24 CBQL( chiếm tỷ lệ 25%) và 20/60 GV ( chiếm tỉ lệ 33,3%) đánh giá PTDH hiện nay chưa đồng bộ. Thực tế, chúng ta có thể thấy rằng là có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ của PTDH, đó là:
Do nhà sản xuất cung cấp chưa đồng bộ, cung cấp lần đầu thao danh mục chưa đảm bảo về số lượng phải bổ sung hàng năm.
Do đơn vị không chủ động trong việc mua sắm mà phải tiếp nhận từ Phòng GDĐT.
Do trong quá trình sử dụng các PTDH bị hư hỏng nhưng không có nguồn kinh phí sửa chữa, thay thế, bổ sung kịp thời; nguồn thay thế khi thiết bị hư hỏng không có nên phải thay thế loại tương tự; do thiếu kế hoạch trang bị PTDH ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các trường và Phòng GDĐT, do cung cấp chưa hợp lý, do xây dựng trường lớp chưa có tầm nhìn từ các nhà quản lý...
Tất cả các nguyên nhân trên tạo ra sự không đồng bộ của PTDH. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng PTDH và chất lượng các giờ dạy, tạo nên tâm lý ngại sử dụng PTDH của giáo viên, bởi tốn thời gian chuẩn bị, hay bị trục trặc và không có sức thuyết phục khoa học đối với GV.
2.3.1.4. Đánh giá về tính hiện đại của PTDH
Để tiến hành đánh giá tính hiện đại của PTDH tại các trường tiểu học, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến. Tổng số phiếu phát ra 84 phiếu ( Trong đó: CBQL: 24phiếu; GV: 60 phiếu). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8 Đánh giá về tính hiện đại của PTDH ở các trường tiểu học
Mức độ
Đối tượng
Hiện đại Tương đối hiện đại Chưa hiện đại Lạc hậu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) CBQL (n=24) 1 4,2 3 12,5 20 83,3 0 0 GV (n= 60) 4 6,7 11 18,3 45 75 0 0
Qua bảng số liệu trên, có 01/24CBQL (chiếm tỷ lệ 4,2%) và 04/60GV (chiếm tỷ lệ 6,7%) cho rằng PTDH là hiện đại; có 03/24 CBQL (chiếm tỷ lệ 12,5%) và 11/60 GV (chiếm tỷ lệ 18,3%) cho rằng PTDH là tương đối hiện đại, có 20/24 CBQL( chiếm tỷ lệ 83,3%) và 45/60 GV ( chiếm tỉ lệ 75%) đánh giá PTDH hiện nay chưa hiện đại.
Qua kết quả thống kê phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL và GV, kết hợp quan sát các phòng thư viện, thiết bị, phòng chức năng và phòng học ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết việc trang bị PTDH ở các trường chưa mang tính hiện đại, mà các thiết bị dạy học các trường trong những năm qua chủ yếu là theo danh mục dạy học tối thiểu của Bộ GDĐT. Còn việc trang bị các phương tiện dạy học mang tính kỹ thuật và hiện đại thì còn hạn chế.
2.3.2. Đánh giá về nguồn kinh phí trang bị PTDH
Bảng 2.9 Đánh giá về nguồn kinh phí trang bị của PTDH ở các trường tiểu học
Đối tượng
Thừa so với nhu cầu hiện tại
Tạm đủ so với nhu cầu hiện tại
Thiếu nhiều so với nhu cầu hiện tại
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
CBQL (n=24)
Có 09/24 CBQL (chiếm tỉ lệ 37,5%) cho rằng kinh phí để trang bị PTDH hiện nay là tạm đủ, đáp ứng được nhu cầu hiện tại, 15/24 CBQL ( chiếm tỉ lệ 62,5%) cho rằng kinh phí để trang bị PTDH còn thiếu nhiều so với nhu cầu hiện tại. Qua trao đổi, gặp gỡ với hiệu trưởng các trường, chúng tôi được biết, hiện nay kinh phí trang bị PTDH chủ yếu từ ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa đang gặp khó khăn do cơ chế quản lý, việc huy động nguồn lực trong phụ huynh HS bị hạn chế do quy định của UBND thị xã, các hình thức vận động khác trong phụ huynh học sinh bị nghiêm cấm. Trong thời gian qua, ngoài khoản đóng góp của phụ huynh HS theo quy định, một số trường đã kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh có điều kiện kinh tế giàu có đóng góp kinh phí để trang bị thêm các PTDH của nhà trường đều bị các cơ quan quản lý chấn chỉnh, yêu cầu hoàn trả kinh phí lại cho cha mẹ học sinh.