Các hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.1.4. Các hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một hệ thống KSNB dù có hoàn hảo tới đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng nhất định, xuất phát từ các nguyên nhân như:

Thứ nhất, có thể để giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nên đôi khi một số thủ tục KSNB đã không được thiết lập làm cho việc kiểm soát các hoạt động bị yếu, bị thiếu dẫn đến làm giảm tính hiệu lực của hệ thống KSNB.

Thứ hai, có thể hệ thống KSNB chủ yếu được thiết kế để nhằm kiểm soát các sai phạm dự kiến nên hệ thống KSNB có thể sẽ vô hiệu với các sai phạm bất thường chưa tiên liệu trước xảy ra.

Thứ ba, để một hệ thống KSNB vận hành tốt cần có một đội ngũ nhân

viên có trình độ và nhận thức cao và đồng đều (nhân sự phải đạt yêu cầu). Vì vậy, đôi khi do một đơn vị có đội ngũ nhân sự không đồng nhất về nhận thức, hiểu biết, tính kỷ luật,… sẽ khó có thể vận hành tốt hệ thống KSNB cho dù hệ thống KSNB đã được thiết lập đầy đủ.

Thứ tư, có thể hệ thống KSNB sẽ bị vô dụng khi có sự thông đồng giữa

người quản lý với người thừa hành hoặc giữa các cấp quản lý với nhau.

Thứ năm, một hệ thống KSNB có thể rất tốt nhưng tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB sẽ bị đe dọa khi người quản lý lạm quyền hoặc coi trọng hình thức.

Thứ sáu, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ bị đe dọa khi có sự mâu

thuẩn quyền lợi giữa các cấp quản lý hoặc người thừa hành.

Thứ bảy, có thể thủ tục kiểm soát bị bất cập khi điều kiện thực tế thay đổi

dẫn đến không kiểm soát được các sai phạm phát sinh trong thực tế.

Thứ tám, hệ thống KSNB được thiết lập bởi con người và vận hành bởi

18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 25 - 26)