8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Những yếu tố tác động bên ngoài nhà trường
Các văn bản Luật, chính sách hay cơ chế có liên quan đến việc điều hành, quản lý hệ thống giáo dục trong nhà trường tiểu học.
Ngân sách Nhà nước cấp cho việc xây dựng, trang bị, mua sắm PTDH đáp ứng ở mức độ nào.
Sự phát triển kinh tế- xã hội cũng đang tạo ra những thuận lợi cũng như thách thức đối với công tác quản lý PTDH.
Điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý PTDH của nhà trường.
Các nhân tố về địa lý tự nhiên như ảnh hưởng của thời tiết đến vị trí, địa bàn của trường học.
Nhận thức của người dân, các tổ chức tại địa phương đối với giáo dục và nhà trường ảnh hưởng đến việc xã hội hóa giáo dục.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở những nội dung cơ bản của lý luận quản lý như: quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, khái niệm phương tiện dạy học, phân loại PTDH, yêu cầu về PTDH,… chúng ta có thể khẳng định rằng:
Phương tiện dạy học vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện chứa đựng, chuyển tải thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Phương tiện dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quá trình
dạy học; nó là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học, vì nó luôn đồng hành với nội dung, phương pháp trong tiến trình đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học.
Phương tiện dạy học góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy- học.
Phương tiện dạy học có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục, là yếu tố dẫn dắt đến sự phát triển tư duy học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ nhiều cơ sở lý luận nhằm giúp cho nhà quản lý vững tin trong quá trình quản lý của mình, là nền tảng lý luận vững chắc khi áp dụng các biện pháp mới trong quá trình quản lý PTDH của trường hiện nay.
Những lý luận trên là cơ sở để tác giả luận văn tiếp tục khảo sát thực trạng quản lý về PTDH theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay tại các trường tiểu học ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ở Chương 2. Đồng thời góp phần đề xuất các hiện pháp quản lý PTDH ở Chương 3.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SÔNG CẦU,
TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng về PTDH và thực trạng quản lý PTDH tại các trường tiểu học ở thị xã Sông Cầu để xác định thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý PTDH. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý PTDH hợp lý và khả thi.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Các phiếu hỏi và nội dung phỏng vấn điều tra dùng để khảo sát các nội dung chính sau:
Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của PTDH trong quá trình dạy học. Tình hình huy động, mua sắm, trang bị và tự tạo PTDH ở các trường tiểu học thị xã Sông Cầu hiện nay.
Thực trạng việc sử dụng PTDH của GV, HS ở các tiểu học thị xã Sông Cầu hiện nay.
Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác quản lý PTDH ở các trường tiểu học hiện nay, như đánh giá về:
Nhận thức về vai trò của công tác quản lý PTDH ở các trường tiểu học. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong công tác quản lý PTDH phục vụ cho việc dạy - học
Thực trạng việc quản lý trong việc mua sắm, trang bị và tự tạo PTDH của CBQL các trường tiểu học.
Thực trạng quản lý việc khai thác sử dụng PTDH của CBQL các trường tiểu học ở thị xã Sông Cầu.
Thực trạng quản lý việc bảo quản PTDH ở các trường tiểu học thị xã Sông Cầu hiện nay.
Nội dung phỏng vấn một số đối tượng học sinh để đánh giá việc khai thác hướng dẫn sử dụng, tự tạo và bảo quản PTDH của GV.
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu Phương pháp khảo sát: Phương pháp khảo sát:
Dùng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV; Điều tra, trao đổi; Xin ý kiến các chuyên gia.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn sâu 12 CBQL là Hiệu trưởng, 20 GV và 20 HS để hiểu rõ hơn thực trạng và làm sáng tỏ biện pháp quản lý PTDH tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lý PTDH.
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu các quyết định phân công quản lý, các kế hoạch hoạt động quản lý PTDH hàng năm và giai đoạn, báo cáo và thống kê của Hiệu trưởng về công tác quản lý PTDH các trường tiểu học.
Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu
Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý PTDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học.
Xây dựng 4 mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 1,2,3,4): Mẫu 1 và mẫu 3: Phiểu trưng cầu ý kiến dành cho GV. Mẫu 2 và mẫu 4 : Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL.
Khảo sát trên 3 nhóm khách thể gồm 24 CBQL, 60 GV, 12 nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị và 60 HS.
Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
Xử lý số liệu:
Qua điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi và kết hợp hỏi ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trường tiểu học thị xã Sông Cầu; nghiên cứu các báo cáo và tài liệu liên quan; tùy theo từng nội dung, từng loại phiếu để tổng hợp, tính điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm, phân tích số liệu thu được và đánh giá, rút ra thực trạng và tìm nguyên nhân hạn chế về PTDH và quản lý PTDH tại các trường tiểu học thị xã Sông Cầu.
Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung quản lý PTDH; tác giả quy ước chuẩn để đánh giá, nhận xét mức độ theo điểm trung bình (TB) của 04 mức, cụ thể như sau:
0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Yếu Trung bình Khá Tốt
Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:
Điểm trung bình (của yếu tố) = ( 3A+2B+1C+0D): N
Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu. N là tổng số người được hỏi.
Định khoảng là 1,5 ( trung vị).
Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó:
Tốt: 2,5 ≤ ≤ 3 Khá: 2≤ < 2,5
Yếu: 1 < < 1,5
2.1.4. Khách thể khảo sát
Để đánh giá lại thực trạng PTDH và công tác quản lý PTDH của các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sông Cầu, chúng tôi đã tiến hành điều ra bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã xây dựng 04 bộ phiếu hỏi tiến hành điều tra, khảo sát và trưng cầu ý kiến 04 nội dung về PTDH và quản lý PTDH như: Sự nhận thức về sự cần thiết của PTDH đối với quá trình dạy học, việc trang bị, sử dụng và bảo quản PTDH dành cho 03 nhóm đối tượng là Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phụ trách thư viện thiết bị của 12 trường tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Sông Cầu. Cụ thể, số lượng là 24 CBQL, 60 GV và 12 nhân viên phụ trách Thư viện, thiết bị.
2.1.5. Thời gian khảo sát
Thời gian: Khảo sát tháng 6 năm 2019.
2.2. Khái quát về kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tỉnh Phú Yên
2.2.1. Khái quát về kinh tế-xã hội của thị xã Sông Cầu
Thị xã Sông Cầu gồm có 14 đơn vị hành chính (04 phường và 09 xã), có quốc lộ 1A chạy qua hầu hết các xã, phường.
Sông Cầu có diện tích 492,8 km2 với địa hình đa dạng (đồi núi, đồng bằng, biển). Bờ biển Sông Cầu dài 80 km, với 15.700 km2 mặt nước, vùng biển ở đây có nhiều vịnh, đầm với bãi cát đẹp, nhiều nơi chưa được khai thác, còn nguyên vẻ hoang sơ, đây là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch biển trong tương lai.
Khí hậu Sông Cầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt.
thị xã Sông Cầu năm 2019), hầu hết là dân tộc Kinh, dân số phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn (thành thị: 31.741 người; nông thôn: 67.691 người), với mật độ bình quân 201 người/km2.
Nguồn: Trích Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã Sông Cầu lần thứ XII nhiệm kỳ 2010-2015 đánh giá:
Lĩnh vực kinh tế
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng các ngành theo giá trị sản xuất đạt 16,2%; tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn đạt 299.732 triệu đồng, tăng 137,13% chỉ tiêu tỉnh giao, đạt 114,66% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao và tăng 72,85% so với năm trước; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 4.200 tỷ đồng.
Văn hóa - xã hội ở thị xã Sông Cầu có nhiều phát triển, đời sống tinh thần và vật chất của người dân cũng được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả khả quan; tỷ lệ nghèo giảm từ 18,5% (năm 2011) xuống 9,05% (cuối năm 2016) và đang phấn đấu giảm dưới 5% (vào cuối năm 2020). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an xã hội được đảm bảo, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. GDĐT thị xã Sông Cầu luôn được sự quan tâm đầu tư phát triển, với hệ thống trường lớp được xây dựng từng bước kiên cố, khang trang. Công tác xã hội hóa giáo dục luôn được quan tâm, đang thúc đẩy công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và từng bước đổi mới toàn diện GDĐT theo đúng lộ trình mà Trung ương Đảng đã đề ra.
Kinh tế thị xã Sông Cầu đang phát triển và chuyển dịch từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiêp, dịch vụ và du lịch. Nhờ sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nên nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên và làm
tăng nhu cầu giáo dục. Đây chính là điều kiện lý tưởng, tác động trực tiếp đến sự phát triển GDĐT ở thị xã Sông Cầu.
Về giáo dục
Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nên hầu hết các trường học trên địa bàn thị xã nói chung và các trường tiểu học nói riêng được xây dựng kiên cố, khang trang. Các trường tiểu học được xây dựng ở trung tâm các xã, phường, nơi có sự phân bố dân cư đông nhất. Ngoài ra, ở những vùng nông thôn, nơi cách xa trung tâm xã, phường, cũng được đầu tư xây dựng các điểm trường kiên cố với đầy đủ công trình phụ tiện nghi. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu giáo dục của con em người dân trong địa phương.
