Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 113)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo nghiệm ý kiến chuyên gia của 24 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Để đánh giá kết quả khảo nghiệm mức độ hợp lý và tính khả thi các biện pháp quản lý PTDH; tác giả quy ước chuẩn để đánh giá, nhận xét theo điểm trung bình (TB) của 04 mức, cụ thể như sau:

0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm

Không hợp lý Ít hợp lý Hợp lý Rất hợp lý Không khả thi Chưa khả thi Khả thi Rất khả thi Công thức tính điểm trung bình của từng biện pháp:

Điểm trung bình (của yếu tố) = ( 3A+2B+1C+0D): N

Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn: Rất hợp lý, Hợp lý, Ít hợp lý, Không hợp lý và Rất khả thi, Khả thi, Chưa khả thi, Không khả thi. N là tổng số người được khảo nghiệm.

Định khoảng là 1,5 ( trung vị).

Đánh giá mức độ phù hợp và khả thi của các biện pháp căn cứ vào giá trị điểm trung bình của các biện pháp đó:

Rất hợp lý/Rất khả thi: 2,5 ≤ TB ≤ 3 Hợp lý/Khả thi: 2≤ TB< 2,5

Ít hợp lý /Chưa khả thi: 1,5 ≤ TB< 2

Không hợp lý/Không khả thi: 1 < TB< 1,5

Kết quả khảo nghiệm được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.1: Đánh giá khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi các biện pháp quản lý PTDH đối với Hiệu trưởng, PHT các trường tiểu học

Nhóm biện pháp Các biện pháp Tính hợp lý Tính khả thi Rất hợp Hợp Ít hợp Không hợp lý Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi Không khả thi 1 1.1 19 5 0 0 2.79 21 3 0 0 2.88 1.2 15 6 3 0 2.50 11 6 5 0 2.08 2 2.1 23 1 0 0 2.96 22 2 0 0 2.92 2.2 14 6 4 0 2.42 14 4 6 0 2.33 3 3.1 17 7 0 0 2.71 18 6 0 0 2.75 3.2 15 4 5 0 2.42 15 5 4 0 2.46 3.3 15 9 0 0 2.63 21 3 0 0 2.88 3.4 22 2 0 0 2.92 23 1 0 0 2.96 3.5 16 3 5 0 2.46 17 4 3 0 2.58 4 4.1 22 2 0 0 2.92 21 3 0 0 2.88 4.2 15 5 4 0 2.46 17 2 5 0 2.50 4.3 15 5 4 0 2.46 15 5 4 0 2.46 4.4 19 5 0 0 2.79 20 4 0 0 2.83 5 5.1 18 6 0 0 2.75 22 2 0 0 2.92 5.2 21 3 0 0 2.88 23 1 0 0 2.96 3.4.6. Nhận xét

Qua kết quả khảo nghiệm cho ta thấy:

Nhóm biện pháp 1: Những nội dung biện pháp được áp dụng trong quá trình QL PTDH là hợp lý và rất hợp lý ( = 2.50) vẫn còn CBQL, GV, NV chưa có điều kiện nhận thức và tiếp thu đầy đủ các văn bản, quy định về PTDH trong quá trình dạy học, năng lực chuyên môn quản lý toàn diện về các

tạo nâng cao nghiệp vụ còn có nhiều yếu tố hạn chế nhưng khi áp dụng các giải pháp này vào thực tế các trường tiểu học thì vấn đề nâng cao được nhận thức và sự hiểu biết vai trò, ý nghĩa và quy định PTDH trong quá trình dạy học có tính rất khả thi và khả thi ( = 2.88), việc nâng cao năng lực cho CBQL trong việc xây dựng bộ máy thì thực tế tính khả thi chưa cao ( = 2.08) vì do các nguyên nhân về cơ chế và chế độ kinh phí hỗ trợ học tập cấp trên đáp ứng cho việc nâng cao trình độ còn hạn chế, vị trí phụ trách PTDH như thiết bị dạy học ở một số trường khó khăn còn bố trí kiêm nhiệm vừa dạy vừa phụ trách, yếu tố kinh phí và biên chế nhân sự còn phụ thuộc cấp trên quản lý. Nhóm biện pháp 2: Đối với quản lý việc trang bị và tự tạo PTDH ở các trường hiện nay thực tế chất lượng trang bị, mua sắm chưa được đồng bộ, PTDH theo bộ danh mục tối thiểu các trường được cấp đến nay đã quá lâu nên chất lượng hạn chế và ảnh hưởng, vấn đề tự làm TBDH chưa được thường xuyên. Việc vận dụng các giải pháp này vào việc quản lý, các Hiệu trưởng được tăng cường giải pháp và nguồn để huy động kinh phí, chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm, phát động thường xuyên và định kỳ các phong trào về tự tạo PTDH là rất hợp lý và rất khả thi ( = 2.92).

Nhóm biện pháp 3: Vấn đề khai thác và sử dụng PTDH được xem là trọng tâm khi vấn đề trang bị và tự tạo có tính hiệu quả cao. Việc khai thác lựa chọn để sử dụng PTDH hợp lý theo môn học và khối lớp, khai thác đảm bảo theo nội dung bài học và phù hợp với PPDH, trong đó các biện pháp tác động được bồi dưỡng năng lực, nâng cao ý thức sử dụng và các phong trào khuyến khích động viên đã mang lại tính khả thi cao ( = 2.88). Việc xây dựng kế hoạch sử dụng từ các tổ khối và từng GV được áp dụng, trang bị kỹ năng sử dụng nhưng còn nhiều yếu tố khách quan như năng lực sử chưa thành

thạo, ý thức còn chủ quan nên kết quả khả thi còn chưa cao ( = 2.46).

Nhóm biện pháp 4: Trong công tác bảo quản và sửa chữa qua kết quả điều khảo sát thực tế thì trong công tác này ở đa số các trường còn hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khi áp dụng các biện pháp này đã tác động lớn và cho rằng rất hợp lý đối với công tác quản lý, chỉ đạo của CBQL và thực hiện của đội ngũ GV, NV các trường. Tính khả thi = 2.88 đối việc tác động nâng cao ý thức, kỹ thuật bảo quản thường xuyên hàng ngày và định kỳ. Giải pháp trang bị kỹ thuật và điều kiện bảo quản PTDH mang lại tính khả thi chưa cao = 2.46 do điều kiện bảo quản tốt còn phụ thuộc vào việc trang bị và xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

Nhóm biện pháp 5: Biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ nhằm mang tính toàn diện và hiện đại trong quá trình quản lý PTDH như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý PTDH. Các biện pháp được các trường thực hiện rất hợp lý, khắc phục được các thực trạng còn hạn chế và đem lại kết quả rất khả thi = 2.92 và = 2.96.

Qua đây, thấy rằng đa số các biện pháp quản lý PTDH đều được đánh giá về tính hợp lý và tính khả thi ở mức độ cao, chứng tỏ các biện pháp có khả năng ứng dụng rất hợp lý nhằm đáp ứng thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông những năm tới, phù hợp vào điều kiện thực tế hiện nay ở các trường tiểu học thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận về phương tiện dạy học, quản lý phương tiện dạy học và từ thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý

Những biện pháp này được xây dựng theo các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính toàn diện, hệ thống, khả thi và hợp lý với thực tiễn.

Qua thăm dò khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi, kết quả cho thấy các biện pháp đề xuất có tính hợp lý và khả thi cao. Các biện pháp trên có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý phương tiện dạy học theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học thị xã Sông Cầu, qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả trong quá trình dạy học và giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1 Về lý luận

Phương tiện dạy học là một thành tố của quá trình dạy học. PTDH cùng với các thành tố khác như: mục đích, nội dung, PPDH, họa động của giáo viên và học sinh tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình dạy học đạt đến mục đích dạy học đề ra. Vì vậy, khi tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông không thể tách rời việc đổi mới việc trang bị và sử dụng phương tiện dạy học.

Thông qua việc sử dụng PTDH, GV điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh; đối với học sinh thì PTDH là nguồn tri thức phong phú, là điều kiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở HS các kĩ năng, kĩ xảo đảm bảo việc thực hiện mục đích giáo dục và dạy học; PTDH góp phần giúp cho GV thực hiện QTDH đạt hiệu quả cao.

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của PTDH và công tác quản lý PTDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa, phân loại, nguyên tắc, phương pháp sử dụng PTDH. Về công tác quản lý đã khái quát được những vấn đề then chốt về lý luận quản lý: vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của trường tiểu học; đặc biệt là nội dung quản lý PTDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

1.2 Về thực tiễn

Luận văn đã khái quát những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình phát triển giáo dục nhất là giáo dục cấp tiểu học ở thị xã Sông Cầu. Đặc biệt tác giả đã tập trung khảo sát thực tế 12 trường tiểu học trên địa bàn

thị xã; đánh giá đúng thực trạng PTDH và công tác quản lý PTDH của Hiệu trưởng, từ đó rút ra những mặt làm được và những mặt yếu kém, tồn tại để khắc phục.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Việc trang bị PTDH ở các trường tiểu học chỉ mới đáp ứng được yêu cầu tối tiểu của môn học và khối lớp ở tiểu học. Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhu cầu sử dụng vẫn còn chưa đáp ứng, đặc biệt đối với các trường tiểu học còn bị phân bố bởi nhiều điểm trường lẻ cách xa điểm trường chính nên việc bố trí PTDH còn thiếu nhiều và công tác bảo quản còn hạn chế.

Nguồn kinh phí đầu tư cho việc trang bị PTDH còn nhiều hạn chế, mua sắm trang bị PTDH còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, nhà trường chưa chủ động hoàn toàn trong việc mua sắm PTDH. Công tác quản lý của Hiệu trưởng về PTDH tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế yếu kém, chưa thật sự phát huy hiệu quả PTDH để thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ý thức sử dụng PTDH trong quá trình dạy học chưa trở thành động lực và ý thức tự giác của GV và HS; công tác tự làm đồ dùng dạy học chưa trở thành phong trào thường xuyên trong nhà trường.

Cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản PTDH chưa đảm bảo và còn thiếu.

1.3. Về các biện pháp

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDH và công tác quản lý PTDH trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, luận văn đã xây dựng được 5 nhóm biện pháp quản lý PTDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học, cụ thể là:

1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của phương tiện dạy học đối với quá trình dạy học.

ở trường tiểu học.

3. Nhóm các biện pháp quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH. 4. Nhóm các biện pháp quản lý công tác bảo quản, sửa chữa PTDH 5. Nhóm các biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ.

Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối và có mối quan hệ biện chứng với nhau, đòi hỏi Hiệu trưởng cần áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý của mình, tùy theo từng thời điểm để sử dụng một hoặc nhiều biện pháp cùng một lúc. Các nhóm biện pháp đã nêu, qua khảo nghiệm đa số CBQL và các đối tượng được hỏi đều nhất trí cho rằng hợp lý và có tính khả thi cao, có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý PTDH ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

2. Khuyến nghị

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức hội thảo về quản lý và sử dụng PTDH.

Thường xuyên tổ chức triển lãm, hội thi đồ dùng dạy học nhất là đồ dùng dạy học tự làm.

2.2. Đối với các trường sư phạm

Trong quá trình đào tạo sinh viên sư phạm cần chú trọng đến rèn kỹ năng khai thác sử dụng PTDH.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Giao kinh phí nhà nước hằng năm cho các trường chủ động trong việc mua sắm, trang bị PTDH.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo việc quản lý PTDH của Hiệu trưởng các trường.

Thường xuyên tổ chức các hội thi, giới thiệu, triển lãm trưng bày PTDH.

Làm tốt công tác tham mưu cho cấp trên về đầu tư, trang bị cơ sở vật chất và PTDH.

Làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng sử dụng PTDH cho GV. Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, sổ sách về PTDH và ứng dụng CNTT của nhà trường.

Đưa nội dung sử dụng, bảo quản PTDH vào việc đánh giá giờ dạy, tiêu chí xét công nhận các danh hiệu thi đua.

Kịp thời động viên, khen thưởng và phê bình đối với cá nhân, tập thể làm tốt và vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng PTDH.

2.5. Đối với CBQL, GV và NV

Gắn vị trí công tác với trách nhiệm, sự tâm huyết của bản thân trong công tác quản lý và giảng dạy với trách nhiệm cao nhất.

Phát huy vai trò tuyên phong và hăng say trong công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo trọng việc tự làm và cải tiến chất lượng PTDH ở các khối lớp.

Phối hợp đồng bộ trong các nội dung quản lý PTDH, cùng hoạt động và cùng đem lại hiệu quả cao nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐTngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học.

[4]. Nghị quyết số 88/2014/QH13 Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

[5]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị TW8 khóa XI về

Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo;

[6]. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sông Cầu (2010), Báo cáo tổng kết và Phương hướng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Sông Cầu các năm học từ 2014 - 2015 đến 2018 – 2019;

[7]. Uỷ ban nhân dân thị xã Sông Cầu (2011), Báo cáo tổng hợp hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Sông Cầu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

[8]. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông

[9]. Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 18/02/2020 của UBND thị xã Sông Cầu, Về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn thị xã Sông Cầu

[10]. Quyết định số 771/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”

[11]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ngày 28/01/2016 của Ban chấp hành Trung ương.

[12]. Quyết định 775/QĐ-TTg ngày 27/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định Phê duyệt chương trình mục tiêu giáo dục các vùng khó khăn giai đoạn 2016-202014.

[13]. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

[14]. Quyết định 4936/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025

[15]. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Võ Chấp (1999), Hệ thống thiết bị dạy học và việc sử dụng ở trường phổ thông, Giáo trình thiết bị dạy học, Đại học Huế.

[17]. Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm(1982), Một số vấn đề về giáo dục,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học tại các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)