Nhóm biện pháp quản lý việc trang bị và tự tạo phương tiện dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 91 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý việc trang bị và tự tạo phương tiện dạy

ở trường tiểu học

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Việc xây dựng, mua sắm, trang bị PTDH nhằm đáp ứng đủ và đúng nhu cầu thực tiễn nhà trường, phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường.

Nhằm trang bị PTDH đảm bảo tính đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng cho việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học hiện nay.

Việc tự tạo PTDH nhằm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong giảng dạy của GV và tạo sự say mê ham thích sưu tầm, rèn kỹ năng khéo léo cho học sinh. Đồng thời, giảm đi gánh nặng về kinh phí đầu tư cho mua sắm PTDH của cấp trên.

3.2.2.2. Các biện pháp quản lý việc trang bị và tự tạo phương tiện dạy học ở trường tiểu học

Biện pháp 1: Tổ chức kiểm kê, khảo sát thực trạng về số lượng và chất lượng các PTDH đã có để có kế hoạch đầu tư trang bị kịp thời và hệu quả.

Tổ chức thực hiện:

Qua kết quả khảo sát thực trạng, các trường đều thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao trong việc cập nhật, thống kê và xây dựng kế hoạch trang bị PTDH ngay từ đầu năm. Đồng thời việc thống kê, kiểm kê và cập

nhật về số lượng PTDH phải được tiến hành cụ thể:

Hiệu trưởng cần thống nhất kế hoạch kiểm kê số lượng và chất lượng PTDH vào cuối mỗi năm học, phải đảm bảo về thời gian, thành phần và địa điểm thực hiện.

Tổ chức quá trình kiểm kê và thiết lập biên bản từng tổ theo mẫu gợi ý ( Phụ lục 5)

Kiểm kê, rà soát tất cả tài sản, trang thiết bị, vật tư... hiện có. Đồng thời, đánh giá chính xác, cụ thể về thừa, thiếu, chất lượng, tình trạng của PTDH, từ đó thống kê chi tiết các PTDH cần thiết theo nội dung và chương trình dạy học của mỗi khối lớp dựa trên cơ sở danh mục sách, thiết bị tối thiểu của Bộ GDĐT; trên cơ sở đối chiếu PTDH hiện có, PTDH hư hỏng, PTDH còn thiếu, lập kế hoạch sử dụng, thanh lý, sửa chữa và lập kế hoạch đề nghị trang bị hoặc mua sắm những PTDH thật cần thiết, khả thi, đáp ứng nhu cầu thiết thực trong điều kiện nhà trường.

Trên cơ sở biên bản kiểm kê của các tổ, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch trang bị PTDH cho năm học đến; cần chú trọng việc trang bị PTDH có trọng tâm, trọng điểm; PTDH nào là ưu tiên, thứ yếu để trang bị cung ứng cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng trường.

Tập trung phần lớn ngân sách nhà nước để phân bổ cho việc mua sắm những PTDH tối thiểu, cần thiết trên cơ sở Thông tư 05/2019/TT-GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và các thông tư mới áp dụng cho các lớp từ lớp 2 đến lớp 5 từ năm học 2021- 2022 trở đi.

Lưu ý khi thực hiện biện pháp:

Người quản lý phải xác định rõ nội dung chuẩn bị trước, trong và sau khi kiểm kê TBDH.

Trước kiểm kê cần chuẩn bị kỹ về kế hoạch kiểm kê như ra quyết định, phân công đảm bảo thành phần Hội đồng kiểm kê, dự kiến các mẫu biên bản kiểm kê và xử lý..

Trong kiểm kê thì tổ chức thực hiện theo kế hoạch, nhắc thành viên kiểm kê cần nhiệt tình, công tâm và thống nhất.

Sau kiểm kê cần cụ thể hóa kết quả và cách xử lý như: đối chiếu tiêu hao, chênh lệch, tính giá trị mua bổ xung, xử lý vi phạm làm sai số, mất mát PTDH,…

Đặc thù các trường tiểu học có các điểm trường lẻ nên PTDH chủ yếu tập trung ở thư viện và các phòng chức năng ở điểm trường chính nhưng vẫn có phân bố và bảo quản ở các điểm trường lẻ. Chính vì thế, quá trình phân công thành phần kiểm kê phải theo tổ khối có tổ trưởng, thành viên, thư ký và kiểm kê từng điểm trường cụ thể.

Biện pháp 2: Huy động các nguồn lực đầu tư cho việc trang bị, tự tạo các loại PTDH đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại.

Tổ chức thực hiện:

Qua kết quả khảo sát, việc quản lý về huy động các nguồn lực đầu tư kinh phí cho các trường để trang bị PTDH vẫn còn chưa cao.

Để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, ngoài bộ danh mục thiết bị dạy học tối thiểu được cấp theo quy định thì đòi hỏi nhà trường cần phải trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào nhà trường. Để được trang bị đồng bộ đảm bảo về số lượng, chất lượng và hiện đại thì người quản lý cần phải có kế hoạch huy động mọi nguồn lực như:

Qua kiểm kê, người quản lý đã cập nhật được số lượng PTDH hiện tại và trên cơ sở số lượng lớp, học sinh, GV thì Hiệu trưởng có thể tính đến nhu

cầu đầu tư hàng năm hay kế hoạch 5 năm, vì chất lượng PTDH có thể đầu tư sử dụng theo cả giai đoạn. Trên cơ sở, nhu cầu thiết thiết bị cần bổ sung có thể khái toán ra kinh phí mua sắm. Từ đó, phân tỉ lệ phần trăm kinh phí từ các nguồn cụ thể như: kinh phí Nhà nước cấp mua sắm bao nhiêu %, kinh phí địa phương xã, phường đầu tư bao nhiêu ?%, còn lại là bao nhiêu?% kinh phí thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Tập trung vào nguồn huy động xã hội hóa giáo dục như các nguồn quỹ từ Cha mẹ học sinh, huy động từ các cựu học sinh của trường, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Nhà trường cần phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc huy động các nguồn lực, các tổ chức và cá nhân để đầu tư cho nhà trường. Công khai kết quả chất lượng giáo dục nhà trường, xác định được phương hướng nhiệm vụ xây dựng nhà trường nhằm để cho xã hội thấy rằng một môi trường đạt hiệu quả cao trong chất lượng giáo dục, môi trường có nhu cầu cần đầu tư hợp lý.

Hiệu trưởng định hướng cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch hoạt động cụ thể để phối hợp cùng nhà trường trong công tác xã hội hóa.

Phổ biến và phối hợp các lực lượng trong nhà trường như lãnh đạo, giáo viên, nhân viên cùng tham gia vào công tác huy động xã hội hóa có thể từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, cựu học sinh, người thân có vị thế và kinh tế để cùng hỗ trợ, đầu tư cho nhà trường như: xây dựng phòng học, mua ti vi, máy vi tính, thiết bị âm thanh nghe nhìn, bàn ghế, sách vở …

Nhà trường cần thành lập Ban liên lạc cựu HS nhà trường gồm những học sinh có vị thế trong xã hội, thành đạt trong cuộc sống; nhân dịp các ngày lễ lớn, dịp khai giảng năm học mới, kỉ niệm ngày thành lập trường, thông qua

Ban liên lạc cựu HS, Hiệu trưởng tổ chức gặp mặt, giao lưu các thế hệ học sinh đã từng học tập ở trường với các thầy cô giáo nhằm vận động kinh phí từ các cựu học sinh để trang bị PTDH hoàn thiện hơn cho nhà trường.

Đánh giá kết quả xã hội hóa vào cuối năm và tuyên truyền, thông tin, vinh danh các cá nhân, tổ chức trên đã từng hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà trường trên các phương tiện nhằm tạo động lực và thúc đẩy phong trào xã hội hóa giáo dục.

Đối với việc trang bị PTDH tự làm, hàng năm Hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể:

Xây dựng kế hoạch thi tự làm đồ dùng dạy học: Kế hoạch này nhà trường tổ chức thi trưng bày cấp trường định kỳ mỗi năm 1-2 lần, tổ chức thi đồng bộ giữa các khối lớp, thành phần đánh giá được thành lập theo cấp tổ.

Tổ chức thực hiện kế hoạch: Thống nhất và phổ biến các tiêu chí đánh giá đồ dùng dạy học tự làm như:

Đảm bảo tính thẩm mỹ: Là những đồ dùng có kích thước phù hợp, hình dáng và màu sắc đẹp, hài hoà.

Đảm bảo sư phạm: Là những đồ dùng an toàn, phù hợp với lứa tuổi, có tác dụng giáo dục học sinh.

Hiệu quả, thiết thực: Là đồ dùng dễ sử dụng, phải phục vụ hiệu quả cho một hoặc nhiều bài dạy, là thiết bị nhà trường chưa có hoặc đã hỏng, không phù hợp, bền, dễ vận chuyển, dễ sửa chữa và cải tiến, sử dụng các vật liệu rẻ tiền, sẵn có, có khả năng làm mẫu để làm các thiết bị khác…

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Cấp tổ được thẩm định và lựa chọn 1 lần/tháng đối với các đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên. Lựa chọn đồ dùng dạy học tự làm có chất lượng để dự thi cấp trường. Trước khi nghiệm thu, các thiết bị phải được kiểm tra qua việc sử dụng trong bài dạy có đại diện

nhà trường, giáo viên bộ môn dự giờ, lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên để đưa ra các quyết định điều chỉnh, thay đổi phù hợp để có thể sử dụng rộng rãi. Các thiết bị sau khi nghiệm thu được coi là tài sản của nhà trường, được vào sổ đồ dùng dạy học tự làm, bảo quản và bố trí sử dụng như các thiết bị khác.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự làm: chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra công tác tự làm thiết bị dạy học phải tập trung vào các nội dung sau: Kiểm tra chủng loại đồ dùng tự làm. Kiểm tra thời gian hoàn thành đồ dùng: Việc kiểm tra này đảm bảo cho thiết bị tự làm phục vụ trực tiếp cho bài giảng. Với những đồ dùng này, thời gian hoàn thành phải trước thời gian giáo viên giảng bài đó. Kiểm tra về chất lượng, hiệu quả của đồ dùng: Đây là việc kiểm tra tương đối phức tạp, cần phải có thời gian để thử nghiệm thiết bị qua việc sử dụng trong giảng dạy và tranh thủ ý kiến của giáo viên, học sinh. Kiểm tra các tiêu chuẩn của thiết bị, có những ý kiến kịp thời cho việc điều chỉnh về cách bố trí, màu sắc, kích thước…

Lưu ý khi thực hiện biện pháp:

Việc xã hội hóa kinh phí phải đảm bảo tính pháp lý, đồng bộ trong cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Phải công khai minh bạch việc mua sắm trang bị PTDH đảm bảo hợp lý về giá cả, chất lượng, tính đồng bộ, chủng loại, kịp thời…phù hợp với điều kiện tài chính của nhà trường. Việc minh bạch sẽ tạo sự đóng góp nhiều hơn của cha mẹ học sinh, cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Chú trọng đầu tư có trọng điểm, ưu tiên cho từng nhóm phương tiện, đặc biệt là các PTDH hiện đại và những phương tiện thiết yếu mà GV đang yêu cầu. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cấp, bảo trì thiết bị, phương tiện đang hiện có cho tương ứng, đồng bộ với các thiết bị, phương tiện mới đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)