2.2.2. Tình hình giáo dục tiểu học thị xã Sông Cầu
2.2.2.1. Quy mô phát triển trường, lớp và học sinh trong 4 năm gần đây
Bảng 2.1 Quy mô giáo dục tiểu học thị xã Sông Cầu qua các năm học
Năm học Số Trường Số Lớp Số HS Số GV Số NV Số CBQL
2015 -2016 21 365 8833 529 54 44
2016 -2017 21 355 8308 522 53 45
2017-2018 20 350 8335 552 55 39
2018 -2019 20 343 8518 500 50 37
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sông Cầu 2019)
Từ bảng thống kê trên ta thấy, từ năm học 2015-2016 đến năm học 2018 -2019 số trường có giảm 1 trường, số lớp tăng 69 lớp, nhưng số học sinh giảm 315 em, số giáo viên giảm 29 giáo viên, số nhân viên giảm 4 người, số CBQL giảm 7 người. Nhìn chung số lượng đội ngũ CBQL là Hiệu trưởng vẫn
nên ít nhiều có sự quá tải công việc gây ảnh hưởng đến chất lượng chung.
2.2.2.2. Về chất lượng giáo dục tiểu học
Nhìn chung chất lượng giáo dục tiểu học ở thị xã Sông Cầu từ năm học 2015 - 2016 đến 2018 - 2019 có tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học tương đối ổn định; học sinh lớp 5 “Hoàn thành chương trình tiểu học” luôn đạt tỷ lệ 100%, thể hiện cụ thể qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục học sinh tiểu học thị xã Sông Cầu từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2018 - 2019 Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành chương trình lớp học (%) Chưa hoàn thành chương trình lớp học (%) Hoàn thành chương trình tiểu học (%) Chưa hoàn thành chương trình tiểu học (%) Ghi chú 2015 - 2016 8833 8803 (99.6%) 30 (0.4%) 1824 (100%) 0 (0%) Không tính 24 em khuyết tật 2016 - 2017 8308 8287 (99.7%) 21 (0.3%) 1817 (100%) 0 (0%) Không tính 28 em khuyết tật 2017 - 2018 8335 8323 (99.8%) 17 (0.2%) 1855 (100%) 0 (0%) Không tính 37 em khuyết tật 2018 - 2019 8518 8501 (99.9%) 12 (0.1%) 1660 (100%) (0%) Không tính 41em khuyết tật
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sông Cầu 2019)
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ chất lượng Hoàn thành chương trình lớp học qua các năm học được tăng lên, cụ thể năm học 2018 - 2019 tăng 0.1% so với năm học 2017 - 2018, tăng 0.2% so với năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017. Tỉ lệ học sinh chưa Hoàn thành chương trình lớp học năm học 2018-2019 giảm 0.3% so với các năm học trước.
Trường đạt chuẩn quốc gia: 8/20 trường tỉ lệ 40%, các trường còn lại đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
2.2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học
Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đội ngũ
CBQL, giáo viên luôn có ý thức phấn đấu, không ngừng học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác. Đội ngũ CBQL, giáo viên nói chung và đội ngũ CBQL, giáo viên trường tiểu học nói riêng luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, hướng đến chuẩn hóa để phù hợp với yêu cầu chung của ngành GDĐT.
Đối với đội ngũ CBQL, giáo viên trường tiểu học có năng lực tổ chức các
hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân về điều kiện kinh tế, xã hội; đội ngũ CBQL, giáo viên vẫn còn một số hạn chế và chất lượng giáo viên phân bố không đồng đều giữa các trường. Thể hiện cụ thể qua bảng 2.3
Bảng 2.3 Bảng thống kê trình độ, nghiệp vụ của giáo viên và nhân viên tính đến cuối năm học 2018-2019
Stt Đối tượng Tổng số Tiêu chuẩn Số lượng (%) Ghi chú
01 Giáo viên 500 Trên chuẩn 455(91%) Chuẩn 41(8.2%) Dưới chuẩn 4(0.8%) Quy hoạch CBQL 40(8%)
Chưa được bồi dưỡngQLGDvà trung cấp chính trị 02 Nhân viên 50 Trên chuẩn 35(70%) Chuẩn 11(22%)
2.2.2.4. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học
Bảng 2.4 Bảng thống kê cơ sở vật chất tính đến cuối năm học 2018-2019
Tổng số trường Tổng số phòng học Trong đó Phòng chức năng Kiên cố Bán kiên cố Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Văn phòng Y tế Truyền thống và HĐ Đội Phòng họp Thư viện Thiết bị 20 310 251 59 20 20 17 14 16 14 19 16
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sông Cầu)
Phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là thiết bị dạy học kĩ thuật hiện đại các trường từng bước cũng được tăng cường đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới những năm tiếp theo. Hiện nay, các trường tiểu học đều có trang bị mạng internet, máy tính và đầu chiếu Projector để phục vụ công tác quản lý, làm việc và dạy học ( chủ yếu ở các điểm rường chính). Toàn thị xã có 11/20 thư viện trường tiểu học, TH&THCS đạt chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GDĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
2.3. Thực trạng phương tiện dạy học tại các trường tiểu học, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên